* Dân tộc, dân số và lao động:
Về Dân tộc, trên địa bàn có nhiều dân tộc cư trú cùng nhau, nhưng chủ yếu là dân tộc Nùng (chiếm 52,8%), Tày (41,7%), còn lại là các dân tộc khác: Dao, Kinh, Hoa… chiếm 5,5%. Mỗi dân tộc với phong tục tập quán riêng biệt, thể hiện bản sắc văn hóa, tập quán canh tác riêng. Đặc biệt người Nùng và người Hoa có trình độ canh tác trên đất dốc, trồng cây ăn quả, còn người Tày có kinh nghiệm canh tác lúa nước cho hiệu quả kinh tế cao.
Toàn huyện có 76.452 nhân khẩu, phân bố không đồng đều thường tập trung ở các Thị Trấn, các trục đường giao thông. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,24%. Các xã vùng cao, xa có tỷ lệ tăng dân số cao cộng với sự thiếu đói của người dân đang là sức ép lớn đến rừng và đất đai trong vùng phòng hộ.
Còn về lao động, có 39.240 người đang trong độ tuổi lao động, chiếm 51,3% dân số. Tuy nhiên lao động trong vùng chủ yếu làm nông lâm nghiệp, lực lượng lao động có trìnhđộ thấp và dư thừa rất nhiều, chưa được sử dụng hết. * Tình hình kinh tế:
Đa số là hộ nông dân còn canh tác thuần nông, chủ yếu là sản xuất lương thực mang tính tự cấp tự túc. Các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác chưa hình thành. Đối với sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng trọt là 4.289 ha với
tổng sản lượng 21.619,5 tấn/năm. Cây ăn quả được trồng ở vườn nhà, vườn đồi như: Mận, Hồng, Mơ, Hồi… Ngoài ra nhân dân còn trồng thêm một số loài cây như: Mía, thuốc lá… nhưng diện tích chưa nhiều và không ổn định. Còn đối với chăn nuôi thì có 19.246 con trâu bò, 1.182 con dê, 100 con ngựa, 19.716 con gia cầm các loại. Nhìn chung chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa tương xứng với tiềm năng đất đai trong vùng.
Đối với Lâm nghiệp, ngành Lâm nghiệp của huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương xã và nhân dân tiến hành khoanh nuôi phục hồi, bảo vệ được 1.852,3 ha rừng tự nhiên, công tác trồng rừng những năm gân đây cũng được quan tâm đầu tư nên đã trồng được 7.609,60 ha rừng. Các dự án về lâm nghiệp đã đầu tư ởhuyện là dự án 327, trồng rừng Việt – Đức KfW1, trồng rừng phòng hộ sông Kỳ Cùng. Công tác giao đất giao rừng cho cá nhân tập thể đạt 36.766 ha đạt 69,3% diện tích đất lâm nghiệp trên toàn huyện.
* Tình hình xã hội:
Giao thông của huyện khá thuận lợi, có nhiều trục đường chính chạy qua như: quốc lộ 1A, các đường 1B, 4A, 4B với chiều dái hàng trăm km, đặc biệt có tuyến đường sắt từ Yên Trạch đến Hữu Nghị Quan dài 30 km. Tuy nhiên trong vùng sâu, vùng xa đường giao thông hầu như không có, nếu có cũng chỉ là những đường đất,chất lượng kém.
Về thủy lợi, trong vùng có 10 hồ chứa, 26 đập, 10 trạm bơm. Nhìn chung cơ sở thủy lợi xuống cấp, hiệu quả tưới đạt 60% công suất thiết kế. Về y tế, giáo dục và các ngành thông tin văn hóa khác tuy đã được quan tâm đầu tư những mới chỉ tập trung ở thị trấn, ven các đường lớn. Các vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn chưa đảm bảo để phục vụ đời sống và chăm sóc sức khỏe nhân dân, tình trạng trẻ em bỏ học, mù chữ, tái mù chữ và một số bệnh như: sốt rét, bướu cổ… vẫn xảy ra.
Chương 3