Điều tra lập địa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng việt đức KFW1 tại huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 48 - 49)

- Xây dựng kế hoạch trồng rừng cấp thôn Lập danh sách các đối tượ ng tham gia DA

4.2.2.2. Điều tra lập địa.

Công tác điều tra phân dạng lập địa giúp cho việc xác định loài cây trồng đúng chất đất, trên cơ sở từng loại lập địa A,B,C,D để chọn loài cây trồng phù hợp đảm bảo trồng rừng đạt kết quả cao, chất lượng tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điều tra lập địa là bước công việc mang tính kỹ thuật và thường được thực hiện không liên quan trực tiếp tới sự tham gia của người dân. Nhằm giảm bớt công việc, điều tra lập địa chỉ tiến hành ở những vùng đã được chọn cho trồng rừng. trong quá trìnhđiều tra lập địa, các yếu tố như đá mẹ, đất đai, độ dốc, thực bì sẽ được phân tích, đánh giá và phân loại một cách có hệ thống theo các tiêu chuẩn cụ thể. Tập hợp các yếu tố đó sẽ là các nhóm dạng lập địa trên từng địa bạn cụ thể. Trên cơ sở đặc tính sinh học cụ thể của các loài cây đã được xác định

trong tập đoàn cây trồng của dự án, loài cây trồng trên mỗi nhóm dạng lập địa sẽ được quyết định trên nguyên tắc đất nào cây ấy.

Công tác điều tra lập địa được thực hiện theo quy trình hướng dẫn chung của toàn dự án. Phân loại dạng lập địa căn cứ vào 4 yếu tố chủ đạo là đá mẹ và loại đất, độ sâu tầngđất và tỷ lệ đá lẫn, thực bì chỉ thị và độ dốc. Trong quá trình thực hiện dự án đã phân loại dạng lập địa được 2.746,76 ha đất lâm nghiệp để phục vụ cho công tác trồng rừng, trong đó:

Dạng lập địa A : 332,84 ha Dạng lập địa B : 1.701,03 ha Dạng lập địa C : 548,05 ha Dạng lập địa D : 164,84 ha

Riêng xã Hải Yến không điều tra phân loại lập địa vì địa hình đất đai đồi trọc nhiều chỉ phù hợp với cây thông là chủ yếu (Sau khi đã được sự nhất trí của cố vấn trưởng).

Công tác điều tra lập địa được thực hiện khá tỉ mỉ, song các chỉ tiêu phân loại dễ áp dụng hơn so với một số quy trình khác đã thực hiện trước đây ở Việt Nam, vì vậy tính thực tiễn của quy trình rất cao và có thể áp dụng khá chính xác vào việc lựa chọn tập đoàn cây trồng phù hợp trong cùng dự án. Tuy nhiên cũng nhận thấy một số hạn chế đó là việc ghép nhóm dạng lập địa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ điều tra. Chỉ tiêu nhóm thực bì dễ thay đổi theo thời gian, vì thế kết quả điều tra lập địa không có tính ổn định, có thể không chính xác nếu không được áp dụng ngay sau khi điều tra. Công việc này ít có sự tham gia của người dân địa phương mặc dù quy trình kháđơn gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng việt đức KFW1 tại huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)