III Tham gia học tập
4.3.3.1. che phủ và diễn biến tài nguyên rừng.
* Độ che phủ:
Theo số liệu báo cáo của Ban quản lý dự án huyện Cao Lộc về độ che phủ của rừng trên địa bàn của huyện trong thời gian vừa qua [6, 8] được thể hiện ở biểu4.16như sau:
Biểu 4.16: Độ che phủ của rừng trước và sau dự án.
STT Nội dung 1995 2000 2008
1 Đất có rừng (ha) 1.137 2.371 3.181
2 Độ che phủ (%) 14% 29,18% 39,15%
Từ số liệu thể hiện ở biểu trên cho thấy độ che phủ của rừng trên toàn huyện đã nâng lên rõ rệt, Từ năm 1995 độ che phủ củahuyện là 14% đến khi kết thúc dự án năm 2000 đã tăng lên hơn gấp đôi là 29,18. Năm 2008 độ che phủ tăng lên 39,15%. Kết quả này là một bằng chứng chứng minh sự thành công của dự án. Dự án đã nâng cao dân nhận thức cho người dân về rừng và khuyến khích được người dân tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo về rừng.
* Sinh trưởng và phát triển của rừngdự án:
Dự án đã triển khai trồng trên địa bàn huyện Cao Lộc6 loài cây là: Thông, Hồi, Sa mộc, Trám, Keo, Vối thuốc. Trong đó, Thông mã vĩ trồng thuần loài nhiều nhất, chiếm 85% và hiện nay đã khép tánđang ở giai đoạn tỉa thưa. Sau đó là Hồi chiếm 11%, trong đó có một số diện tích là trồng bổ xung, hiện đang bói quả và chưa khép tán. Trong khuôn khổ của đề tài chỉ tập chung vào điều tra sinh trưởng của cây thông, mỗi tuổi điều tra 03 ô tiêu chuẩn. Kết quả điều tra sinh trưởng của loài thông mã vĩ trồng từ năm 1996 đến năm 2000 được thể hiện ở biểu 4.17 dưới đây.
Biểu 4.17: Sinh trưởng của Thông mã vĩ trồng qua các năm
STT Năm trồng D1.3(cm) Hvn(m) N/ha F M/ha
1 1996 13,8 9,42 1207 0,5951 101,15
2 1997 12,3 8,3 1223 0,6102 73,56
3 1998 11,17 7,2 1300 0,6277 57,54
4 1999 9,93 6,81 1367 0,6482 46,71
Qua số liệu về sinh trưởng của rừng thông dự án cho thấy cây thông rất phù hợp với điều kiện lập địa của huyện, đa số cây là sinh trưởng tốt tạo thành những thảm rừng rất đẹp. Cây trồng từ năm 1996 đến nay đã có chiều cao 9,42 m và đường kính ngang ngực là 13,8 cm, còn cây trồng năm 2000 có chiều cao 5,8m và có đường kính ngang ngực là 8,47 cm. Về trữ lượng, ở rừng thông trồng năm 1996 có 101,15 m3, còn ở rừng trồng năm 2000 có 31,50 m3. Qua kết quả đánh giá về đường kính 1,3m, chiều cao vút ngọn và trữ lượng của rừng thông thuần loài cho thấy sinh trưởng của cây thông mã vĩ hoàn toàn phù hợp với điều kiện lập đại của huyện Cao Lộc, sau khoảng 13 năm rừng thông đã có trữ lượng tương đối lớn. Theo chiều hướng này thì trong một vài năm nữa là người dân có thể tiến hành khai thác nhưa thông để tạo thêm nguồn thu nhậptừ rừng.
* Kết cấu thực vật:
Cây tái sinh dưới tán rừng thông có tuổi từ 9 đến 14 năm rất đa dạng về thành phần loài như: Sau sau, Vỏ rụt, Hóc quang, Kháo, Thẩu tấu, Thành