Trồng và chăm sóc rừng đã trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng việt đức KFW1 tại huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 58 - 61)

III Tham gia học tập

4.2.4. Trồng và chăm sóc rừng đã trồng.

Công tác trồng rừng và chăm sóc rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của dự án. Chính vì vậy, công tác trồng rừng luôn được quan tâm đề cao.

Trên cơ sở diện tích đất đã được giao cho các hộ, trước khi trồng các hộ đã được tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, chất lượng cây con và họ có quyền không nhận cây con khi cây con không đủ tiêu chuẩn quy định. Sau

đó các hộ xây dựng chi tiết kế hoạch tác nghiệp cụ thể như thờigian phát thực bì, cuốc hố, lấp hố, bón phân, trồng rừng và chăm sóc rừng năm thứ nhất. Các bước công việc hoàn thành đều được kiểm tra bởi cán bộ hiện trường, cán bộ phổ cập và nhóm hỗ trợ dự án… Dựa vào quy ước trồng rừng và kế hoạch của thôn bản, cán bộ hiện trường và cán bộ phổ cập thường xuyên đôn đốc để trồng rừng trong thời gian có thời tiết tốt nhất. Sau khi trồng 1-2 tháng, cán bộ kỹ thuật kiểm tra từng lô rừng để xác định lượng cây trồng dặm. Trước khi phúc kiểm kết quả trồng và chăm sóc rừng của Ban quản lý dự án cấp trên thì cán bộ hiện trường, cán bộ phổ cập, nhóm hỗ trợ thôn bản tiến hành nghiệm thu sơ bộ kết quả trồng, chăm sóc rừng đến từng hộ. Công tác trồng rừng của huyện Cao Lộc được kết quả thể hiện ở biểu sau:

Biểu 4.4: Kết quả trồng rừng dự án KfW1 ở huyện Cao Lộc

STT Toàn huyện Hoà Cư Thụy Hùng Hoàng Đồng Gia Cát Yên Trạch Hải Yến I Mục tiêu (ha) 2.850 500 200 390 630 680 450 II Thực hiện (ha) 2.632,40 382,24 102,75 396,82 679,43 747,64 323,52 Tỷ lệ (%) 92,4 76,4 51,4 101,7 107,8 109,9 71,9 1 Thu 1996 18,76 18,76 0 0 0 0 0 2 Xuân 1997 239,14 75,92 50,17 113,05 0 0 0 3 Thu 1997 99,07 21,57 17,06 60,44 0 0 0 4 Xuân 1998 379,17 60,84 22,18 104,68 191,47 0 0 5 Thu 1998 212,69 46,98 0 46,29 119,42 0 0 6 Xuân 1999 753,02 45,98 13,34 33,19 126,3 534,21 0 7 Thu 1999 471,66 88,89 0 0 203,49 179,28 0 8 Xuân 2000 458,89 23,30 0 39,17 38,75 34,15 323,52

Như vậy, huyện Cao Lộc đã trồng được 3.236,4 ha bằng 92,4% mục tiêu đề ra. Trong đó có một số xã thực hiện trên 100% mục tiêu như Hoàng Đồng, Gia Cát, Yên Trạch.Tuy nhiên cũng còn một số xã thực hiện được 2/3 mục tiêu như Hòa Cư và Hải Yến, đặc biệt xã Thụy Hùng chỉ thực hiện được 51,4% mục tiêu. Nguyên nhân chính là do công tác tranh chấp đất đai chậm được giải quyết, do trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn thấp và năng lực làm việc của cán bộ địa bàn chưa tốt nên người dân không thấy được lợi ích từ dự án và không nhiệt tình tham gia.

Về cơ cấu loài cây trồng trong huyện, bao gồm các loài: Thông: 2.236,4 ha; Hồi: 299,66 ha; Sa mộc: 63,68 ha; Trám: 9,11 ha; Vối thuốc: 17,93 ha; Keo: 5,5 ha do 2.206 hộ gia đình thực hiện ở 44 thôn thuộc 6 xã trên địa bàn huyện Cao Lộc, cụthể như sau:

Biểu 4.5: Diện tích các loài cây đã trồng tại huyện Cao Lộc

TT Tên xã Tổng

cộng Số hộ

Diện tích các loài cây trồng (ha)

Thông Hồi Sa mộc Trám Vối thuốc Keo

1 Hòa cư 382,24 337 304,72 56,83 17,99 2,702 Thụy Hùng 102,75 80 46,85 45,73 10,17 2 Thụy Hùng 102,75 80 46,85 45,73 10,17 3 Gia Cát 679,43 578 605,89 63,74 9,80 4 Hải Yến 323,52 267 301,18 22,34 5 Yên Trạch 747,64 600 686,61 61,03 6 Hoàng Đồng 396,82 344 291,27 49,99 35,52 9,11 5,43 5,50 Tổng Cộng: 3.632,4 2.206 2.236,5 299,66 63,68 9,11 17,93 5,5 Tỷ lệ % 100 84,96 11,38 2,42 0,35 0,68 0,21

Loài cây trồng chủ yếu là Thông chiếm tới 85% diện tích, Hồi chiếm 11%, còn lại là các loài cây khác có diện tích trồng không đáng kể.Nguyên nhân chính là do mục tiêu của dự án trong huyện Cao Lộc là trồng rừng trên đất trống đồi

núi trọc nên trồng Thông là phù hợp nhất. Còn trồng Hồi, Trám cần phải có đất tốt và có tiểu hoàn cảnh rừng.

Theo quy trình kỹ thuật thì rừng trồng được chăm đủ 6 lần liên tục trong 3 năm sau khi trồng, mỗi năm 2 lần vào đầu mùa khô (tháng 10 – 11) và đầu mùa mưa (tháng 4 –5). Các lần chăm sóc đãđược tiến hành đúng kỹ thuật, trồng dặm cho đủ mật độ yêu cầu, bón phân theo quy trình, đầu mùa khô đều khôi phục băng cản lửa… Theo kết quả nghiệm thu của Ban quản lý dự án huyện thì hầu hết diện tích rừng trồng được chăm sóc tốt, chỉ có 1,7% diện tích chăm sóc không đạt yêu cầu[6].Qua đây cho thấy công tác lập kế hoạch, quy hoạch và chỉ đạo rất tốt. Có như vậy người dân mới tham gia trồng rừng theo đúng các quy trình kỹ thuật. Kết quả chăm sóc rừng chính là căn cứ để các chủ hộ rút tiền từ các tài khoản tiền gửi, nếu gia đình nào chăm sóc chưa đạt yêu cầu sẽ thông báo cho Ngân hàng đình chỉ quyền rút tiền, cho đến khi nào xác định được gia đình đã sửa chữa xong thiếu sót.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng việt đức KFW1 tại huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)