- Xây dựng kế hoạch trồng rừng cấp thôn Lập danh sách các đối tượ ng tham gia DA
4.2.2.1. Công tác quy hoạch sử dụng đất thôn bản.
Công tác này còn gọi là công tác quy hoạch sử dụng đất vi mô, là bước đầu tiên trong việc lập kế hoạch trồng rừng. Mục đích là sẽ xác định được vùng trồng rừng hợp lý về địa điểm và diện tích cho các hộ tham gia dự án, đáp ứng được nguyện vọng về các nhu cầu sử dụng đất trồng rừng của người dân địa phương, bảo đảm an toàn tối đa cho các khu rừng trồng của dự án, phù hợp với quy hoạch vĩ mô theo lãnh thổ, giúp cho Chính quyền thôn, xã xác định được các vùng đất phục vụ cho từng mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn, lập lại trật tự quản lý đất đai trên địa bàn xã.
Công tác quy hoạch sử dụng đất muốn thu được kết quả thực sự cần phải đạt được những yêu cầu sau:
- Giúp người dân thấy được trách nhiệm của mình đối với việc triển khai dự án trong công tác trồng rừng, chăm sóc và quản lý rừngtrồng.
-Xác định diện tích trồng rừng hợp lý, phù hợp với nguyện vọng người dân. - Phát hiện ra những nguy cơ tranh chấp đất đai và các mâu thuẫn khác để giải quyết kịp thời.
Công tác quy hoạch sử dụng đất vi mô được triển khai ở 6 xã tham gia dự án là: Hoà Cư, Thụy Hùng, Hoàng Đồng, Gia Cát, Yên Trạch, Hải Yến được 41 thôn với diện tíchquy hoạch là 3.200,8 ha để bố trí khu vực trồng rừng dự án và khu vực chăn thả phù hợp với ý nguyện của người dân địa phương, đảm bảo tính an toàn cho các khu vực rừng trồng của dự án, đồng thời qua các cuộc họp dân phổ biến và tuyên truyền cho dân hiểu về quyền lợivà nghĩa vụ của người tham gia dự án, người dân đã cùng cán bộdự án đi thực địa khoanh vùng, đắp sa bàn, xác định vùng trồng rừng, vùng chăn thả, xác định được loài cây trồng rừng...
Tất cả hồ sơ quy hoạch đều được làm kỹ từ thôn bản, có người dân tham gia (phương pháp PRA). Sau đó tổng hợp, UBND xã lập tờ trình, Ban quản lýdự án huyện và tỉnh thẩm định, các ngành chuyên môn của huyện đóng góp ý kiến,
chỉnh lý, trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt theo thẩm quyền. Tất cả diện tích đã trồng đều thuộc quy hoạch đã được UBND huyện phê duyệt. Do đó, đảm bảo tính pháp lý khi giao quyền sử dụng đất cho dân, góp phần quyết định sự tồn tại bền vững của rừng thành quả.
Nhìn chung, quy hoạch thôn bản phù hợp với chương trình phát triển lâu dài của địa phương và nguyện vọng của nhân dân sở tại. Các quy hoạch này đều đã được tôn trọng khi xây dựng các kế hoạch chiến lược tổng quan khác thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp.
Tuy nhiên trong công tác quy hoạch thôn bản cũng có một số tồn tại cần khắc phục. Thời gian 4 ngày là còn ítđể thực hiện các hoạt động chính của công tác quy hoạch, trình độ dân trí thấp nên nhiều nơi dân không hiểu được những khái niệm mang tính chất chuyên môn, cán bộ hiện trường can thiệp quá sâu vào các hoạt động của người dân làm cho người dân không có điều kiện bày tỏ quan điểm, chưa quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững tài nguyên rừng và chu kỳ kinh doanh của mỗi loài cây.