Cung cấp tài khoản tiền gửi cho các hộ trồng rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng việt đức KFW1 tại huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 61 - 63)

III Tham gia học tập

4.2.5. Cung cấp tài khoản tiền gửi cho các hộ trồng rừng.

Về bản chất chỉ là công đoạn thanh toán chi phí nhân công cho các hộ đã trồng rừng, nhưng dự án đã lựa chọn một cách làm tốt hơn, để người dân cảm thấy được tôn trọng và có trách nhiệm với kết quả công việc của mình. Dự án đã cung cấp tài khoản tiết kiệm cho nông dân tham gia trồng rừng để khuyến khích người nông dân trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp của vùng dự án. Điều này cũng tính đến hoàn cảnh của nhiều hộ dân không đủ tiền vốn đầu tư. Sau khi cuốc hố để trồng cây theo quy định, dự án đã bắt đầu chuyển tiền cho họ theo định mức đã công bố số tiền trước. Trả vào tài khoản của họ và sẽ được hưởng trong suốt thời gian dự án kể cả lãi suất. Nông dân sẽ yên tâm đây là tiền của mình, xóa bỏ tâm lý đi làm thuê lấy tiền của người dân miền núi.

Việc thanh toán công lao động biến động tùy theo loài cây và mật độ trồng. Suất đầu tưlà 2.240.000 đồng/ha Thông và 1.200.000 đồng/ha đối với các

loài cây khác cho công trồng và chăm sóc. Chủ tài khoản là người nông dân tham gia trồng rừng dự án, có quyền sử dụng tài khoản tiền gửi trong thời hạn 8 năm, năm thứ nhất sau khi trồng chủ tài khoản có thể rút 15% số tiền gốc cùng toàn bộ lãi từ khi mở tài khoản đến thời điểm rút theo lãi suất thị trường. Số còn lại cộng lãi của từng năm có thể rút trong 7 năm còn lại thành từng phần bằng nhau.

Tình hình thực hiện dự án của các hộ nông dân tham gia được cán bộ dự án theo dõi chặt chẽ, kết quả thực hiện qua một năm thể hiện bằng biên bản nghiệm thu ký kết giữa Ban quản lý dự án huyện và các hộ làm cơ sở cho việc rút tiền từ tài khoản tiết kiệm. Nếu các hoạt động trồng và chăm sóc rừng của các hộ đảm bảo yêu cầu của dự án thì họ sẽ được rút tiền theo định kỳ đã được quy định, nếu quá trình thực hiện không đảm bảo yêu cầu của dự án thì các hộ gia đình sẽ bị tạm đình chỉ quyền rút tiền từ tài khoản, số tiền này vẫn được tính lãi theo lãi suất huy động vốn của Ngân hàng tại thời điểm đó. Trong thời gian đó các hộ có nghĩa vụ phải chăm sóc rừng, trồng dặm (nêu có) theo hướng dẫn của dự án và sauđó sẽ được tiếp tục nghiệm thu đánh giá làm cơ sở cho việc rút tiền. Trong trường hợp hộ gia đình không thực hiện các quy định của dự án thì số tài khoản tiền gửi của họ tại Ngân hàng sẽ được đóng lại vĩnh viễn, hộ gia đình đó không có quyền rút bất cứ một khoản tiền nào từ tài khoản [5].

Từ năm 1996 đến 12/2000 tổng số tài khoản tiền gửi Ban quản lý dự án huyện đã mở là 2.245 sổ với số tiền gốc ban đầu là 5.871.500.800 đồng. Tính đến ngày 30/06/2001 số tiền lãi là 259.036.110 đồng, tổng số tiền đã rút cả gốc và lãi là 5.801.339.000đồng, số tiền còn dư tại ngân hàng là 329.197.910đồng.

Trong quá trình thực hiện có 39 sổ tiền gửi với số tiền 78.347.442 đồng bị thu hồi nộp về tỉnh vì các hộ không chấp hành đúng các quy định của dự án. Phần lớn là do tranh chấp đất đai nên đã không tiếp tục tiến hành trọn vẹn nghĩa vụ đối với dự án.Cụ thểkinh phí hỗ trợ cho từngxã như sau:

Biểu 4.6: Kinh phí hỗ trợ nông dân thông qua tài khoản tiết kiệm STT Tên xã Diện tích (ha) Số tài khoản Số tiền (ngànđồng) Bình quân 1TK (ngànđồng) 1 Toàn huyện 2.632,4 2.206 5.801.339 2.630 2 Hoà Cư 382,24 337 828.001 2.457 3 ThụyHùng 102,75 80 185,655 2.321 4 HoàngĐồng 396,82 344 857.239 2.492 5 Gia Cát 679,43 578 1.518.229 2.627 6 Yên Trạch 747,64 600 1.680.644 2.801 7 Hải Yến 323,52 267 731.571 2.740

Hình thức lập sổ tài khoản hỗ trợ người dân là một phương pháp quản lý mà dự án KfW1 áp dụng khá thành công đối với huyện Cao Lộc, cách làm này đã giúp cho người dân làm quen vớiNgân hàng, làm quen với việc tiết kiệm tiền thông qua hệ thống tài khoản của Nhà nước. Nguồn tiền được rút làm nhiều kỳ đã kích thích người dân tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ rừng. Người dân trực tiếp rút tiền từ ngân hàng tránh các khâu trung gian, thất thoát và các hiện tượng tiêu cực.

Tuy nhiên, do nhận thức còn nhiều hạn chế nên giai đoạn đầu người dân trong vùng dự án còn chưa hiểu rõ cơ chế quản lý của dự án, phương thức quản lý tài khoản và lãi suất định kỳ còn phức tạp. Sự phối hợp giữa Ngân hàng và Ban quản lý dự án nhiều khi chưa đồng bộ. Số tiền qua mỗi lần rút không nhiều nên không giúp được người dân sử dụng vào những việc lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng việt đức KFW1 tại huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)