Chống xói mòn đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng việt đức KFW1 tại huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 82 - 83)

III Tham gia học tập

4.3.3.2. Chống xói mòn đất.

Xói mòn là quá trình lấy đi lớp đất mặt, đây là lớp đất quan trọngnhất, các chất dinh dưỡng tập trung ở đây nhiều nhất. Lớp đất này có ý nghĩa quyết định đến năng suất, chất lượng cây trồng. Để đánh giá được khả năng chống xói mòn của rừng dự án ta tiến hành so sánh lượng đất mất hàng năm của rừng Thông dự án với thảm cỏ cây bụi, nơi đất làm nương bỏ hoang có cùng độ dốc là 240 (độ dốc bình quân của vùng dự án) có chiều dài sườn dốc là chiều dài chuẩn, không có các biện pháp chống xói mòn. Từ đó ta tính được lượng đất mất hàng năm như sau:

Biểu 4.20: Lượng đất mất hàng năm trên các hiện trạng đất khác nhau.

Hiện trạng đất A R K L S C P

Thông thuần loài 27,22 697 0,23 0,5 12,74 0,0108 1 Thảm cỏ + cây bụi 34,03 697 0,23 0,5 12,74 0,0135 1 Nương bỏ hoang 116,4 697 0,23 0,5 12,74 0,0462 1 0 20 40 60 80 100 120 Thông thuần loài Thảm cỏ + cây bụi Nương bỏ hoang Lượng đất mất (T/ha/năm) Lượng đất mất (T/ha/năm)

Hình 4.6: Biểu đồ lượng đất mất ở các trạng thái khác nhau

Qua biểu 3.26 cho thấy lượng đất mất dưới tán rừng thông thuần loài là 27,22 tấn/ha/năm, còn ở thảm cỏ + cây bụi lượng đất mất cao hơn (34,03

tấn/ha/năm), tuy nhiên vẫn nằm ở cấp I trong bảng tiêu chuẩn phân cấp xói mòn của Việt Nam [19]. Tức là hàng năm 1 ha rừng thông làm giảm được 6,81 tấn đất bị mất đi so với nơi có thảm cỏ+ cây bụi. Với diện tích rừng thông mà dự án đã trồng là 2.632,5 ha sẽ làm giảm một lượng đất tương đối lớn 17.927,33 tấn/năm. Với đất nương bỏ hoang thì chênh lệch này còn lớn hơn rất nhiều đó là 89,23 tấn/ha/năm. Việc trồng rừng của dự án đã có những tác động tích cực rõ rệt đến việc hạn chếxói mòn, bảo vệ đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng việt đức KFW1 tại huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)