III Tham gia học tập
4.3.2.2. Tác động đến việc thu hút lao động và cơ cấu sử dụng thời gian của các h ộ.
Giải quyết được vấn đề về lao động chính là làm tăng thêm thu nhập cho người dân và giảm những tác động tiêu cực trong xã hội. Qua kết quả điều tra phỏng vấn 30 hộ dân thì cơ cấu lao động và thời gian sử dụng cho các công việc đã có sự thay đổi rõ rệt. Kết quả được thể hiện ở biểu sau:
Biểu 4.15: Cơ cấu sử dụng thời gian làm việc trong năm. Thời điểm Làm ruộng,
màu Làm nương Vườn quả Làm rừng Nhàn rối, việc khác Trướcdự án 98 90 70 0 102 Hiện nay 95 35 120 51 59
Qua biểu nhận thấy thời gian làm ruộng thay đổi không đáng kể, thời gian làm nương saudự án đã giảmgần 2/3 thời gianso với trước dự án. Nguyên nhân chính là người dân đã nhận thức được lợi nhuận đem lại từ nương rẫy không cao và thời gian canh tác không lâu chỉ được 2 – 3 năm là đất bạc màu, cộng với quá trìnhđốt rừng làm nương rẫy đã làm cho đất bị xói mòn, suy thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính bền vững sinh thái trong vùng. Thời gian dành cho chăm sóc vườn cây ăn quả và làm nghề rừng đã tăng lên đáng kể, người dân đã nhận thức được lợi ích kinh tế và tính bền vững từ việc trồng rừng và đa dạng hóa các loài cây trồng nên đã tích cực đầu tư vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó do được đầu tư vốn, trình độ nhận thức và trình độ khoa học kỹ thuật được nâng lên nên người dân đã sử dụng được nhiều thời gian lao động vào tăng gia sản xuất hơn. Chính vì vậy, thời gian nhàn rỗi và làm việc khác đã giảm đi nhiều. Điều này chứng tỏ dự án KfW1 trên địa bàn đã làm thay đổi cơ cấu sử dụng thời gian của người dân và sử dụng được thêm nhiều lao động hơn, huy động được nhiều hơn thời gian nhàn rỗi trong nhân dân.