Giải pháp để duy trì và phát triển dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng việt đức KFW1 tại huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 86 - 87)

III Tham gia học tập

4.4.1. Giải pháp để duy trì và phát triển dự án.

Trong thời gian vừa qua Ban quản lý dự án phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đặc biệt là người dân để duy trì và phát triển dự án, đầu tư nhiều công sức và tiền vào dự án để xây dựng rừng và giúp người dân tiếp cận với một nghề mới đó là nghề rừng. Đến naydự án đã kết thúc, songđểbảo vệ và phát huy những thành quả dự án trong thời gian tới trong khuôn khổ của đề tài xinđề xuất một số giải pháp như sau:

1. Cần tiếp tục tuyên truyền và phổ biến cho người dân hiểu rõ Quyết định số 162/1999/QĐ-TTg ngày 7 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chính sách hưởng lợi của các hộ gia đình, cá nhân tham gia dự án trồng rừng bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, để người dân yên tâm bảo vệ vàchăm sóc diện tích rừng đã trồng.

2. Tiếp tục duy trì đội ngũ cán bộ hiện trường và cán bộ phổ cập viên trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ nông dân trong các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và kinh doanh rừngsau khi dự án kết thúc.

3. Chính quyền địa phương phối hợp với các Ban Ngành liên quan hỗ trợ giúp đỡ người dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với các khu rừng đã trồng. Các biện pháp chủ yếu hiện nay là tỉa cành, tỉa thưa, phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh hại rừng, phương thức khai thác. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của người dân làm nghề rừng để đảm bảo nghề rừng phát triển theo hướng ổn định bền vững, đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

4. Giúp đỡ người dân xây dựng các hiệp hội nông dân làm nghề rừng để họ có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh nghề rừng. Tạo ra lượng sản phẩm đủ lớn và liên tục để có thể ký hợp đồng cung cấp cho các nhà máy, xí nghiệp. Giảm sự ép giá của các tư thương.

5. Đối với rừng thông cần thực hiện thường xuyên các biện pháp phòng trừ sâu róm thông, không chỉ dừng lại ở tuyên truyền, tập huấn cho người dân mà phải có các biện pháp phòng trừ tổng hợp để ngăn chặn được những trận dịch sâu róm thông đang ngày càng gia tăng trên địa bàn.

6. Khi có điều kiện cần đưa các chương trình, dự án khác vào để hoàn thiện kết cấu hạ tầng như: đường giao thông, điện, chương trình nước sạch nông thôn, xây dựng trường học, trạm xá… đểnâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

7. Có quy hoạch phát triển nghề rừng dài hạn trong phạm vi huyện nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng. Chuẩn bị phương án đầu ra cho sản phẩm từ rừng như nhựa thông, củi, gỗ thông… để người dân làm nghề rừng đỡ bị thiệt thòi khi có sản phẩm đem bán, đảm bảo cho người dân sống được bằng nghề rừng.

8. Thực hiện đúng theo quy hoạch sử dụng đất vi mô mà dự án phối hợp cùng người dân địa phương đưa ra để đảm bảo cho việc phát triển cân đối các ngành nghề, người dân có điều kiện lấy ngắn nuôi dài. Ngoài việc quan tâm đến người dân tham gia dự án cũng cần quan tâm đến người dân sống trong vùng dự án. Giải quyết triệt để việc tranh chấp đất đai trong nhân dân để hạn chế việc phá hoại và đốt rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng việt đức KFW1 tại huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)