III Tham gia học tập
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Qua quá trình thu thập và phân tích các tài liệu, số liệu điều tra về quá trình thực hiện và những kết quả đạt được của dự án cho thấy dự án KfW1 tại huyện Cao Lộc đã thành công tốt đẹp. Nguyên nhân chính là dự án đã có một hệ thống Ban quản lý chặt chẽ và khoa học từ trung ương đến cơ sở, các bước quy hoạch,kế hoạch thực hiện và giám sát rất khoa học, nghiêm túc. Điều quan trọng hơn làdự án đãđápứng được 3 mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trong vùng dự án.
Qua việc phân tích đánh giá bối cảnh ra đời và tổng quát những hoạt động của dự án ở hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, đánh giá các hoạt động của dự án tại huyện Cao Lộc cho thấyđây là một dự án cụthể và chặt chẽ từ khâu tổchức, quản lý, xây dựng kế hoạch cho đến quá trình thực hiện các hoạt động cụ thể và giám sát, đánh giá tất cả các công đoạn của dự án. Đó là nguyên nhân dự án đã đạt được hiệu quả cao, phù hợp với yêu cầu của địa phương và đem lại lợi ích thiết thực cho người thực hiện dự án.
Đề tài bước đầu đánh giá một số tác động của dự án đến phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã rút ra một sốkết luận chủyếunhư sau:
- Về kinh tế: dự án đã góp phần làm thay đổi cơ cấu thu/chi của người dân trong vùng dự án. Thay đổi cơ cấu sửdụng đất trong vùng dự án và phương pháp sản xuất của các hộ dân theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Kết quả là đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướngổn định bền vững, tăng thêm nguồn thu nhập, đời sống người dân ổn định hơn và nhiều gia đình đã mua sắm được những vật dụng, phương tiện có giá trị trong gia đình.
- Về xã hội: dự án đã góp phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân, thu hút thêm lực lượng lao động trong vùng dự án vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi… kéo theo làm cơ cấu sử dụng lao động cũng thay đổi. Người dân được tiếp cận với tiến bộkhoa học kỹthuật trong công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Dự án đã làm cho người dân nhận thấy ý thức và vai trò của mình trong việc chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng. Tạo điều kiện cho người dân chủ động tham gia các hoạt động của dự án để sau này người dân có thể được làm chủ trên chính mảnh đất của mình. Mặt khác dự án vào đã góp phần cải thiện đới sống và sựbình đẳng vềgiới cho người dân miền núi.
- Về môi trường: dự án đã góp phần tăng thêm che phủ cho huyện Cao Lộc, tạo điều kiện cho cây bản địa tái sinh và phát triển, hạn chế được xói mòn và cải thiện nguồn nước, tiển khí hậu của vùng dự án. Đây chính là những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dựán còn có một sốvấn đềtồn tại sau: - Dự án mới chỉ tập trung vào người dân tham gia dự án mà chưa chú ý đến người dân sống trong vùng dự án.
- Do trìnhđộ dân trí thấp nên không hiểu được những khái niệm mang tính chất chuyện môn. Mặt khác thời gian dành cho quy hoạch và điều tra lập địa còn ít, cán bộ hiện trường can thiệp quá sâu vào các hoạt động của người dân làm cho người dân không có điều kiện bày tỏ quan điểm.
- Dự án cũng chưa quan tâm đến lợi ích của trồng rừng hỗn loài và tác hại của sâu róm thông nên trong quá trình thực hiện dự án đã không tính đến việc phá hoại của sâu bệnh trong tương lai. Chính vì vậy, trong những năm gần đây sâu róm hại thông đã phá hoại nhiều diện tích thông làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và mất cân bằng sinh tháiởrừng thông thuần loài.
Từnhữngphân tích đánh giá tình hình thực hiện và những tác động của dự án, đề tài đã đề xuất 8 giải pháp thiết thực nhằm tiếp tục duy trì và bảo về thành
quả của dự án tại địa phương, đồng thời rút ra 11 bài học kinh nghiệm để triển khai các dự ántương tựkhácnhư đã nêu trên.
5.2. TỒN TẠI.
Do điều kiện thời gian có hạn và với mức độ một luận văn Thạc sỹ đã thu thập và phân tích một sốchỉtiêu đánh giá tác động của dự án đến kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên vẫn còn nhiều chỉ tiêu khác chưa thu thập và phân tích được.
Do chu kỳ kinh doanh của các loài cây trồng trong dự án dài nên mới chỉ đánh giá được những tác động trước mắt mà chưa có điều kiện để phấn tích những tác động lâu dài và đầy đủ trong cả một chu kỳ kinh doanh.
Chưa có điều kiện tính toán chính xác hiệu quả kinh tế thông qua việc tính toán trữ lượng rừng thông các năm và thu nhập từ các sản phẩm là nhựa thông và gỗ.
Trong quá trình thực hiện phỏng vấn chỉ tập trung vào xã Thạch Đạn mà không thu thập được thông tin từ các xã còn lại. Vì vậy kết quả đánh giá này chỉ mang tính cơ bản, chưa phản ánh đầy đủ và toàn diện các tác động của dự án trong các điều kiện cụthể mỗi vùng.
Đề tài chỉ tập trung đánh giá các tác động của dự án đến đối tượng tham gia dự án mà chưa đánh giá tác động của dự án đến các đối tượng khác nhau, cả trong và ngoài phạm vi củadự án.
Các tác động của dự án được phản ánh qua nhiều mặt khác nhau, có cả mặt tích cực và có cả mặt tiêu cực. Tuy nhiên do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nênchưa phân tích nhiều về tác động tiêu cực.
5.3. KIẾN NGHỊ.
Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của dự án trong một thời gian dài hơn và trên phạm vi rộng lớn hơn. Để từ đó có thể đánh giá được tác động của dự án toàn diện và sâu sắc. làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả những dự án thực hiện sau này.
Dự án này đã đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân và chính quyền địa phương, họ rất đồng tình và tích cực tham gia các hoạt động của dự án. Vì vậy, nên tiếp tục thực hiện những dự án kiểu như dự án KfW1 này ở các địa phương có điều kiện tương tự. Vềcây trồng của dựán nên trồng thêm các loài cây có chu kỳkinh doanh ngắn ngày như keo, mỡ… và phải trồng hỗn giaođể hạn chếphần nào rủi ro và làm cho người dân nhanh chóng có thu nhập từrừng.
Các cấp chính quyền, các ban ngành liên quan cần phối hợp với cơ quan chuyên môn thường xuyên thực hiện các biện pháp kịp thời ngăn chặn sâu róm phá hoại rừng thông, tránh để xảy ra dịch hại làm giảm năng suất, chất lượng rừng trồng./.