Phương pháp thu thập số liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng việt đức KFW1 tại huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 35 - 38)

*Phương pháp chuyên gia:

- Tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học về các vấn đề có liên quan.

- Trao đổi thông tin với cán bộ và người dân tham gia thực hiện dự án trồng rừng Việt - Đức tại tỉnh Lạng Sơn.

* Kế thừa các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm:

- Những thông tin về dự án, các văn bản của nhà nước như các văn bản pháp luật, các nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ,hiệp định ký kết củadự án, quyết định thực hiệndự án.

- Các chính sách về khoa học công nghệ. - Chính sách về thị trường thương mại.

- Các báo cáo, hồ sơ thiết kế, theo dõi giám sát và các báo cáo tổng kết thường kỳ củadự án.

- Diễn biến tài nguyên rừng và đất rừng qua từng năm thực hiện.

- Bản đồ hiện trạng, bản đồ qui hoạch, bản đồ thổ nhưỡng, văn kiệndự án. -Điều kiện kinh tế, xã hội, tài nguyên rừng vùng dự án.

- Các qui trình, qui phạm, các kết quả nghiên cứu và bảng biểu có liên quan đến dự án.

*Phương pháp điều tra:

Điều tra phỏng vấn người dân áp dụng một số phương pháp sau:

-Điều tra phỏng vấn linh hoạt (phương pháp PRA) điều tra 30 hộ gia đình tham gia dự án được lựa chọn theo kết quả điều tra sơ bộ và tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn phụ tráchdự án.

Trong quá trìnhđiều tra kinh tế hộ gia đình sử dụng phương pháp PRA có nhiều công cụ được thực hiện, nhưng trong khuôn khổ đề tài để thu thập thông tin cần thiết từ người dân thì 2 công cụ được sử dụng chủ yếu đó là họp dân và phỏng vấn linh hoạt đối với từng hộ gia đình, từng cá nhân đây là phương pháp đã được lựa chọn.

Họp dân là khoảng thời gian được người dân tham gia với số lượng đông đảo tại buổi họp mọi người chủ động đưa ra ý kiến của mình và cùng nhau trao đổi. Kết quả quan trọng là phân loại hộ gia đình theo các tiêu chí do chính người dân đưa ra trước và sau khi thực hiệndự án.

Phỏng vấn linh hoạt: đây là phương pháp điều tra được sử dụng để giao tiếp với người dân và cán bộ địa phương nhằm thu thập những thông tin cần thiết trong việc đánh giá tác động của các dự án nông - lâm nghiệp, với phương pháp phỏng vấn định hướng và bán định hướng đặt người dân vào quá trình đàm thoại qua một loạt câu hỏi thích hợp giữa người phỏng vấn với người được phỏng vấn.

* Điều tra kinh tế: Phỏng vấn 30 hộ gia đình đã tham gia dự án, với mức độ giàu nghèo khác nhau và được chia làm 3 nhóm hộ, trong đó hộ khá 10 hộ, trung bình 10 hộ và nghèo 10 hộ. Các thông tin phỏng vấn được ghi vào phiếu điều tra theo mẫu(phụ biểu số 12).

* Điều tra xã hội:

Để đánh giá tác động của dự án về mặt xã hội bằng cách sử dụng các phương pháp và công cụ có người dân tham gia nhờ bộ câu hỏi ghi trong phiếu điều tra để thu thập thông tin và từ Ban quản lý dự án tỉnh, huyện. Chỉ tiêu thu thập tập trung vào mức độ tham gia của người dân, thu hút lao động địa phương, cơ cấu sử dụng thời gian lao động trong năm, cơcấu thu nhập/chi phí, vấn đề về giới.

* Điều tra môi trường:

Căn cứ vào hiện trạng, tình hình triển khai thực hiện dự án trên địa bàn, tiến hành điều tra một số chỉ tiêu cơ bản mà dự án tác động đến: Kết cấu thực vật, độ che phủ, khả năng chống xói mòn, khả năng giữ nước, tiểu khí hậu rừng, tình hình sâu bệnh hại v.v… Phương pháp thu thập số liệu như sau:

Căn cứ vào bản đồ hiện trạng, bản đồ qui hoạch và thiết kế trồng rừng các năm của dự án, dự kiến vị trí và số lượng ô mẫu cho từng diện tích rừng kết quả khảo sát thực địa cho phép lập số lượng ô tiêu chuẩn (ÔTC) mỗi ô có diện tích 1000m2 (40 m x 25 m). Các ÔTC được đo đạc chính xác diện tích, tiến hành mô tả các yếu tố tự nhiên trên ô, thu thập các chỉ tiêu điều tra cần thiết như loài cây, năm trồng, đườngkính tại vị trí 1,3m (D1.3), Chiều cao vút ngọn (Hvn), …

- Điều tra tiềm năng cây tái sinh: Lập 05 ô dạng bản kích thước 2 x 2 m, trong đó 04 ô ở 4 góc, 01 ôở giữa ÔTC. Đo đếm cây tái sinh mục đích theo các tiêu chí: Loài cây, số cây, nguồn gốc (từ hạt hay chồi), chiều cao, đường kính gốc, sinh lực của cây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng việt đức KFW1 tại huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)