Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân khi quyết định gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phố núi (Trang 31 - 36)

Yếu tố bên ngoài:

Các yếu tố Văn hóa; Các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến quyết định của người tiêu dùng (NTD). Chúng ta sẽ xem xét vai trò của nền văn hóa, nhánh văn hóa và táng lớp xã hội của NTD:

– Nền văn hóa và nhánh văn hóa; Tổng hợp ý kiến của nhiều tác giả, nền vãn hóa được định nghĩa là mội hệ thống những giá trị, đức tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi. Nền văn hóa được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ, được truyền từ đời này qua đời khác và thường được hấp thu ngay từ buổi đầu trong đời sống mỗi con người từ gia đình, trường học, công việc và bằng giao tiếp xã hội với các thành viên khác của cộng đồng. Nền văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất nhu cẩu và hành vi cùa một người. Những điểu cơ bàn về giá trị, tác phong,

thói quen, hành vi ứng xử mà chúng ta quan sát được qua việc mua sắm đều chứa đựng bản sắc của nền văn hóa. Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên nhũng đặc điểm và mức độ hòa nhập với xã hội cho những thành viền của nó. Các nhánh văn hóa tạo nên những đoạn thị trường quan trọng. Người làm marketing thường thiết kế các sản phẩm và chương trình marketing theo các nhu cầu của họ. Nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tín ngưỡng, môi trường tự nhiên, cách kiếm sống… của con người gắn bó với nhánh văn hóa luôn có ảnh hường sâu sắc tới sự quan tâm, đến cách đánh giá về giá trị hàng hóa và sở thích của NTD. Cách thức lựa chọn, mua sắm và sử dụng hàng hóa của những người thuộc nhánh văn hóa khác nhau là khác nhau.

– Tầng lớp xã hội: Philip Kotler đưa ra nhận định Tầng lớp xã hội là những nhóm người tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội được sắp xếp theo thứ bậc, đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức giống nhau ở các thành viên.

Các tâng lớp xã hội có một số đặc điểm. Thứ nhất, những người thuộc cùng một tầng lớp xã hội có khuynh hướng hành động giống nhau hơn so vói những người thuộc tầng lớp xã hội khác. Thứ hai, con người được xem là có địa vị thấp hay cao tùy theo tầng lớp xã hội của họ. Thứ ba, sự hình thành tầng lớp xã hội không chỉ phệ thuộc vào một yếu tố duy nhất là của cải, tiền bạc mà là sự kết hợp của trình độ văn hóa, nghề nghiệp, những định hướng giá trị và những yếu tố đặc trưng khác. Thứ tư, các cá nhân có thể di chuyển từ tầng lớp xã hội này sang tầng lớp xã hội khác, có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Điều quan trọng nhất mà các nhà marketing cần quan tâm là những người cùng chung một tầng lớp xã hội sẽ có khuynh hướng xử sự giống nhau. Và các tầng lớp xã hội khác nhau có những sở thích về hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, lựa chọn địa điểm bán hàng, phương thức dịch vệ khác nhau.

Các yếu tố xã hội: Hành vi của NTD cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố xã hội như các nhóm tham khảo, gia đình, vai trò và địa vị xã hội.

– Nhóm tham khảo: Nhóm tham khảo là những nhóm mà một cá nhân NTD xem xét khi hình thành thái độ và quan điểm của người đó. Philip Kotler đưa ra

định nghĩa: “Các nhóm tham khảo là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ và hành vi mua của con người

– Gia đình: Các thành viên trong gia đình thường có ảnh hưởng lớn vì hai lý do. Thứ nhất, sự biến động của nhu cầu hàng hóa luôn gắn với sự hình thành và biến động của gia đình. Thứ hai, những quyết định mua sắm của những cá nhân luôn chịu ảnh hưởng của các cá nhân khác trong gia đình. Hiểu rõ về vai trò và ảnh hường tương đối của các thành viên trong gia đình là điều quan trọng trong việc hoạch định chiến lược marketing.

Yếu tố bên trong:

Yếu tố cá nhân

Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến người tiêu dùng như tuổi tác của người mua, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống, cá tính, niềm tin và thái độ của NTD.

– Tuổi tác: Con người thay đổi hàng hóa và dịch vụ mà họ mua sắm qua các giai đoạn tuổi tác trong cuộc đời họ.

– Nghề nghiệp: Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng của họ.

– Hoàn cảnh kinh tế: Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh kinh tế của NTD. Hoàn cảnh kinh tế của NTD gồm thu nhập hằng tháng, hàng quỷ, hàng năm, phần tiết kiệm, khả năng đi vay và những quan điểm vế chi tiêu – tích lũy… có ảnh hường rất lớn đến loại hàng hóa và số lượng hàng hóa mà NTD lựa chọn, mua sắm. Những người làm marketing cần phải tìm hiểu cụ thể tình hình thu nhập, phải thường xuyên theo dõi những xu hướng biến động trong lĩnh vực tài chính cá nhân, số tiền tiết kiệm, tỷ lệ lãi suất để điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp. Lối sống của một con người được thể hiện qua hành động, sự quan tâm và quan điểm của người đó về những gì thuộc môi trường xung quanh. Lối sống có mối liên hệ chặt chẽ với nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội, nghề nghiệp, nhóm tham khảo, hoàn cảnh kinh tế. Chúng ta có thể suy đoán một số hành vi của những con người có cùng một nhánh văn hóa, một tầng lớp xã hội, cùng một nghề nghiệp những chúng ta chưa thấy được họ với tư cách là một cá nhân. Để phác họa

một cách đầy đủ nhất chân dung của một con người thì phải tìm hiểu lối sống của họ.

– Cá tính: Theo Philip Kotler, cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi con người tạo ra thế ứng xử (những phản ứng đáp lại) có tính ổn định và nhất quán đối với môi trường xung quanh. Cá tính thường được mô tả bằng những đặc tính vốn có của cá thể như: tính tự tin , tính thận trọng, tính ngăn nắp… Cá tính và hành vi tiêu dùng của một người có mối quan hệ chặt chẽ.

Các yếu tố tâm lý

Việc lựa chọn mua sắm của NTD chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý là động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ.

– Động cơ: Theo Philip Kotler: “Động cơ là nhu cẩu đã trở nên bức thiết đến mức buộc con người phải hành động đề thỏa mãn nó”. Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào, con người cũng có nhiều nhu cầu. Một số nhu cầu vật chất có nguồn gốc tâm sinh lý. Chúng nảy sinh từ quy luật tồn tại và phát triển tụ nhiên như đói cẩn ăn, khát cần uống, lạnh cần mặc ấm… Một số nhu cầu khác có nguồn gốc tinh thần, tâm lý. Chúng nảy sinh từ những đòi hỏi không thể thiếu về tâm lý, như nhu cầu được thừa nhận, được kính trọng hay được gần gũi vế tinh thần. Hầu hết những nhu cầu có nguồn gốc tâm lý thường không mạnh bằng nhu cầu vật chất để thúc đẩy con người hành động theo chúng ngay lập tức. Một nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi nó tăng lên đến một mức độ đủ mạnh. Động cơ là lý do đủ mạnh để biến nhu cầu thành cẩu cụ thể trong thục tế.

– Nhận thức: Một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động. Khi một người có động cơ nào đó, anh ta sẽ hành động tích cực hơn trong thực tế nhưng còn chịu ảnh hường từ sự nhận thức của người đó trong tình huống cụ thể. Nhận thức được định nghĩa là một quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, xử lý và giải thích thông tin, tạo ra một bức tranh có ý nghĩa vế thế giới xung quanh. Vấn đề là ở chỗ mọi người nắm bắt sự vật từ những tác nhân thông qua hệ thống truyền tin qua năm giác quan của mình: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác. Tuy nhiên mọi người lại suy xét, tổ chức và giải thích thông tin cảm giác đó theo cách riêng của mình.

– Trí thức: Khi người ta hành động, họ cũng đồng thời sáng tạo nhận thức mới gọi là tri thức. Tri thức mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm. Các nhà lý luận về tri thức cho rằng, tri thức của một người được tạo ra thông qua sự tác động qua lại của những thôi thúc, tác nhân kích thích, những tấm gương, những phản ứng đáp lại và sự củng cố. Tri thức chỉ rõ cho những người làm marketing biết rằng, họ có thể tạo ra được nhu cầu đối với một sản phẩm bằng cách gắn liền nó với những sự thôi thúc mạnh mẽ, sử dụng những động cơ, tấm gương và đảm bảo sự củng cố tích cực.

– Niềm tin và thái độ :Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được niềm tin và thái độ. Những yếu tố này có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của con người. Niềm tin là sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể mà người ta có được về một cái gì đó. Đương nhiên, các nhà sản xuất rất quan tâm đến những niềm tin mà NTD có được trong tư duy về những sản phẩm và dịch vụ của mình. Nếu có niềm tin nào đó không đúng đắn và cản trở việc mua hàng thì nhà sản xuất cần tiến hành một chiến dịch để uốn nắn lại những niềm tin đó.

Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tình cảm và những xu hướng hành động có tính chất tốt hay xấu về một khách thề hay một ý tưởng nào đó. Thái độ đặt NTD vào một khung suy nghĩ thích hay không thích, cảm thấy gần gũi hay xa lánh một sản phẩm nào đó. Theo quan điểm của marketing cách thức tốt nhất mà nhà cung cấp sẽ cần làm là định vị sản phẩm của họ theo quan điểm, thái độ của NTD hơn là cố gắng sửa đổi các quan điểm, thái độ đó.

Quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàng với quyết định gửi tiền tiết kiệm

Mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàng và quyết định gửi tiền tiết kiệm là chủ đề được các nhà nghiên cứu thực hiện trong nhiều thập kỷ qua. Một số tác giả cho rằng sự hài lòng của khách hàng và quyết định gửi tiền của khách hàng có sự trùng khớp, vì thế hai khái niệm này có thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác đã chứng minh sự hài lòng của khách hàng và quyết định gửi tiền khách hàng là hai khái niệm khác nhau.

Nghiên cứu của Parasuraman và cộng sự (1988) cho rằng, giữa sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ và quyết định mua hàng tồn tại một số khác biệt,

mà khác biệt cơ bản là quan hệ nhân quả, theo đó sự hài lòng là nguyên nhân, còn mức độ quyết định mua hàng của khách hàng là kết quả. Kết quả nghiên cứu của Cronin và Taylor (1992) cũng tương tự về mối quan hệ nhân quả này. Sự hài lòng của khách hàng có tính chất dự báo mong đợi về sản phẩm dịch vụ được xem là một chuẩn lý tưởng để đánh giá.

Như vậy, sự hài lòng của KHCN và quyết định gửi tiền có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau, trong đó sự hài lòng là tiền đề để khách hàng quyết định gửi tiền tại ngân hàng.

2.5. Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân khi quyết định gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phố núi (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)