GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 62)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT

NHẬP KHẨU VIỆT NAM

3.1.1 Giới thiệu sơ lược về Eximbank

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT

của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập

Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng

thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.

Eximbank chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam tương đương 12,5 triệu USD với tên gọi mới là Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335

tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những

Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

Eximbank có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại

thành phố Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.

 Một số thành tựu đạt được:

- Năm 2015:Eximbank nhận giải thưởng “Ngân hàng Tài trợ Thương mại

tốt nhất năm 2015 (Best Trade Finance Bank)” do Tạp chí Asian Banker trao tặng

và giải thưởng “Thanh toán xuyên suốt (Straight Through Processing-STP Award)

năm 2014” do Ngân hàng Standard Chartered Bank (SCB) trao tặng.

- Năm 2014, Eximbank đạt được các giải thưởng và bình chọn như sau:

+ “Báo cáo thường niên Tốt nhất năm 2014” do Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM phối hợp với báo Đầu tư chứng khoán bình chọn và nhận giải thưởng

Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2014” do Tạp chí EuroMoney trao tặng.

+ Eximbank được tạp chí The Banker – một tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực

tài chính tiếp tục xếp hạng vào Top 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2014.

+ Top 100 nhà quản lý Tài đức và Top 100 Doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc

do Hội liên hiệp Doanh nghiệp Việt Nam trao tặng.

+ “Doanh nghiệp mạnh và bền vững năm 2014” do Trung tâm văn hóa

doanh nhân bình chọn.

- Năm 2013, Eximbank nhận được các giải thưởng:

+ “Thanh toán quốc tế xuất sắc” do Bank of New York Mellon trao tặng. + “Ngân hàng quản trị tốt nhất 2013” do Tạp chí Asian Banker trao tặng.

+ “Sản phẩm Thương hiệu Việt hội nhập WTO năm 2013” do Tạp chí Thương hiệu Việt trao tặng.

+ “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2013” do Tạp chí EuroMoney trao tặng và giải thưởng “Báo cáo Thường niên tốt nhất năm 2013” do Sở Giao dịch

chứng khoán Tp.HCM phối hợp báo Đầu Tư Chứng khoán tổ chức.

- Năm 2012, Eximbank đạt được các giải thưởng và bình chọn như sau:

+ Được bình chọn là 1 trong 50 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả

nhất Việt Nam do báo Nhịp cầu Đầu tư tổ chức và nhận giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu Asian và thương hiệu Asian” do Bộ Công Thương tổ chức.

+ Eximbank nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2012”

do Tạp chí Asia Money trao tặng và giải thưởng “Báo cáo Thường niên tốt nhất năm 2012” do Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh phối hợp báo Đầu Tư Chứng khoán tổ chức.Đồng thời, Eximbank được tạp chí The Banker bình chọn là thương hiệu trong Top 1.000 ngân hàng hàng đầu thế giới; và là thương hiệu

trong Top 100 thương hiệu Việt bền vững do Trung tâm nghiên cứuứng dụng phát

triển Thương hiệu Việt bình chọn.

+ “Top 20 sản phẩm dịch vụ Vàng 2012” do Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức.

3.1.2 Đánh giá chung năng lực và chất lượng sản phẩm dịch vụ Eximbank

Hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách

thức đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng khi phải cạnh tranh gay gắt

với các ngân hàng nước ngoài không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính mà còn có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Chất lượng

sản phẩm dịch vụ của Eximbank ngày càng được nâng cao, phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng đối tượng, từng phân khúc khách hàng khác nhau với mục tiêu xây dựng hệ thống dịch vụ ngân hàng có chất lượng, an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường dịch vụ ngân

hàng theo các cam kết song phương và đa phương, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến và phát triển hợp lý mạng lưới phân phối để cung ứng đầy đủ, kịp thời,

thuận tiện các sản phẩm dịch vụ và tiện ích NHBL cho mọi đối tượng khách hàng.

Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng cao của khách

hàng, cũng như chạy đua trong cuộc cạnh tranh ngày một khốc liệt giữa các ngân

hàng, Eximbank đang ra sức mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm bán lẻ,

nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ, nâng cao phong cách phục vụ “thượng đế”,

nhằm sớm thực hiện được mục tiêu trở tập đoàn tài chính bán lẻ đa năng hàng đầu,

phấn đấu phát triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngang tầm với các nước

trong khu vực về chủng loại, chất lượng và năng lực cạnh tranh, từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế.

3.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

3.2.1 Dịch vụ huy động vốn bán lẻ

Xác định được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn, Eximbank đã

Trong những năm qua, Eximbank đã chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới như:

Thành lập các Chi nhánh/phòng giao dịch, nhằm tạo điều kiện cho người dân gửi

tiền, khuyến khích các cá nhân, tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi và thực hiện

chi trả thông qua tài khoản ngân hàng, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với thị trường trong từng thời kỳ và khung lãi suất của Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam. Hình thức huy động phong phú, tiết kiệm với các kỳ hạn linh hoạt, nhờ đó nguồn vốn huy động của Eximbank tăng khá nhanh.

Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn huy động Eximbank giai đoạn 2012 – 2016

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

I. Theo đối tượng KH 40.761,80 50.075 53.500 57.500 63.500

- Tiền gửi dân cư 37.826,95 46.319,38 50.290 54.050 59.055

Tỷ trọng (%) 92,80 92,50 94,00 94,00 93,00

- Tiền gửi TCKT và khác 2.934,85 3.755,63 3.210 3.450 4.445

Tỷ trọng (%) 7,20 7,50 6,00 6,00 7,00

II. Theo loại tiền 40.761,80 50.075 53.500 57.500 63.500

-VNĐ 39.538,946 49.574,25 52.804,5 56.350 63.182,5

Tỷ trọng (%) 97 99 98,7 98 99,5

- Ngoại tệ quy đổi 1.222,85 500,75 695,50 1.150 317,50

Tỷ trọng (%) 3 1 1,3 2 0,5 III. Theo kỳ hạn 40.761,80 50.075 53.500 57.500 63.500 - Không kỳ hạn 4.809,89 5.558,33 5.510,50 4.255 3.048 Tỷ trọng (%) 11,8 11,1 10,3 7,4 4,8 - kỳ hạn dưới 12 tháng 34.036,10 21.782,63 23.058,50 24.667,50 23.939,50 Tỷ trọng (%) 83,5 43,5 43,1 42,9 37,7 - kỳ hạn trên 12 tháng 1.915,80 22.734,05 24.931 28.577,50 36.512,50 Tỷ trọng (%) 4,7 45,4 46,6 49,7 57,5 Tốc độ tăng trưởng (%) 41 25,58 29,63 34,28

(Nguồn: Eximbank, Báo cáo thường niên giai đoạn 2012-2016)

Qua bảng 4.1 ta thấy, Eximbank có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn nhanh qua các năm, năm 2012 nguồn vốn ngân hàng là 40.761,8 tỷ đồng, đến 31/12/2016 số

2016, nguồn vốn huy động của Eximbank tăng trưởng nhanh, bình quân khoảng 11,72%/năm.

Huy động tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư có tốc độ tăng trưởng đều qua các năm. Trong giai đoạn 2012 - 2016, tốc độ tăng trưởng tiền gửi dân cư bình quân đạt

11,78%/năm, tiền gửi của tổ chức kinh tế và khác cũng tăng trưởng bình quân ở

mức 10,94%. Qua cơ cấu nguồn vốn, trong giai đoạn 2012-2016, cho thấy huy động

tiền gửi cá nhân vẫn là kênh huy động chủ yếu và quan trọng của Eximbank. Cơ cấu

này chắc chắn được duy trì và phát triển khi dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng

được coi trọng và phát triển mạnh mẽ.

Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn của Eximbank được duy trì khá ổn định trong giai đoạn 2012-2016. Trong đó tỷ trọng nguồn vốn huy động có kỳ hạn luôn chiếm

tỷ trọng chủ yếu (trên 85%). Đây là cơ cấu hợp lý trong hoạt động kinh doanh ngân

hàng, nguồn vốn kinh doanh của Eximbank ổn định nhằm giảm áp lực rủi ro mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Tỷ trọng vốn huy động bằng

ngoại tệ thấp và không ổn định: Tỷ trọng vốn huy động ngoại tệ trong thời gian qua

duy trì ở mức từ 3% năm 2012 xuống còn 0,5% năm 2016 trên tổng nguồn vốn huy động. Do chính sách của Ngân hàng nhà nước và Chính phủ để hạn chế bớt sự hấp

dẫn cũng như tình trạng găm giữ ngoại tệ trong dân cư. Hoạt động cho vay ngoại tệ

của các ngân hàng bị siết chặt, cùng vớiđó, huy động ngoại tệ bị hạn chế qua cơ chế

áp trần lãi suất USD ở mức 0%.

Bảng 4.2: Thị phần huy động vốn của Eximbank giai đoạn 2012-2016

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng Huy động vốn của các ngân hàng khác 354.450,43 400.600 382.142,86 360.727,73 377.751,34 Huy động vốn của Eximbank 40.761,80 50.075 53.500 57.500 63.500 Tỷ trọng (%) 11.5 12.5 14 15.94 16.81

Qua bảng 4.2 ta thấy, mặc dù giai đoạn 2012-2016 nền kinh tế Việt Nam gặp

nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những khó khăn từ nội tại

nền kinh tế tác động trực tiếp lên hệ thống ngân hàng, thị phần nguồn vốn huy động

của Eximbank tăngtrưởng đều qua các năm. Với thị phần trên 10%, Eximbank thể

hiện là một NHTM có đóng góp quan trọng trong việc tăng trưởng nguồn vốn huy động của nền kinh tế.

Tóm lại, trong những năm qua, Eximbank đã có nhiều cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người gửi tiền,

Tỷ trọng vốn huy động của Eximbank so với tổng số vốn huy động của các ngân

hàng trên cùng địa bàn tăng trưởng tốt, đó là do Eximbank triển khai: Các hình thức huy động vốn đa dạng và linh hoạt như tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút lãi và gốc linh hoạt, tiết kiệm lãi suất theo số dư, tiết kiệm kết

hợp bảo hiểm, tiết kiệm gửi góp, phát hành giấy tờ có giá, dịch vụ gửi một nơi giao

dịch tại nhiều nơi… Lãi suất huy động linh hoạt và phù hợp với thị trường.

3.2.2 Dịch vụ tín dụng bán lẻ

Thời gian qua, cho vay tiền là dịch vụ sinh lời chủ yếu của các NHTM nói chung và Eximbank nói riêng. Trong giai đoạn 2012-2016, đạt được những kết quả

rất tốt trong việc tăng trưởng và thay đổi cơ cấu dư nợ cho vay. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm giai đoạn này đạt 23,1%. Ngân hàng mở rộng cho vay

nhiều thành phần kinh tế (Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân cá thể…), cho

vay bằng nhiều loại tiền (VNĐ, ngoại tệ) với nhiều kỳ hạn khác nhau (ngắn hạn,

trung hạn, dài hạn). Bên cạnh việc triển khai các gói tín dụng thương mại cạnh

tranh, Eximbank cũng tích cực triển khai nhiều gói tín dụng đặc thù như: Gói cho

vay mua ô tô, gói sản phẩm dịch vụ bán lẻ ưu việt…

Qua bảng 4.3 cho thấy, Eximbank là Ngân hàng có quy mô dư nợ nhỏ nhưng

tốc độ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2012-2016 bình quân đạt khá cao 11,7%/năm. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay của Eximbank được duy trì khá ổn định. Tuy nhiên, khi liên kết với cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn huy động thì tỷ trọng

cho vay vốn ngắn hạn là khá cao, chiếm trên 60% tổng dư nợ. Điều này cũng tạo

tính ổn định của chỉ tiêu dư nợ và an toàn trong thanh khoản của ngân hàng.

Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại đồng tiền được duy trì khá ổn định, Việt Nam đồng vẫn chiếm tỷ trọng chính trong tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế và duy trì ở mức hơn 99%. Với chính sách hạn chế đối tượng cho vay bằng ngoại tệ

của Ngân hàng Nhà nước nên tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ của Ngân hàng trong những năm qua luôn được duy trì ở mức trên 1% - 0%.

Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu dư nợ của Eximbank giai đoạn 2012-2016 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 1. Dư nợ theo kỳ hạn 31.794,20 39.058,50 41.730 44.850 49.530 - Ngắn hạn 23.845,65 24.997,44 26.915,85 25.519,65 26.597,61 Tỷ trọng (%) 75 64 64,5 56,9 53,7 - Trung, dài hạn 7.948,55 14.061,06 14.814,15 19.330,35 22.932,39 Tỷ trọng (%) 25 36 35,5 43,1 46,3

2. Dư nợ theo loại tiền 31.794,20 39.058,50 41.730 44.850 49.530

-VNĐ 31.476,26 38.667,92 41.312,70 44.850 49.530

Tỷ trọng (%) 99 99 99 100 100

- Ngoại tệ quy đổi VNĐ 318 391 417 - -

Tỷ trọng (%) 1 1 1 0 0 3. Dư nợ theo TPKT 31.794,20 39.058,50 41.730 44.850 49.530 - Cá nhân 8.139,32 10.662,97 12.644,19 13.679,25 20.901,66 Tỷ trọng (%) 25,6 27,3 30,3 30,5 42,2 -Tổ chức kinh tế và khác 23.654,89 28.395,53 29.085,81 31.170,75 28.628,34 Tỷ trọng (%) 74,4 72,7 69,7 69,5 57,8

(Nguồn: Eximbank, Báo cáo thương niên giai đoạn 2012-2016)

Trong những năm qua, Ngân hàng cũng đã thực hiện cuộc sàng lọc những

doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả để đẩy mạnh đầu tư tín dụng. Một điểm dễ

nhận thấy trong giai đoạn này là quy mô dư nợ của các doanh nghiệp SME và khách hàng là cá nhân hộ gia đình có xu hướng tăng nhanh hơn và chiếm tỷ trọng khá cao

Eximbank đã thực hiện tốt định hướng của mình phát triển mạnh mẽ các dịch vụ NHBL hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh

nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, các khách hàng là cá nhân hoạt động

SXKD và phục vụ tiêu dùng của các tầng lớp dân cư.

Bảng 4.4: Nợ quá hạn và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của Eximbank giai đoạn 2012-2016

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng dư nợ 31.794,20 39.058,50 41.730 44.850 49.530 Nợ nhóm 2 19,08 19,53 25,04 183,89 34,67 Tỷ trọng (%) 0,06 0,05 0,06 0,41 0,07 Nợ xấu - - - - - Tỷ trọng (%) 0 0 0 0 0

(Nguồn: Eximbank, Báo cáo thường niên giai đoạn từ 2012 - 2016)

Qua bảng 4.4 cho thấy, Eximbank là một trong những ngân hàng có chất lượng nợ tốt nhất trên địa bàn, với định hướng mục tiêu đặt ra trong những năm qua

là tỷ lệ nợ xấu <3%. Tuy nhiên, với sự cố gắng của toàn hệ thống tỷ lệ nợ xấu của

ngân hàng trong những năm qua thường duy trì ở mức <1%. Nợ nhóm 2 và nợ xấu

của ngân hàng đạt đỉnh vào năm 2015. Đến cuối năm 2016 quy mô nợ xấu đã giảm đáng kể, tỷ lệ nợ xấu còn dưới 0,1%. Eximbank đã áp dụng việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo đúng quy định, điều đó tạo tính chủ động và an toàn cao trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 4.5: Thị phần cho vay vốn của Eximbank giai đoạn 2012-2016

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng dư nợ của các ngân hàng 238.158,83 261.610,85 273.639,34 298.006,64 275.933,15 Dự nợ Eximbank 31.794,20 39.058,50 41.730 44.850 49.530 Tỷ trọng (%) 13,35 14,93 15,25 15,05 17,95

Qua bảng 4.5 ta thấy, tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chính mang lại

nguồn thu nhập chủ yếu của các NHTM Việt Nam, trong những năm qua Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Namđã duy trì được thị phần khá lớn (trên 10%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)