4.2.1. Chi phí
Phần chi phí dự tính để xúc tiến thương mại ra Mỹ sẽ có phần khác so với ngân sách đã dự trù trước đó. Những tính toán và chiến lược sẽ được xem xét để chọn ra phương án phù hợp hơn cho doanh nghiệp, mang lại lợi nhuận tối ưu nhất. Qua đó, bài tiểu luận này sẽ phân tích chi phí qua 4 hình thức xúc tiến tại Mỹ được cho là có hiệu quả và mang lại lợi nhuận tốt nhất.
83
4.2.1.1. Chi phí mở rộng kinh doanh tại Mỹ
Ngày nay, Việt Nam đang trên đà phát triển và đã gia nhập không ít vào các cộng đồng tổ chức kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới. Những điều này mang lại không ít cơ hội cho các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như tạo ra không ít thách thức cho họ bởi việc cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Bên cạnh đó, nhiều công ty đã không ngần ngại thành lập các chi nhánh nhằm mở rộng thị trường của mình, đặc biệt là thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài để mang thương hiệu của mình ra bên ngoài thế giới như Café Trung Nguyên.
Qua phân tích ở chương 3, chúng ta đã nắm được một phần về ngân sách mà Trung Nguyên cần trong việc đầu tư và phát triển xúc tiến thương mại qua Mỹ.
Liên kết với chuỗi chuỗi siêu thị bán lẻ hàng đầu Costco của Mỹ, cung cấp cà phê G7 cho hệ thống gần 800 điểm bán hàng của Costco tại Mỹ. Đầu tư ra mắt không gian cà phê Trung Nguyên Legend flagship store ở Mỹ. Đây sẽ là nơi giới thiệu những ly cà phê năng lượng tuyệt ngon, đặc biệt ly cà phê sữa đá nổi tiếng Việt Nam, cũng như tất cả hệ sản phẩm cà phê tuyệt hảo Trung Nguyên Legend, G7, Trung Nguyên đến người tiêu dùng Mỹ.
a) Chi phí mặt bằng
Mặt bằng các bang đông dân cư có chi phí khá cao so với khu vực khác, một phần do trình độ phát triển và do nằm tại khu vực trung tâm, dao động từ 5 – 27 triệu đồng trên một mét vuông trong vòng một tháng đối với khu vực trung tâm thành phố, những khu vực đông dân cư. Dựa vào số liệu trên, các chi nhánh của doanh nghiệp sẽ cần ngân sách tầm 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng khi thuê mặt bằng trong một tháng tại các nước đã trên. Những khu vực và mặt bằng này là nơi dễ thu hút khách cũng như dễ tiếp cận được khách hàng mới.
b) Chi phí nhân lực
Nhân viên sẽ được đào tạo các kỹ năng cần thiết cũng như về mặt ngôn ngữ, giao tiếp khi được phân công làm việc tại các chi nhánh nước ngoài. Để không tốn quá nhiều chi phí, doanh nghiệp cần tuyển chọn nhân viên đã có những kỹ năng tốt và biết được nhiều ngôn ngữ khác như Đức, Pháp, … Do vậy, chi phí để đào tạo nhân lực cần là 5 triệu đồng đối với một nhân viên bao gồm cả kỹ năng và ngôn ngữ để thích hợp làm việc lại nước ngoài và tạo cảm giác chuyên nghiệp cho khách hàng.
84
c) Chi phí nguyên vật liệu và máy móc thiết bị
Việt Nam là nước có nguồn cà phê phong phú và dồi dào, trong khi đó việc kiếm được nguồn cà phê cũng như chất lượng tại Mỹ là rất khó, nên chiến lược mà doanh nghiệp sẽ dùng là sử dụng chính cà phê trong nước và xuất ra các chi nhánh tại Mỹ để tiết kiệm được chi phí nguyên liệu và đồng thời giữ được hương vị cà phê chính thống của doanh nghiệp Trung Nguyên, mang lại cho khách hàng những trải nghiệm và thông điệp một cách chính xác khi sử dụng cà phê Việt Nam. Bên cạnh đó, sẽ không tập trung đầu tư máy móc thiết bị sản xuất cà phê mà nên đầu tư máy pha cà phê bởi vì cà phê sẽ lấy từ trong nước nên thiết bị sản xuất cà phê là không cần thiết. Qua đó, chi phí sẽ rơi vào mức 500 triệu đồng cho máy pha cà phê dựa trên quy mô tại các chi nhánh.
d) Chi phí phát sinh thêm và duy trì
Ngoài số tiền đầu tư vào quán cafe, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm chi phí phát sinh và vốn duy trì quán cafe. Nguồn vốn sẽ đến từ doanh thu sinh lời, vốn đầu tư mới hoặc trích từ vốn đầu tư ban đầu. Thời gian đầu mở quán cafe, nên dự trù chi phí duy trì quán cafe từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng để chi trả các khoản như: lương nhân viên, điện nước, nhập hàng…
4.2.1.2. Quảng cáo trên Facebook
Facebook là trang mạng xã hội đang rất được ưa chuộng hiên nay, và việc tiếp cận với khách hàng khá là dễ dàng. Facebook Ads (chạy quảng cáo trên Facebook) có các loại thích hợp với từng kiểu doanh nghiệp khác nhau đồng thời chi phí này sẽ rất khác nhau. Với các doanh nghiệp có sự cạnh tranh cao hoặc những quảng cáo kém chất lượng CPC sẽ có giá cao hơn hẳn. Facebook hiện nay đang tính một quảng cáo hàng ngày phải trả tối thiểu khoảng 1 đô la (23,000 đồng). Điển hình một công ty liên quan đến ngành may mặc, sử dụng Facebook để chạy quảng cáo cho danh mục sản phẩm của họ, thấy được CPC trung là 45 cents (khoảng 10,424 đồng). Đối với cà phê G7 là ngành nghề bán lẻ thì CPC trung bình là $0.7 (16,211 đồng), Tỉ lệ lượt nhấp trung bình là 1.59%, Tỉ lệ chuyển đổi trung bình là 3.26%. Hiện tại có năm loại tính chi phí chạy khác nhau cho quảng cáo Facebook:
a) Chi phí mỗi lần nhấp (CPC: cost-per-click)
Tính phí cho mọi lượt nhấp vào quảng cáo được nhận, phù hợp với nhà quảng cáo thúc đẩy người dùng đến landing page. CPC trung bình trên việc chạy quảng cáo
85
Facebook cho tất cả các ngành là 1.86 đô la (khoảng 43,099 đồng), với CPC theo ngành từ ít nhất 45 cents (khoảng 10,424 đồng) cho ngành nghề may mặc đến 2,72 đô la (khoảng 63,027 đồng) cho việc làm và đào tạo nghề. Facebook được biết đến là một trong những nền tảng chạy quảng cáo có chi phí phải chăng nhất. Tham khảo giá CPC trung bình trên Google Ads là 2,69 đô la (khoảng 62,332 đồng), với nhiều CPC hơn thì trên 5 đô la (khoảng 115,859 đồng).
b) Chi phí cho mỗi nghìn lượt xem (CPM: Cost-per-mille)
Tính phí cho mỗi lần quảng cáo nhận được 1,000 lần hiển thị, phù hợp với nhà quảng cáo muốn tăng khả năng nhận dạng thương hiệu. Trung bình CPM trên Facebook ads cho tất cả các ngành là 11.20 đô la (khoảng 259,524 đồng). Tương đương với chỉ 1 cent (khoảng 231 đồng) trên mỗi lần hiển thị. Điều này sẽ thay đổi dựa trên đối tượng bạn đã chọn và mức độ cạnh tranh cho đối tượng đó. Điều này có nghĩa là CPM của bạn có thể rất thấp nếu có ít sự cạnh tranh cho đối tượng target của bạn hoặc tốn kém nếu có nhiều sự cạnh tranh cho đối tượng của bạn.
c) Chi phí mỗi lượt xem (CPV: Cost-per-view)
Tính phí cho mọi lượt xem trên video quảng cáo, phù hợp với nhà chạy quảng cáo muốn truyền tải thông điệp của mình và thu hút sự chú ý của người dùng thông qua video.
CPV trung bình của các ngành trên việc chạy quảng cáo Facebook là từ 1 đến 15 cents (khoảng từ 231 đồng đến 3,465 đồng). Với tất cả các loại giá chạy quảng cáo trên Facebook, điều này có thể khác nhau. Vì khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả của cấu trúc giá CPV, hãy xem xét sử dụng tỷ lệ nhấp (CTR: Click-through rate) của bạn làm chỉ số về hiệu quả của quảng cáo.
d) Chi phí cho mỗi hành động (CPA: cost-per-action)
Tính phí khi người dùng thực hiện hành động, chẳng hạn như cài đặt ứng dụng, phù hợp với các doanh nghiệp muốn nhấp vào tất cả các liên kết từ cài đặt ứng dụng cho đến đăng kí tham gia sự kiện. CPA trung bình cho chạy quảng cáo Facebook là 18,68 đô la (khoảng 432,850 đồng). Cấu trúc chi phí CPA có phạm vi trung bình rất rộng, từ ngành giáo dục chỉ ở mức 7,85 đô la (khoảng 181,899 đồng) đến công nghệ ở mức 55,21 đô la (khoảng 127,931,839 đồng) mỗi hành động. Để có ngân sách chi phí hiệu
86
quả, hãy đảm bảo giá trị hành động đối tượng của bạn ít nhất (hoặc hơn) so với CPA; nếu không, chiến dịch của bạn sẽ mang lại lợi nhuận âm.
e) Chi phí cho mỗi lượt thích (CPL: cost-per-like)
Tính phí khi quảng cáo lượt thích trang (page like), phù hợp với doanh nghiệp dùng để promote trang Facebook của doanh nghiệp. CPL trung bình cho chạy quảng cáo Facebook là từ 12 cents (khoảng 2,772 đồng) đến 16 cents (khoảng 3,696 đồng). Mặc dù các giá trị này được coi là rất thấp, nhưng CPL không mang lại doanh thu trực tiếp, do đó, giá thấp tương quan với kết quả giá trị thấp hơn.
Dựa vào các loại quảng cáo và chi phí trên, doanh nghiệp chọn quảng cáo chi phí cho mỗi nghìn lượt xem (CPM) và quảng cáo chi phí mỗi lượt xem (CPV) để phát triển thương hiệu và sản phẩm. Bởi vì doanh nghiệp cần mở rộng thêm nữa về thương hiệu và gửi gắm thông điệp đến với khách hàng nhiều hơn nữa nên cần phải tăng khả năng nhận dạng thương hiệu của khách hàng và truyền tải thông điệp của doanh nghiệp và thu hút sự chú ý của người dùng thông qua video. Hai loại quảng cáo trên chính là cách thức thực hiện được hiệu quả nhất. Đối với quảng cáo CPM, với chi tiêu một ngày là 200.000 đồng doanh nghiệp sẽ tiếp cận được từ 1,8 ngàn đến 5,1 ngàn người với số khách hàng tiềm năng lên đến 46 đến 134 người trong một ngày. Dự tính chạy quảng cáo liên tục trong hai tháng sẽ cần đến 12.000.000 đồng. Đối với quảng cáo CPV, chi tiêu một ngày 200.000 đồng doanh nghiệp sẽ tiếp cận được từ 40 ngàn đến 115,7 ngàn người với quy mô đối tượng tiềm năng là 1.200.000 người. Dự tính chạy quảng cáo liên tục trong hai tháng sẽ cần đến 12.000.000 đồng. Theo như kế hoạch Trung Nguyên sẽ tập trung xúc tiến thương hiệu từ 8/2021 đến 8/2022, cho nên chi phí chi cho quảng cáo trên Facebook qua hai phương tiện sẽ là 144.000.000 đồng.
4.2.1.3. Quảng cáo trên Youtube
Youtube Video Ads là loại hình quảng cáo hiển thị video của bạn tại những vị trí được chỉ định. Rất nhiều thương hiệu đã sử dụng quảng cáo trên Youtube thành công. Trong số đó phải kể đến Cocacola, Pepsi, Dercuma… Quảng cáo trên Youtube có một số ưu điểm như sau:
Hiển thị đa dạng các loại hình quảng cáo, có thể dễ dàng thay đổi trong thời gian ngắn.
87
Tiếp cận dễ dàng các đối tượng khách hàng truy cập trên trang youtube trong khu vực và trên thế giới: Quảng cáo video có thể giúp bạn kết nối với khách hàng tiềm năng theo nhiều cách độc đáo khác nhau, khiến khách hàng ghi nhớ thương hiệu của bạn lâu hơn. Độ phủ sóng rộng với hàng tỷ lượt truy cập mỗi ngày trên quy mô toàn thế giới cũng là một trong những điểm mạnh của quảng cáo Youtube.
Tăng độ kết nối với khách hàng tiềm năng: Chỉ tiếp cận đối tượng phù hợp: Tiếp cận khách hàng trên YouTube theo chủ đề, từ khóa hoặc thông tin nhân khẩu học.
Có thể dễ dàng quảng cáo các dịch vụ khó mô tả nhờ hình thức hiển thị video như: bán domain, cho thuê hosting, dịch vụ thiết kế website giáo dục, website bán hàng…
Những vị trí quảng cáo mà doanh nghiệp có thể chọn để xuất hiện trên Youtube là:
a) Quảng cáo đề xuất của Youtube
Khi khách hàng xem một video nào đó trên trang Youtube, Youtube sẽ đề xuất cho họ những video liên quan đến chủ đề mà họ đang xem. Doanh nghiệp chỉ trả phí khi người xem nhấp chuột vào những video do Youtube đề xuất cho người xem. Tính phí dựa trên Lượt view (lượt xem) với định dạng quảng cáo là Video. Giá quảng cáo đề xuất một view 95 đồng (với ngân sách dưới 5.000.000 đồng), 85 đồng (với ngân sách dưới 10.000.0000 đồng) và 75 đồng (với ngân sách trên 10.000.000 đồng).
b) Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua
Quảng cáo này thường xuất hiện trên các trang xem trên YouTube cũng như trên các trang web và ứng dụng chạy trên các đối tác video của Google. Định dạng quảng cáo này được sử dụng khi doanh nghiệp có nội dung video muốn quảng cáo trước, trong hoặc sau các video khác trên YouTube cũng như trên các trang web và ứng dụng chạy trên các đối tác video của Google. Doanh nghiệp chỉ trả phí khi người xem đoạn quảng cáo của bạn trên 30 giây (hoặc xem hết video trường hợp video dưới 30 giây). Điều kiện chạy quảng cáo là video phải dài trên 12 giây. Video sẽ được kéo view tối thiểu là 10.000 view / 1 video. Tính phí dựa trên lượt view (lượt xem) với định dạng quảng cáo là Video. Giá quảng cáo 1 view 80 đồng (với ngân sách dưới 5.000.000 đồng), 70
88
đồng (với ngân sách dưới 10.000.0000 đồng) và 60 đồng (với ngân sách trên 10.000.000 đồng).
c) Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua
Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua xuất hiện trên video trên YouTube và trên các trang web cũng như ứng dụng chạy trên các đối tác video của Google. Quảng cáo này được sử dụng khi bạn có nội dung video muốn quảng cáo trước, trong hoặc sau các video khác trên YouTube cũng như trên các trang web và ứng dụng chạy trên các đối tác video của Google. Đồng thời, quảng cáo này được sử dụng khi bạn muốn người xem thấy toàn bộ thông điệp mà không bỏ qua video của bạn.
Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua có thời lượng là 15 giây (hoặc ngắn hơn) và phát trước, trong hoặc sau các video khác. Người xem không có tùy chọn bỏ qua quảng cáo.
Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua sử dụng chiến lược đặt giá thầu CPM mục tiêu. Vì vậy, các doanh nghiệp và nhãn hàng sẽ thanh toán mỗi khi quảng cáo hiển thị. Video sẽ được kéo view tối thiểu là 10.000 view / 1 video. Tính phí dựa trên lượt view (lượt xem) với định dạng quảng cáo là Video. Giá quảng cáo 1 view 80 đồng (với ngân sách dưới 5.000.000 đồng), 70 đồng (với ngân sách dưới 10.000.0000 đồng) và 60 đồng (với ngân sách trên 10.000.000 đồng).
d) Quảng cáo trên công cụ page search của trang Youtube
Người dùng có nhu cầu xem một video về chủ đề nào đó họ sẽ lên thanh công cụ page search (tìm kiếm) để tìm kiếm những video có liên quan. video của bạn sẽ xuất hiện khi người dùng gõ từ khoá bạn đã cài đặt trước đó. (Nó khá giống với quảng cáo tìm kiếm từ khóa ở trang chủ của google.com). Loại hình quảng cáo này phù hợp cho khách hàng muốn quảng bá một dịch vụ hay một sản phẩm nào đó. Doanh nghiệp chỉ trả phí khi có người gõ từ khóa để video của bạn xuất hiện (kèm chữ QC hoặc AD) và người xem nhấp chuột vào xem video của bạn. Tính ph dựa trên lượt view (lượt xem) với định dạng quảng cáo là Video. Giá quảng cáo trên công cụ page search 1 view 850 đồng (với ngân sách dưới 5.000.000 đồng), 800 đồng (với ngân sách dưới 10.000.0000 đồng) và 750 đồng (với ngân sách trên 10.000.000 đồng).
89
Quảng cáo hiển thị dưới dạng: Flash, hình ảnh, văn bản, ... ngay khi bạn đang xem một video khác hoặc bên góc trên tay phải của trang youtube.com. Giá đề xuất: từ 2.200 đồng đến 3.500 đồng cho 1 lượt nhấp chuột (tùy vào thời gian, số lượng, lĩnh vực…). Doanh nghiệp chỉ trả phí khi có người nhấp vào mẫu quảng cáo của doanh nghiệp. Tính phí dựa trên lượt nhấp (CPC) với định dạng quảng cáo là hình ảnh, đoạn flash, HTML có kích thước: (728×90) hoặc (468X60).
f) Quảng cáo trên trang đầu
Quảng cáo hiển thị ngay trên trang chủ Youtube với 1 banner nền, và video bên trái. Tần suất hiển thị toàn bộ, liên tục và không bị giới hạn. Ngân sách ngày tối thiểu 15.000 usd và thời gian chạy chiến dịch tối thiểu 2 ngày. Hãy sử dụng định dạng này khi bạn muốn nâng cao mức độ nhận biết về việc cung cấp hoặc ra mắt một sản phẩm mới hoặc tiếp cận đối tượng ở quy mô lớn trong một khoảng thời gian ngắn (ví dụ: sự kiện bán hàng, khuyến mãi). Để quảng cáo này được xuất hiện trên trang đầu, doanh nghiệp cần liên hệ với người đại diện bán hàng của Google để có thể đăng ký. Quảng cáo Homepage hiển thị liên tục không giới hạn mỗi khi người dùng truy cập Youtube.
Dựa vào các loại quảng cáo và chi phí trên, doanh nghiệp chọn quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua và quảng cáo display network để tiếp tục tăng mức độ nhận diện thương hiệu và truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với khách hàng. Theo số liệu trên Google, tại Mỹ thì so với Facebook, Youtube có độ phủ sóng cao hơn hẳn nên ngân sách dành cho Youtube sẽ có chênh lệch. Đối với quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua, chi phí dành cho 2 tháng sẽ là 10.000.000 đồng. Đối với quảng cáo