Đào tạo trong công việc

Một phần của tài liệu XTTM_5703_Trung-Nguyên (Trang 117 - 118)

Đây là hình thức đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc trong đó học viên được học các kiến thức, kĩ năng ngay trong quá trình thực hiện công việc.

a. Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn:

Đây là hình thức đào tạo mà học viên quan sát và ghi nhớ cách thực hiện công việc của người hướng dẫn sau đó làm việc dưới sự hướng dẫn của họ. Hình thức này áp dụng với những công nhân trực tiếp sản xuất những công việc mang tính phổ thông hoặc áp dụng những công việc lao động gián tiếp đơn giản.

Quy trình đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: trước tiên người được giao công việc chỉ dẫn sẽ giới thiệu cho học viên về toàn bộ công việc sau đó sẽ thao tác thử để học viên quan sát và ghi nhớ cách làm và học viên phải thực hiện lại các thao tác đó dưới sự giám sát của người hướng dẫn. Phương pháp này dễ học, học viên có thể nắm bắt ngay cách thức thực hiện công việc. Tuy nhiên học viên không được trang bị lý thuyết một cách hệ thống sẽ có thể không hiểu được bản chất cũng như phương pháp thực

108

hiện công việc. Hiệu quả của hình thức đào tạo này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ học vấn, trình độ sư phạm của người hướng dẫn. Do học viên có thể học được cả cái hay và điều chưa được của người hướng dẫn. Đặc biệt sự nhiệt tình của người hướng dẫn cũng ảnh hưởng đến sự hiểu biết nông hay sâu của học viên về công việc.

b. Đào tạo theo kiểu học nghề:

Là hình thức đào tạo kết hợp việc học lý thuyết và học thực hành trên máy móc. Hình thức này thường áp dụng đối với nghề cơ khí, xây dựng.

c. Đào tạo theo kiểu kèm cặp chỉ bảo:

Hình thức này áp dụng đối với người lao động quản lý và trong quá trình học việc học viên được giao một số nhiệm vụ cụ thể tự chịu trách nhiệm về công việc đó. Những người đảm nhận vai trò hướng dẫn là lãnh đạo trực tiếp hay đồng nghiệp am hiểu kèm cặp. Hiệu quả của hình thức đào tạo này phụ thuộc nhiều vào trách nhiệm và sự am hiểu công việc thực tế của người hướng dẫn. Vì vậy để hình thức này hiệu quả phải có hợp đồng chặt chẽ quy định rõ trách nhiệm người học và người dạy.

d. Luân phiên thay đổi công việc:

Hình thức đào tạo này cho người lao động chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác, phân xưởng này sang phân xưởng khác để thực hiện những công việc hoàn toàn khác nhau về nội dung cũng như phương pháp thực hiện. Hình thức này áp dụng cả cho người lao động quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất. Vì luôn phiên thay đổi công việc nên bị hạn chế về mức độ chuyên sâu của người lao động và sẽ tạo ra những khó khăn nhất định trong công tác quản lý. Tuy nhiên, hình thức này cung cấp đội ngũ lao động đào tạo đa kỹ năng là điều kiện cho công ty bố trí sử dụng lao động thuận lợi. Qua việc luân phiên này ở từng bộ phận công việc người lao động sẽ có cơ hội nhận ra khả năng thực tế của mình nhằm phát huy tốt nhất khả năng sở trường của mình.

Một phần của tài liệu XTTM_5703_Trung-Nguyên (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)