Ngày nay, Việt Nam đang trên đà phát triển và đã gia nhập không ít vào các cộng đồng tổ chức kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới. Những điều này mang lại không ít cơ hội cho các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như tạo ra không ít thách thức cho họ bởi việc cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Bên cạnh đó, nhiều công ty đã không ngần ngại thành lập các chi nhánh nhằm mở rộng thị trường của mình, đặc biệt là thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài để mang thương hiệu của mình ra bên ngoài thế giới như Café Trung Nguyên.
Qua phân tích ở chương 3, chúng ta đã nắm được một phần về ngân sách mà Trung Nguyên cần trong việc đầu tư và phát triển xúc tiến thương mại qua Mỹ.
Liên kết với chuỗi chuỗi siêu thị bán lẻ hàng đầu Costco của Mỹ, cung cấp cà phê G7 cho hệ thống gần 800 điểm bán hàng của Costco tại Mỹ. Đầu tư ra mắt không gian cà phê Trung Nguyên Legend flagship store ở Mỹ. Đây sẽ là nơi giới thiệu những ly cà phê năng lượng tuyệt ngon, đặc biệt ly cà phê sữa đá nổi tiếng Việt Nam, cũng như tất cả hệ sản phẩm cà phê tuyệt hảo Trung Nguyên Legend, G7, Trung Nguyên đến người tiêu dùng Mỹ.
a) Chi phí mặt bằng
Mặt bằng các bang đông dân cư có chi phí khá cao so với khu vực khác, một phần do trình độ phát triển và do nằm tại khu vực trung tâm, dao động từ 5 – 27 triệu đồng trên một mét vuông trong vòng một tháng đối với khu vực trung tâm thành phố, những khu vực đông dân cư. Dựa vào số liệu trên, các chi nhánh của doanh nghiệp sẽ cần ngân sách tầm 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng khi thuê mặt bằng trong một tháng tại các nước đã trên. Những khu vực và mặt bằng này là nơi dễ thu hút khách cũng như dễ tiếp cận được khách hàng mới.
b) Chi phí nhân lực
Nhân viên sẽ được đào tạo các kỹ năng cần thiết cũng như về mặt ngôn ngữ, giao tiếp khi được phân công làm việc tại các chi nhánh nước ngoài. Để không tốn quá nhiều chi phí, doanh nghiệp cần tuyển chọn nhân viên đã có những kỹ năng tốt và biết được nhiều ngôn ngữ khác như Đức, Pháp, … Do vậy, chi phí để đào tạo nhân lực cần là 5 triệu đồng đối với một nhân viên bao gồm cả kỹ năng và ngôn ngữ để thích hợp làm việc lại nước ngoài và tạo cảm giác chuyên nghiệp cho khách hàng.
84
c) Chi phí nguyên vật liệu và máy móc thiết bị
Việt Nam là nước có nguồn cà phê phong phú và dồi dào, trong khi đó việc kiếm được nguồn cà phê cũng như chất lượng tại Mỹ là rất khó, nên chiến lược mà doanh nghiệp sẽ dùng là sử dụng chính cà phê trong nước và xuất ra các chi nhánh tại Mỹ để tiết kiệm được chi phí nguyên liệu và đồng thời giữ được hương vị cà phê chính thống của doanh nghiệp Trung Nguyên, mang lại cho khách hàng những trải nghiệm và thông điệp một cách chính xác khi sử dụng cà phê Việt Nam. Bên cạnh đó, sẽ không tập trung đầu tư máy móc thiết bị sản xuất cà phê mà nên đầu tư máy pha cà phê bởi vì cà phê sẽ lấy từ trong nước nên thiết bị sản xuất cà phê là không cần thiết. Qua đó, chi phí sẽ rơi vào mức 500 triệu đồng cho máy pha cà phê dựa trên quy mô tại các chi nhánh.
d) Chi phí phát sinh thêm và duy trì
Ngoài số tiền đầu tư vào quán cafe, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm chi phí phát sinh và vốn duy trì quán cafe. Nguồn vốn sẽ đến từ doanh thu sinh lời, vốn đầu tư mới hoặc trích từ vốn đầu tư ban đầu. Thời gian đầu mở quán cafe, nên dự trù chi phí duy trì quán cafe từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng để chi trả các khoản như: lương nhân viên, điện nước, nhập hàng…