Một số hình thức đào tạo khác

Một phần của tài liệu XTTM_5703_Trung-Nguyên (Trang 119)

a) Người lao động tự đào tạo:

Người lao động chủ động học tập qua sách báo, qua các nguồn thông tin đại chúng, qua kinh nghiệm thực tế…để nắm vững chuyên môn, công việc của mình. Đây là hình thức đào tạo đơn giản nhất, đỡ tốn kém cả về chi phí vật chất lẫn thời gian. Song đòi hỏi người lao động phải có nghị lực, có lòng kiên nhẫn để hoàn thành kế hoạch học tập của mình.

b) Đào tạo thông qua hình thức tổ chức các cuộc thi thợ giỏi, các cuộc hội thảo.

Qua các hình thức này, người lao động có thể nghe các giảng viên, báo cáo viên báo cáo về một số vấn đề chuyên sâu hoặc tổng hợp phục vụ cho chuyên ngành hay cho

110

công việc của họ. Qua các hội thảo người lao động trực tiếp trao đổi bàn bạc tranh luận về vấn đề họ quan tâm, cùng nhau xây dựng những giải pháp cho một vấn đề nào đó và trao đổi những kinh nghiệm trong quản lý, trong công việc. Các doanh nghiệp nên chú ý tới hình thức tổ chức này.

c) Đào tạo theo kiểu chương trình hóa với sự trợ giúp của máy tính.

Người lao động tự học theo sự chỉ dẫn trong máy tính theo chương trình học tập được viết sẵn trong phần mềm máy tính. Khi doanh nghiệp cần đào tạo một nghề nào đó chỉ cần mua phần mềm về cho học viên, họ tự học và không cần tới giáo viên. Và hình thức này cũng cho phép đào tạo cùng một lúc rất nhiều kỹ năng mà không cần có giáo viên hướng dẫn thường xuyên. Tuy nhiên, do hình thức này không có giáo viên hướng dẫn nên khi học viên gặp vướng mắc trong vấn đề nào đó sẽ không được giải đáp kịp thời. Nó chỉ áp dụng đối với một số đối tượng nhất định.

d) Đào tạo dưới sự trợ giúp của các phương tiện nghe nhìn.

111

CHƯƠNG 6

KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO 6.1. CÁC VẤN ĐỀ RỦI RO

Khi mở rộng thương hiệu tại nước ngoài đặc biệt là nước Mỹ sẽ có những khó khăn nhất định mà doanh nghiệp sẽ gặp phải. Cho nên doanh nghiệp cần phải dự báo trước được khả năng mà những khó khăn đó có thể xảy ra.

a) Phân biệt chủng tộc

Người gốc Á vốn bị coi là vô hình và không có tiếng nói trong một thời gian rất dài. Trong hàng thập kỷ qua, họ đã luôn đứng lên để chống lại phân biệt chủng tộc, cất tiếng nói mạnh mẽ cho cộng đồng mình, chỉ là không ai buồn lắng nghe. Nhiều hành động được thực hiện như ra mắt phim #StopAsianHateTogether như một lời kêu gọi để những tiếng nói này được lắng nghe nhiều hơn, biến chuyển thành hành động để bảo vệ cộng đồng người gốc Á. Cho nên việc mở rộng kinh doanh tại Mỹ được xem là rủi ro lớn khi có khả năng bị tấn công bởi thành phần chống phá, thù ghét người gốc Á cũng như người châu Á.

b) Khó khăn trong xây dựng thương hiệu

Kinh doanh quán cà phê là một lĩnh vực cạnh tranh gay gắt và khốc liệt khi số lượng các thương hiệu mới ngày càng gia tăng. Vì vậy, rủi ro khi mở quán cà phê gặp phải nhiều nhất chính là không tạo ra được giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng, không khiến họ nhớ đến và quyết định trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp.

c) Rủi ro về vấn đề tài chính

Rủi ro khi mở quán cà phê không thể không nhắc đến chính là tình trạng khủng hoảng tài chính. Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu từ công đoạn thi công, mua sắm vật tư đến khi vận hành và thu được lợi nhuận. Nhưng nếu không chuẩn bị và phân bổ được nguồn tài chính phù hợp thì cửa hàng của doanh nghiệp khó lòng trụ vững được trong thời gian dài. Đây là lý do khiến nhiều cửa hàng phải “ngã ngựa” đau đớn chỉ sau vài tháng. Ngoài ra, còn có thể xảy ra những vấn đề khác phát sinh thêm làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên cần phải chuẩn bị kỹ.

112

Xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ là rủi ro khi mở quán cà phê dễ khiến doanh nghiệp thất bại. Vì nếu doanh nghiệp xác định sai đối tượng khách hàng sẽ dẫn đến hệ lụy là địa điểm, phong cách thiết kế quán cà phê, các món trong menu, giá thành…sẽ không đáp ứng đúng nhu cầu và sở thích của khách hàng. Điều này chính là rủi ro khi mở quán cà phê khiến quán không thu hút được khách hàng, và chắc chắn doanh nghiệp không giữ chân được khách hàng đến quán vào lần sau. Ngày nay, quán cà phê là địa chỉ quen thuộc trong những buổi gặp gỡ, trao đổi công việc, học tập. Đây cũng là nơi thư giãn, chỗ nghỉ chân, chốn hẹn hò của nhiều cặp đôi. Vì vậy, quán phục vụ cho rất nhiều đối tượng như: nhân viên văn phòng, công sở, học sinh, sinh viên, tài xế…

e) Vấn đề về nguồn nguyên liệu

Việc vận chuyển nguyên liệu từ Việt Nam sang không phải lúc nào cũng thuận lợi. Nhiều tình huống có thể xảy ra như gặp vấn đề trong quá trình vận chuyển, nguồn nguyên liệu chưa sẵn sàng để vận chuyển, nguồn nguyên liệu chưa đủ điều kiện, …Và khi không còn nguồn nguyên liệu thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều bất lợi. Bên cạnh đó, không thể sử dụng cà phê Việt Nam, doanh nghiệp phải sử dụng cà phê tại khu vực sẽ làm hương vị thay đổi cũng như không phù hợp với thực đơn của quán. Không mang lại cảm giác kỳ vọng như mong đợi của khách hàng, tạo ấn tượng không tốt cũng như ấn tượng xấu của khách hàng đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, còn các vấn đề khác như cách bảo quản, lượng cung không đủ để phân phối ra các chi nhánh khác, … Tất cả đều gây ra rất nhiều bất lợi cho doanh nghiệp.

f) Không có chiến lược Marketing phù hợp

Tiếp tục cho chuỗi rủi ro khi mở quán cà phê, đó là không đầu tư vào Marketing và thiếu một chiến lược rõ ràng để quảng bá thương hiệu cũng như thu hút khách hàng mục tiêu biết đến quán của mình. Thị trường kinh doanh cà phê không một ai đợi ai, người đi sau nếu không nỗ lực sẽ thất bại thảm hại. Vì vậy, hãy dành thời gian nghiên cứu và lên một chiến lược Marketing cụ thể chia theo từng giai đoạn, phát triển từ Marketing truyền thống cho đến Marketing online để khách hàng biết đến quán của doanh nghiệp nằm ở đâu, chất lượng dịch vụ ra làm sao và điểm gì thật sự khiến khách

113

hàng nhất định phải đến quán? Tương tự như nhiều loại hình dịch vụ khác, kinh doanh cà phê rất cần có chiến lược marketing để quảng bá hình ảnh và thu hút khách hàng.

g) Quản lý và điều hành

Có những rủi ro khi mở quán cà phê vẫn còn vào giai đoạn vận hành. Quản lý vận hành quán cà phê thường xoay quanh hai yếu tố là con người và tiền bạc. Về phần con người, để quán cà phê đi vào hoạt động ổn định, doanh nghiệp nên có kế hoạch quản lý về số lượng cũng như chất lượng nhân viên. Hiệu quả làm việc và thái độ nhân viên không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách khi đến quán. Thế nên phải đào tạo nhân viên luôn có thái độ vui vẻ, nhiệt tình, niềm nở khi phục vụ khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên có các quy định thưởng, phạt để đội ngũ đi vào nề nếp, chuyên nghiệp hơn. Tiếp theo về khâu quản lý tiền bạc, nếu có thể doanh nghiệp nên đầu tư phần mềm quản lý bán hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành nhanh chóng khâu kiểm soát tồn kho, doanh thu, lời lỗ mỗi tháng. Đây cũng là một trong những rủi ro khi mở quán cà phê mà doanh nghiệp cần lưu ý. Vì người quản lý, điều hành quán chưa tốt sẽ không thể kiểm soát được số lượng, chất lượng nhân viên. Hiệu quả làm việc và thái độ nhân viên không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách khi đến quán.

h) Mặt bằng không thích hợp

Mặt bằng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến lượng khách của quán. Ví dụ: Quán cà phê mở ở vị trí mặt đường nhưng là đường 1 chiều sẽ khiến khách hàng cảm thấy bất tiện khi phải đi vòng lại. Hoặc quán có mặt bằng nhỏ, không bố trí được nơi để xe cũng gây e ngại cho khách hàng trong mỗi lần ghé đến. Vậy nên, lựa chọn mặt bằng không thích hợp là rủi ro khi mở quán cà phê mà doanh nghiệp cần lưu ý. Mặt bằng cần phải thích hợp với cả về tài chính của doanh nghiệp. Không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn phải có tiền thuê hợp lý. Ngoài ra, như đã nói về vấn nạn phân biệt chủng tộc, doanh nghiệp có thể gặp những thành phần thù ghét người gốc Á, việc bị tấn công hay bị tung tin đồn không tốt về công ty.

i) Thiếu hiểu biết về sản phẩm và kinh doanh

Không có kiến thức cơ bản về cà phê, cách chế biến, chiến lược kinh doanh sẽ là rủi ro rất lớn mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Rủi ro này có thể đến từ việc quản lý nhân

114

viên, chiến lược hoạt động, chất lượng đồ uống và chi phí vận hành… Nhân viên và quản lý thiếu kinh nghiệp, không thể xử lý được khách hàng. Tại Mỹ, quốc gia đa chủng tộc nên có vô vàn kiểu người, tính cách, tôn giáo và lối sống, cách suy nghĩ khác nhau. Khác với Việt Nam, nhân viên có thể nắm bắt được tâm tư của khách hàng một cách dễ dàng, thì ở Mỹ, có thể gặp được nhiều kiểu khách hàng mà họ chưa gặp bao giờ, nên sẽ gây ra tình trạng thiếu chuyên nghiệp, kỹ năng trong mắt khách hàng, gây mất điểm đối với doanh nghiệp.

j) Tính toán giá cả không phù hợp

Một trong những rủi ro khi mở quán cà phê là việc tính toán giá cả không phù hợp. Việc định giá sai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, tính cạnh tranh mà còn tác động đến cảm nhận của khách hàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần xác định mức giá đồ uống phù hợp với chi phí và đối tượng khách hàng mà quán hướng đến.

6.2. KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG

6.2.1. Thay đổi để phù hợp với thị trường

Thị trường Mỹ yêu cầu cao về chất lượng và kĩ thuật nên các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đòi hỏi cao hơn về chất lượng.

Thông qua việc nghiên cứu thị trường ở Mỹ thì doanh nghiệp sẽ xác định sự thay đổi của nhu cầu và điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu của doanh nghiệp mình: gia tăng sản lượng được ưa chuộng, đối với các sản phẩm có sức tiêu thụ yếu thì điều tra nguyên nhân và đưa ra quyết định nên loại bỏ hay thay đổi cho phù hợp.

6.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh

Giá cả và chất lượng là hai yếu tố cạnh tranh cơ bản và quan trọng đối với bất cứ mặt hàng nào xuất hiện tại Mỹ. do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp cần hạ thấp giá thành đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng cáo.

6.2.3. Thay đổi kế hoạch xây dựng thương hiệu

Việc tạo được điểm nhấn khiến khách hàng lưu tâm là điều cần được ưu tiên. Để nhận được sự tin tưởng, trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng bắt buộc doanh

115

nghiệp cần một kế hoạch xây dựng thương hiệu trong thời gian dài bằng sự đặc trưng trong phong cách, chất lượng đồ uống, chất lượng dịch vụ, trải nghiệm khách hàng. Đây là một kế hoạch chia theo từng giai đoạn với những phương pháp tiếp cận, thu hút khác nhau. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn nỗ lực, thực hiện và thay đổi để bắt kịp xu hướng cũng như sở thích của khách hàng, điều này mới giúp doanh nghiệp tạo được thương hiệu riêng cho mình và “ghi dấu ấn với” khách hàng.

6.2.4. Nghiên cứu kỹ nhu cầu và đối tượng khách hàng

Làm khảo sát, nghiên cứu kỹ về thị trường khi mở rộng kinh doanh sang một thị trường mới là điều luôn cần thiết và không thể thiết của doanh nghiệp. Việc nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu khách hàng một cách chính xác là cách để giữ chân và thu hút được khách hàng. Bên cạnh đó, các cách thức quảng cáo cũng như hương vị cà phê phải phù hợp với tính cách, sở thích và mong muốn của khách hàng. Cho nên cần phải làm nghiên cứu thật kỹ trước khi thực hiện các dự án khác.

6.2.5. Chiến lược Marketing phù hợp

Dành thời gian nghiên cứu và lên một chiến lược Marketing cụ thể chia theo từng giai đoạn, phát triển từ Marketing truyền thống cho đến Marketing online để khách hàng biết đến quán của doanh nghiệp nằm ở đâu, chất lượng dịch vụ ra làm sao và điểm gì thật sự khiến khách hàng nhất định phải đến quán?

6.3. KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA RỦI RO

6.3.1. Tránh được nạn phân biệt chủng tộc

Phân biệt chủng tộc tại Mỹ là điều khó tránh khỏi khi mở kinh doanh tại đây. Nhiều người gốc Á tại Mỹ đã luôn đấu tranh, tạo ra những dự án, chương trình hay các tác phẩm được thực hiện như ra mắt phim #StopAsianHateTogether như một lời kêu gọi để những tiếng nói này được lắng nghe nhiều hơn, biến chuyển thành hành động để bảo vệ cộng đồng người gốc Á. Nên doanh nghiệp cần phải khảo sát và nghiên cứu thị trường về khu vực mà doanh nghiệp sẽ đặt chi nhánh hay quảng bá thương hiệu. Xem xét dân cư và cộng đồng xung quanh, đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Có thể đặt tại những khu vực dành cho người châu Á như các khu phố ăn uống, khu người gốc Á.

116

6.3.2. Hạn chế rủi ro về vấn đề tài chính

Rủi ro về tài chính luôn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong thời gian vận hành doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn vốn dự phòng để hoạt động khoảng 3 tháng đầu để duy trì cho đến khi hoạt động của quán đi vào thời kỳ ổn định và phát triển. Dự phòng được phần chi phí phát sinh thêm và các sự cố bất ngờ để tránh việc kinh doanh bị trì trệ.

6.3.3. Đảm bảo nguồn nguyên liệu tốt

Nguồn nguyên liệu là phần cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nên cần phải luôn kiểm soát tốt. Hợp tác với nguồn cung, kiểm tra, kiểm soát kỹ về chất lượng và quy trình sản xuất. Đảm bảo đầu vào nguyên liệu là tốt nhất. Bên cạnh đó về khâu vận chuyển phải an toàn, tỉ lệ phần trăm xảy ra sự số là rất ít. Đồng thời, Trung Nguyên cần đầu tư máy móc thiết bị chế biến cà phê tại Mỹ để phân chia rủi ro ra khi gặp sự cố. Kết hợp thực hiện danh mục sản phẩm thay thế, làm phù hợp khẩu vị khác hàng trong trường hợp không có loại cà phê chủ đạo.

6.3.4. Thiết lập chính sách quản lý và điều hành nhân sự

Về phần con người, để quán cafe đi vào hoạt động ổn định, doanh nghiệp nên có kế hoạch quản lý về số lượng cũng như chất lượng nhân viên. Hiệu quả làm việc và thái độ nhân viên không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách khi đến quán. Thế nên phải đào tạo nhân viên luôn có thái độ vui vẻ, nhiệt tình, niềm nở khi phục vụ khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên có các quy định thưởng, phạt để đội ngũ đi vào nề nếp, chuyên nghiệp hơn.

Tiếp theo về khâu quản lý tiền bạc, nếu có thể doanh nghiệp nên đầu tư phần mềm quản lý bán hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành nhanh chóng khâu kiểm soát tồn kho, doanh thu, lời lỗ mỗi tháng.

117 CHƯƠNG 7 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Bảng 7.1. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TT CÔNG VIỆC THỜI GIAN THỰC HIỆN TỪ NGÀY ĐẾN NGÀY NGƯỜI THỰC HIỆN NGÂN SÁCH

1 Quảng cáo 40 Ngày 27/06/2021 05/08/2021 6.668.000.000

Thuê bảng led Quảng

cáo ngoài trời 3 ngày 28/07/2021 31/07/2021 Duyên 960.000.000

Một phần của tài liệu XTTM_5703_Trung-Nguyên (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)