KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu XTTM_5703_Trung-Nguyên (Trang 116)

5.2.1. Mục tiêu đào tạo và phát triển đội ngũ

Trung Nguyên nhận thức rõ vai trò của chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay phải có khả năng thích ứng cao với các yêu cầu không ngừng thay đổi của kỹ thuật và khả năng chuyển đổi nghề.

Mục tiêu của đào tạo nhân viên Trung Nguyên:

 Nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức, đào tạo người lao động phù hợp với công việc.

 Giúp cho đội ngũ công nhân mới làm quen với công việc.

 Cập nhật thông tin, kiến thức mới cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là lao động quản lý.

107

 Chuẩn bị đội ngũ kế cận trong định hướng phát triển tương lai của doanh nghiệp. Người lao động sau các khóa đào tạo sẽ được hiểu biết hơn, thành thạo kỹ năng hơn đáp ứng yêu cầu của sự phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ, đáp ứng được sự phát triển quy mô, đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường.

5.2.2. Đào tạo và phát triển đội ngũ

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Trung Nguyên trở nên ngày càng quan trọng nhằm từng bước nâng cao và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động một cách hệ thống thông qua quá trình làm việc, qua đó đánh giá khả năng của họ một cách toàn diện trong từng giai đoạn. Xuất phát từ lợi ích và yêu cầu đó đòi hỏi mỗi người lao động phải có một trình độ đáp ứng yêu cầu công việc và có đội ngũ nhân viên giỏi có đủ trình độ năng lực phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngày nay, với sự sôi động của công nghệ thông tin và những yêu cầu khác nhau về đội ngũ lao động ở từng thời điểm mà các doanh nghiệp sẽ chọn các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với doanh nghiệp mình.

5.2.2.1. Đào tạo trong công việc

Đây là hình thức đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc trong đó học viên được học các kiến thức, kĩ năng ngay trong quá trình thực hiện công việc.

a. Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn:

Đây là hình thức đào tạo mà học viên quan sát và ghi nhớ cách thực hiện công việc của người hướng dẫn sau đó làm việc dưới sự hướng dẫn của họ. Hình thức này áp dụng với những công nhân trực tiếp sản xuất những công việc mang tính phổ thông hoặc áp dụng những công việc lao động gián tiếp đơn giản.

Quy trình đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: trước tiên người được giao công việc chỉ dẫn sẽ giới thiệu cho học viên về toàn bộ công việc sau đó sẽ thao tác thử để học viên quan sát và ghi nhớ cách làm và học viên phải thực hiện lại các thao tác đó dưới sự giám sát của người hướng dẫn. Phương pháp này dễ học, học viên có thể nắm bắt ngay cách thức thực hiện công việc. Tuy nhiên học viên không được trang bị lý thuyết một cách hệ thống sẽ có thể không hiểu được bản chất cũng như phương pháp thực

108

hiện công việc. Hiệu quả của hình thức đào tạo này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ học vấn, trình độ sư phạm của người hướng dẫn. Do học viên có thể học được cả cái hay và điều chưa được của người hướng dẫn. Đặc biệt sự nhiệt tình của người hướng dẫn cũng ảnh hưởng đến sự hiểu biết nông hay sâu của học viên về công việc.

b. Đào tạo theo kiểu học nghề:

Là hình thức đào tạo kết hợp việc học lý thuyết và học thực hành trên máy móc. Hình thức này thường áp dụng đối với nghề cơ khí, xây dựng.

c. Đào tạo theo kiểu kèm cặp chỉ bảo:

Hình thức này áp dụng đối với người lao động quản lý và trong quá trình học việc học viên được giao một số nhiệm vụ cụ thể tự chịu trách nhiệm về công việc đó. Những người đảm nhận vai trò hướng dẫn là lãnh đạo trực tiếp hay đồng nghiệp am hiểu kèm cặp. Hiệu quả của hình thức đào tạo này phụ thuộc nhiều vào trách nhiệm và sự am hiểu công việc thực tế của người hướng dẫn. Vì vậy để hình thức này hiệu quả phải có hợp đồng chặt chẽ quy định rõ trách nhiệm người học và người dạy.

d. Luân phiên thay đổi công việc:

Hình thức đào tạo này cho người lao động chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác, phân xưởng này sang phân xưởng khác để thực hiện những công việc hoàn toàn khác nhau về nội dung cũng như phương pháp thực hiện. Hình thức này áp dụng cả cho người lao động quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất. Vì luôn phiên thay đổi công việc nên bị hạn chế về mức độ chuyên sâu của người lao động và sẽ tạo ra những khó khăn nhất định trong công tác quản lý. Tuy nhiên, hình thức này cung cấp đội ngũ lao động đào tạo đa kỹ năng là điều kiện cho công ty bố trí sử dụng lao động thuận lợi. Qua việc luân phiên này ở từng bộ phận công việc người lao động sẽ có cơ hội nhận ra khả năng thực tế của mình nhằm phát huy tốt nhất khả năng sở trường của mình.

5.2.2.2. Đào tạo ngoài công việc

Là hình thức người lao động được tách ra khỏi công việc và môi trường làm việc để đưa đến môi trường học tập.

109

Doanh nghiệp đứng ra tổ chức các lớp đào tạo dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có của doanh nghiệp rồi mời giáo viên về dạy. Thường thì những lớp này không thường xuyên, khi nào doanh nghiệp có nhu cầu với công việc đặc thù hoặc với những công việc mà đào tạo trong công việc không đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Chương trình đào tạo của phương pháp này chia làm 2 phần:

- Học lý thuyết: Thường được tiến hành một cách tập trung trên lớp do giáo viên giảng dạy (giáo viên có thể là người trong doanh nghiệp, người quản lý, cán bộ lãnh đạo hoặc giáo viên mời từ bên ngoài).

- Phần thực hành: Học viên được đưa đến cơ sở được trang bị bố trí những thiết bị cần thiết và chuyên dùng cho công việc của họ sau này dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Qua công việc học tập này học viên được trang bị lý luận một cách hệ thống. Vì vừa được học lý thuyết, vừa được học thực hành học viên sẽ nhanh chóng nắm bắt được kỹ năng công việc. Hình thức này tiết kiệm được chi phí cho quá trình đào tạo và trong một lần có thể đào tạo được nhiều học viên.

b. Cử đi học tại các lớp, trường chính quy.

Người lao động được tạm ngừng công việc để đến trường, lớp chuyên nghành để học tập. Thời gian dành cho hình thức này dài và rất tốn kém chi phí. Học viên được cử đi học, được đào tạo một cách có hệ thống, bài bản và tính chuyên nghiệp trong quá trình đào tạo được đảm bảo.

5.2.2.3. Một số hình thức đào tạo khác

a) Người lao động tự đào tạo:

Người lao động chủ động học tập qua sách báo, qua các nguồn thông tin đại chúng, qua kinh nghiệm thực tế…để nắm vững chuyên môn, công việc của mình. Đây là hình thức đào tạo đơn giản nhất, đỡ tốn kém cả về chi phí vật chất lẫn thời gian. Song đòi hỏi người lao động phải có nghị lực, có lòng kiên nhẫn để hoàn thành kế hoạch học tập của mình.

b) Đào tạo thông qua hình thức tổ chức các cuộc thi thợ giỏi, các cuộc hội thảo.

Qua các hình thức này, người lao động có thể nghe các giảng viên, báo cáo viên báo cáo về một số vấn đề chuyên sâu hoặc tổng hợp phục vụ cho chuyên ngành hay cho

110

công việc của họ. Qua các hội thảo người lao động trực tiếp trao đổi bàn bạc tranh luận về vấn đề họ quan tâm, cùng nhau xây dựng những giải pháp cho một vấn đề nào đó và trao đổi những kinh nghiệm trong quản lý, trong công việc. Các doanh nghiệp nên chú ý tới hình thức tổ chức này.

c) Đào tạo theo kiểu chương trình hóa với sự trợ giúp của máy tính.

Người lao động tự học theo sự chỉ dẫn trong máy tính theo chương trình học tập được viết sẵn trong phần mềm máy tính. Khi doanh nghiệp cần đào tạo một nghề nào đó chỉ cần mua phần mềm về cho học viên, họ tự học và không cần tới giáo viên. Và hình thức này cũng cho phép đào tạo cùng một lúc rất nhiều kỹ năng mà không cần có giáo viên hướng dẫn thường xuyên. Tuy nhiên, do hình thức này không có giáo viên hướng dẫn nên khi học viên gặp vướng mắc trong vấn đề nào đó sẽ không được giải đáp kịp thời. Nó chỉ áp dụng đối với một số đối tượng nhất định.

d) Đào tạo dưới sự trợ giúp của các phương tiện nghe nhìn.

111

CHƯƠNG 6

KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO 6.1. CÁC VẤN ĐỀ RỦI RO

Khi mở rộng thương hiệu tại nước ngoài đặc biệt là nước Mỹ sẽ có những khó khăn nhất định mà doanh nghiệp sẽ gặp phải. Cho nên doanh nghiệp cần phải dự báo trước được khả năng mà những khó khăn đó có thể xảy ra.

a) Phân biệt chủng tộc

Người gốc Á vốn bị coi là vô hình và không có tiếng nói trong một thời gian rất dài. Trong hàng thập kỷ qua, họ đã luôn đứng lên để chống lại phân biệt chủng tộc, cất tiếng nói mạnh mẽ cho cộng đồng mình, chỉ là không ai buồn lắng nghe. Nhiều hành động được thực hiện như ra mắt phim #StopAsianHateTogether như một lời kêu gọi để những tiếng nói này được lắng nghe nhiều hơn, biến chuyển thành hành động để bảo vệ cộng đồng người gốc Á. Cho nên việc mở rộng kinh doanh tại Mỹ được xem là rủi ro lớn khi có khả năng bị tấn công bởi thành phần chống phá, thù ghét người gốc Á cũng như người châu Á.

b) Khó khăn trong xây dựng thương hiệu

Kinh doanh quán cà phê là một lĩnh vực cạnh tranh gay gắt và khốc liệt khi số lượng các thương hiệu mới ngày càng gia tăng. Vì vậy, rủi ro khi mở quán cà phê gặp phải nhiều nhất chính là không tạo ra được giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng, không khiến họ nhớ đến và quyết định trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp.

c) Rủi ro về vấn đề tài chính

Rủi ro khi mở quán cà phê không thể không nhắc đến chính là tình trạng khủng hoảng tài chính. Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu từ công đoạn thi công, mua sắm vật tư đến khi vận hành và thu được lợi nhuận. Nhưng nếu không chuẩn bị và phân bổ được nguồn tài chính phù hợp thì cửa hàng của doanh nghiệp khó lòng trụ vững được trong thời gian dài. Đây là lý do khiến nhiều cửa hàng phải “ngã ngựa” đau đớn chỉ sau vài tháng. Ngoài ra, còn có thể xảy ra những vấn đề khác phát sinh thêm làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên cần phải chuẩn bị kỹ.

112

Xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ là rủi ro khi mở quán cà phê dễ khiến doanh nghiệp thất bại. Vì nếu doanh nghiệp xác định sai đối tượng khách hàng sẽ dẫn đến hệ lụy là địa điểm, phong cách thiết kế quán cà phê, các món trong menu, giá thành…sẽ không đáp ứng đúng nhu cầu và sở thích của khách hàng. Điều này chính là rủi ro khi mở quán cà phê khiến quán không thu hút được khách hàng, và chắc chắn doanh nghiệp không giữ chân được khách hàng đến quán vào lần sau. Ngày nay, quán cà phê là địa chỉ quen thuộc trong những buổi gặp gỡ, trao đổi công việc, học tập. Đây cũng là nơi thư giãn, chỗ nghỉ chân, chốn hẹn hò của nhiều cặp đôi. Vì vậy, quán phục vụ cho rất nhiều đối tượng như: nhân viên văn phòng, công sở, học sinh, sinh viên, tài xế…

e) Vấn đề về nguồn nguyên liệu

Việc vận chuyển nguyên liệu từ Việt Nam sang không phải lúc nào cũng thuận lợi. Nhiều tình huống có thể xảy ra như gặp vấn đề trong quá trình vận chuyển, nguồn nguyên liệu chưa sẵn sàng để vận chuyển, nguồn nguyên liệu chưa đủ điều kiện, …Và khi không còn nguồn nguyên liệu thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều bất lợi. Bên cạnh đó, không thể sử dụng cà phê Việt Nam, doanh nghiệp phải sử dụng cà phê tại khu vực sẽ làm hương vị thay đổi cũng như không phù hợp với thực đơn của quán. Không mang lại cảm giác kỳ vọng như mong đợi của khách hàng, tạo ấn tượng không tốt cũng như ấn tượng xấu của khách hàng đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, còn các vấn đề khác như cách bảo quản, lượng cung không đủ để phân phối ra các chi nhánh khác, … Tất cả đều gây ra rất nhiều bất lợi cho doanh nghiệp.

f) Không có chiến lược Marketing phù hợp

Tiếp tục cho chuỗi rủi ro khi mở quán cà phê, đó là không đầu tư vào Marketing và thiếu một chiến lược rõ ràng để quảng bá thương hiệu cũng như thu hút khách hàng mục tiêu biết đến quán của mình. Thị trường kinh doanh cà phê không một ai đợi ai, người đi sau nếu không nỗ lực sẽ thất bại thảm hại. Vì vậy, hãy dành thời gian nghiên cứu và lên một chiến lược Marketing cụ thể chia theo từng giai đoạn, phát triển từ Marketing truyền thống cho đến Marketing online để khách hàng biết đến quán của doanh nghiệp nằm ở đâu, chất lượng dịch vụ ra làm sao và điểm gì thật sự khiến khách

113

hàng nhất định phải đến quán? Tương tự như nhiều loại hình dịch vụ khác, kinh doanh cà phê rất cần có chiến lược marketing để quảng bá hình ảnh và thu hút khách hàng.

g) Quản lý và điều hành

Có những rủi ro khi mở quán cà phê vẫn còn vào giai đoạn vận hành. Quản lý vận hành quán cà phê thường xoay quanh hai yếu tố là con người và tiền bạc. Về phần con người, để quán cà phê đi vào hoạt động ổn định, doanh nghiệp nên có kế hoạch quản lý về số lượng cũng như chất lượng nhân viên. Hiệu quả làm việc và thái độ nhân viên không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách khi đến quán. Thế nên phải đào tạo nhân viên luôn có thái độ vui vẻ, nhiệt tình, niềm nở khi phục vụ khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên có các quy định thưởng, phạt để đội ngũ đi vào nề nếp, chuyên nghiệp hơn. Tiếp theo về khâu quản lý tiền bạc, nếu có thể doanh nghiệp nên đầu tư phần mềm quản lý bán hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành nhanh chóng khâu kiểm soát tồn kho, doanh thu, lời lỗ mỗi tháng. Đây cũng là một trong những rủi ro khi mở quán cà phê mà doanh nghiệp cần lưu ý. Vì người quản lý, điều hành quán chưa tốt sẽ không thể kiểm soát được số lượng, chất lượng nhân viên. Hiệu quả làm việc và thái độ nhân viên không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách khi đến quán.

h) Mặt bằng không thích hợp

Mặt bằng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến lượng khách của quán. Ví dụ: Quán cà phê mở ở vị trí mặt đường nhưng là đường 1 chiều sẽ khiến khách hàng cảm thấy bất tiện khi phải đi vòng lại. Hoặc quán có mặt bằng nhỏ, không bố trí được nơi để xe cũng gây e ngại cho khách hàng trong mỗi lần ghé đến. Vậy nên, lựa chọn mặt bằng không thích hợp là rủi ro khi mở quán cà phê mà doanh nghiệp cần lưu ý. Mặt bằng cần phải thích hợp với cả về tài chính của doanh nghiệp. Không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn phải có tiền thuê hợp lý. Ngoài ra, như đã nói về vấn nạn phân biệt chủng tộc, doanh nghiệp có thể gặp những thành phần thù ghét người gốc Á, việc bị tấn công hay bị tung tin đồn không tốt về công ty.

Một phần của tài liệu XTTM_5703_Trung-Nguyên (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)