Về phía bên cung cấp, PTNL do nhà nước và doanh nghiệp cung cấp. Cả nhà nước và doanh nghiệp đều tham gia vào các nội dung khác nhau hoặc các lĩnh vực PTNL chủ chốt. Trong khi nhà nước tham gia sâu vào giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, GDNN và tập trung ít hơn cho giáo dục khơng chính quy và phi chính quy thì doanh nghiệp lại thực hiện hầu hết các hoạt động học tập và phát triển tại doanh nghiệp, và họ cũng có thể tham gia cung cấp giáo dục khơng chính quy, GDNN và là đối tác trong giáo dục đại học. Từ góc độ bên thụ hưởng, có thể nhận thấy các lĩnh vực PTNL chủ chốt bằng cách phân biệt các đối tượng thụ hưởng khác nhau khi tham gia vào hoạt động học tập (suốt đời): học sinh phổ thông, sinh viên đại học, người học việc/học viên/thực tập sinh trong GDNN, người dân hoặc người lao động trong giáo dục khơng chính quy/phi chính quy và người lao động tham gia học tập và phát triển tại doanh nghiệp.
Khái niệm học tập suốt đời được hình thành vào nửa sau của thế kỷ 20 và sau đó được diễn giải và áp dụng trong nhiều văn bản/tài liệu của các tổ chức như UNESCO, ILO, OECD và các tổ chức khác. Báo cáo của UNESCO “Học để tồn tại” (UNESCO 1972)5 đã giới thiệu khái niệm “giáo dục suốt đời”, trong đó định vị giáo dục chính quy trong bối cảnh học tập rộng hơn trong suốt cuộc đời. Một bước đi quan trọng trong phát triển khái niệm này chính là Báo cáo Delors (UNESCO 1996), trong đó đề xuất bốn trụ cột học tập: Học để biết - Học để làm - Học để tồn tại - Học
để chung sống. Báo cáo lập luận rằng giáo dục chính quy có xu hướng tập trung vào “học để biết” và trở thành lực cản đối với ba loại hình học tập cịn lại vốn cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của con người. Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết phải tư duy về học tập trong suốt cuộc đời, và cần phải đảm bảo làm sao để mọi người có thể phát triển tri thức, kỹ năng và thái độ làm việc, quyền công dân và phát triển bản thân.
Học tập suốt đời ở khu vực ASEAN “chủ yếu phát triển từ lịch sử giáo dục khơng chính quy cho người lớn với mục đích dạy đọc viết cơ bản, các kỹ năng cơ bản và giáo dục thường xuyên. Điều này đã làm tăng nhu cầu đào tạo nghề của các thành phần kinh tế khác nhau.” (UNESCO 2017, 14). Hiện nay, các quốc gia Đông Nam Á đều nhận thức rõ rằng nhu cầu học tập suốt đời sẽ tiếp tục tăng (UNESCO 2017, 53; ILO 2019, 43).
Có nhiều định nghĩa về học tập suốt đời mặc dù đa phần các định nghĩa có xu hướng giống nhau. Trong “Khung Hành động Giáo dục đến năm 2030” của UNESCO về thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 4, học tập suốt đời bao gồm “các hoạt động học tập cho người dân ở mọi lứa tuổi (trẻ em, thanh niên, người lớn và người già, trẻ em gái và trẻ em trai, phụ nữ và nam giới) trong mọi bối cảnh cuộc sống (gia đình, nhà trường, cộng đồng, nơi làm việc, v.v.) và thơng qua nhiều hình thức khác nhau (chính quy, khơng chính quy và phi chính quy) nhằm đáp ứng nhu cầu và yêu cầu học tập đa dạng. Những hệ thống giáo dục khuyến khích học tập suốt đời đều áp dụng cách tiếp cận tổng thể và toàn ngành liên quan đến tất cả các cấp học để đảm bảo cung cấp cơ hội học tập cho mọi cá nhân” (UNESCO 2016, 30). Cách tiếp cận tương tự được Ủy ban châu Âu áp dụng, trong đó định nghĩa học tập suốt đời là “tất cả hoạt động học tập được thực hiện trong suốt cuộc đời với mục đích nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực từ góc độ cá nhân, cơng dân, xã hội và/hoặc liên quan đến việc làm” (Ủy ban châu Âu 2001, 9).
Học tập suốt đời trở nên quan trọng khi nhịp độ thay đổi trong doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng do đổi mới cơng nghệ và khiến kỹ năng, năng lực cá nhân trở nên nhanh chóng dư thừa, buộc người lao động phải chuyển đổi nghề nhiều lần trong suốt quãng đời làm việc của họ. Trong thị trường lao động ngày càng năng động, mơ hình truyền thống dành 10-15 năm cho giáo dục/đào tạo và 40 năm làm việc ở cùng một ngành và làm cùng một nghề khơng cịn phù hợp nữa, mặc dù mơ hình này vẫn cịn tồn tại ở hầu hết các ngành kinh tế của các quốc gia thành viên ASEAN. Trong bối cảnh như vậy, học tập trở thành nỗ lực suốt đời. Từ góc độ này, cá nhân được kỳ vọng là sẽ chịu trách nhiệm về việc học của chính mình nhờ có hệ sinh thái với đầy đủ hỗ trợ cần thiết. Tại thời điểm này, học tập suốt đời và PTNL cần gắn kết với nhau. Mặc dù mỗi cá nhân phải chấp nhận chịu trách nhiệm về quá trình học liên tục của mình, cơ quan nhà nước (và doanh nghiệp) có trách nhiệm đảm bảo mọi người được tiếp cận với các cơ hội học tập. “Cơ hội tiếp cận phải được đảm bảo suốt đời ở mọi lứa tuổi và phải hướng đến cuộc sống, khuyến khích và cơng nhận quá trình học tập” trong hệ thống giáo dục chính quy và khơng chính quy (OECD 2019a, 30, 234).
Trong nhiều văn bản/tài liệu, nội dung học tập suốt đời bị bỏ ngỏ hoặc được hiểu theo hướng QLNL chứ không phải PTNL (xem Phần 3.1.1). ILO đã đưa ra khái niệm chuẩn tắc, rõ ràng về học tập suốt đời khi gắn khái niệm này với “chương trình nghị sự lấy con người làm trung tâm cho tương lai việc làm” (ILO 2019a, 69ff.: 2019b). Ngoài ra, ILO kêu gọi “tăng cường đầu tư vào năng lực con người” với các nội dung như sau (ILO 2019a, 71):
• Cơng nhận chế độ phổ cập học tập suốt đời và xây dựng hệ thống học tập suốt
đời hiệu quả, cho phép mọi người được đào tạo, đào tạo lại và nâng cao kỹ năng trong suốt cuộc đời.
• Đẩy mạnh đầu tư thể chế, chính sách và chiến lược hỗ trợ người dân thông qua
chuyển đổi tương lai việc làm, phân luồng cho thanh niên tham gia thị trường lao động, mở ra nhiều lựa chọn hơn cho lao động lớn tuổi tiếp tục tham gia hoạt động kinh tế và chủ động chuẩn bị hành trang cho người lao động sẵn sàng chuyển đổi thị trường lao động.
• Triển khai chương trình nghị sự về bình đẳng giới - một chương trình có thể
đo lường được và mang đến sự thay đổi thơng qua đảm bảo trách nhiệm bình đẳng giữa nam và nữ, trách nhiệm giải trình về tiến độ, tăng cường đại diện tập thể của nữ giới, xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử về giới, chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc.
• Tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội, đảm bảo chế độ bảo trợ xã hội toàn dân
từ lúc sinh ra cho đến khi tuổi già dành cho người lao động ở mọi hình thức lao động (bao gồm cả trường hợp tự doanh) dựa trên nguồn tài chính bền vững và nguyên tắc thống nhất và chia sẻ rủi ro.
Hầu hết các nghiên cứu về học tập suốt đời đều thể hiện tầm nhìn, mong muốn và ý kiến tranh luận nhưng ít khi cho thấy thực tiễn triển khai. Vì vậy, ý tưởng học tập suốt đời mới chỉ cho thấy mục tiêu rộng lớn đầy tham vọng và đưa ra định hướng cho hoạch định chính sách mà khơng cung cấp thơng tin chi tiết về những lĩnh vực hành động và lộ trình đạt mục tiêu. Nghiên cứu này hướng đến một vài bước đi xa hơn bằng cách đưa ra khung khái niệm về PTNL/học tập suốt đời và tìm hiểu mối liên hệ giữa mong muốn và thực tiễn ở các quốc gia thành viên ASEAN.
Tuy nhiên, nghiên cứu khơng có ý định đổ lỗi cho bất kỳ quốc gia nào về những thiếu sót khiến cơng tác triển khai chưa đạt yêu cầu. Với phạm vi tiếp cận sâu rộng của lĩnh vực học tập suốt đời, người ta thậm chí có thể cịn nghi ngờ nếu như có quốc gia nào đó đủ khả năng triển khai học tập suốt đời một cách tồn diện. Thay vào đó, chính phủ các nước có thể bỏ qua những nội dung khác và chỉ tập trung vào một số khía cạnh nhất định của học tập suốt đời, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội tổng thể của đất nước mình. Tuy nhiên, cần một khn khổ toàn diện, tạo cơ sở hợp lý để ra quyết định về những ưu tiên và phân bổ nguồn lực khan hiếm cho những lĩnh vực có nhu cầu cấp thiết nhất. Như vậy, học tập suốt đời có thể được coi là một nguyên tắc hoặc “mục tiêu hướng tới”6 rất cần thiết để đưa