Dấu “X” là giải pháp can thiệp đã được khảo sát trong báo cáo quốc gia tương ứng Dấu “(X)” là chủ đề bổ sung cũng đã được khảo sát (nhưng không kỹ như bốn chủ đề ưu tiên).

Một phần của tài liệu ASEAN_Regional_HRD_Report_VN (Trang 81 - 84)

Mặc dù tất cả các chuyên gia trong nước đều khảo sát ít nhất bốn giải pháp, một chuyên gia đã nghiên cứu tất cả các giải pháp (chuyên gia Philippin) và hai chuyên gia khác đã thu thập một số dữ liệu cho những nội dung nằm ngoài nhiệm vụ trọng tâm (chuyên gia Brunei, Malaysia). Về tổng thể, đã tiến hành khảo sát tất cả các giải pháp can thiệp ở ít nhất sáu quốc gia thành viên ASEAN.

4.4. Bảng hỏi về sự sẵn sàng

Ngoài những ưu tiên được lựa chọn để khảo sát sâu hơn, mỗi chuyên gia trong nước đều được kỳ vọng thu thập dữ liệu thông qua “bảng hỏi về sự sẵn sàng” (xem Phụ lục 2). Bên cạnh một số dữ liệu ngắn gọn liên quan đến bối cảnh, bảng hỏi bao gồm sáu giải pháp can thiệp, mỗi giải pháp đều được tách thành mục riêng. Trong mỗi mục, người trả lời bảng hỏi được yêu cầu đánh giá tầm quan trọng và kết quả thực thi ở quốc gia mình.

Việc đánh giá “tầm quan trọng/mong muốn” và “kết quả thực thi/kết quả thực hiện” cần phải chỉ ra được mức độ sẵn sàng cũng như “khoảng cách về sự sẵn sàng” giữa mong muốn và kết quả thực hiện ở mỗi quốc gia: Quốc gia đã và đang hướng đến một hệ thống PTNL hiện đại như thế nào?

Ở mỗi quốc gia thành viên ASEAN, có ít nhất 25 bảng hỏi phải được hồn thành đầy đủ. Việc lựa chọn và phân bố người trả lời bảng hỏi do chuyên gia trong nước quyết định. Tuy nhiên, yêu cầu là ít nhất ba trong số các tổ chức/đơn vị sau phải có ít nhất một người tham gia trả lời:

Các Bộ, ngành

Trường tiểu học/THCS

Trung cấp nghề/cao đẳng nghề/học viện

Trường đại học

Doanh nghiệp

Ngồi kết quả phân tích tài liệu, phỏng vấn bên liên quan, thu thập và phân tích dữ liệu thơng qua bảng hỏi (nhỏ), chuyên gia trong nước còn phải tổng hợp các số liệu thống kê sau đây về PTNL/học tập suốt đời ở quốc gia mình:

Số năm đi học bình qn

Thanh niên chưa có việc làm, chưa đi học/chưa qua đào tạo (%)

Tỷ lệ biết đọc biết viết, biết tính tốn (nhóm 15-24 tuổi)

Tỷ lệ biết đọc biết viết và đi học/tuyển sinh của đối tượng có hồn cảnh khó khăn

Tỷ lệ đi học tiểu học (nhóm 0-14 tuổi)

Tỷ lệ hồn thành tiểu học (nhóm 15-24 tuổi)

Tỷ lệ đi học trung học (nhóm 0-14 tuổi)

Tỷ lệ hồn thành trung học (nhóm 15-24 tuổi)

Tỷ lệ tuyển sinh GDNN (nhóm 15-24 tuổi)

Tỷ lệ tuyển sinh cao đẳng/đại học (nhóm 15-24 tuổi)

Một phần của tài liệu ASEAN_Regional_HRD_Report_VN (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)