a. Tăng cường khung thể chế PTNL
PTNL - một phương pháp tiếp cận toàn diện bao trùm tất cả các lĩnh vực giáo dục và học tập - cần được coi là yếu tố hỗ trợ và là quyền lợi trụ cột trong luật pháp, chính sách, quản trị và thể chế nhà nước và chính phủ. Ví dụ, cần có luật quy định về cấp kinh phí PTNL, các văn bản chính sách quy định những chiến lược, chương trình và kế hoạch hành động ràng buộc trong các giải pháp can thiệp, năng lực thể chế để tăng cường và triển khai có trách nhiệm các chương trình liên quan.
b. Tăng cường sự phối kết hợp của các cơ quan chuyên ngành ASEAN và các bên liên quan
Vì PTNL bao trùm tất cả các lĩnh vực giáo dục và học tập nên thu hút sự tham gia của nhiều bên liên quan (VD: khu vực tư nhân, giới học giả, các đối tác ba bên). Điều này có thể mang đến năng lực cực lớn trong thiết kế và triển khai các sáng kiến hiệu quả. Tuy nhiên, cũng phát sinh những yêu cầu khắt khe về điều phối và hợp tác. Trong chính phủ, thường có nhiều Bộ, ngành cùng quan tâm đến một vấn đề. Ví dụ, ở Myanmar, có 13 bộ tham gia cung cấp các chương trình đào tạo/bồi dưỡng giáo viên GDNN (Lythe 2015). Đơi khi, thiếu sự phối hợp có thể dẫn đến việc tình trạng khơng thể triển khai (ví dụ, xem GIZ 2020, 37, 41, 48, 77; về những kinh nghiệm hay, xem UNESCO 2017, 20).
c. Tăng cường đối thoại giữa ASEAN và các đối tác bên ngoài của ASEAN
Vì Tuyên bố ASEAN về Phát triển nhân lực cho thế giới công việc đang thay đổi đã được đại diện của tất cả các quốc gia thành viên ASEAN cùng soạn thảo nên quá trình thực thi cũng sẽ tác động đến tất cả các quốc gia. ASEAN luôn cởi mở trong quan hệ hợp tác với các đối tác bên ngoài (bao gồm các tổ chức quốc tế) nhằm tạo điều kiện chia sẻ những mơ hình, cách làm hay và kinh nghiệm trong thúc đẩy PTNL ở các quốc gia thành viên. Do đó, cần tăng cường và chính thức hóa (nếu cần) các nền tảng và diễn đàn đối thoại.
d. Cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận thông tin về các xu hướng lớn
Khơng dễ có được những dữ liệu về cung và cầu liên quan đến kỹ năng tương lai. Các tổ chức quốc tế cung cấp một số dữ liệu thường mang tính tổng hợp cao, cịn chính phủ các nước lại dựa trên số liệu thống kê của riêng họ mà về bản chất là hướng về quá khứ. Vẫn cần có các dự báo kỹ năng để hỗ trợ khả năng thúc đẩy PTNL theo nhu cầu của thị trường lao động và xã hội của chính phủ, cơ sở giáo dục, khu vực doanh nghiệp và các bên liên quan khác. Để có dữ liệu tốt, cần thực hiện các nghiên cứu việc làm thường xuyên và (nhiều hơn nữa) nghiên cứu về nhu cầu kỹ năng (tương lai), nhất là nghiên cứu theo từng ngành (GIZ 2019, 61). Bởi vì khơng phải quốc gia nào cũng cần thành lập (và cấp kinh phí cho) cơ quan nghiên cứu riêng nên ít nhất phải có các đơn vị chịu trách nhiệm phân tích dữ liệu nghiên cứu sẵn có, đưa những dữ liệu này vào bối cảnh quốc gia và chỉ ra những vấn đề liên quan để tiếp tục nghiên cứu.
e. Thành lập quỹ hỗ trợ dành cho các lĩnh vực ưu tiên và nghiên cứu
Nhiều quốc gia vẫn chưa giải được bài tốn cơ cấu cấp kinh phí cho ít nhất một vài lĩnh vực PTNL chủ chốt (GIZ 2019, 44), nhất là trong trường hợp cần có nguồn kinh phí dành riêng cho mục đích triển khai những cách tiếp cận mới về PTNL - đây là nguồn kinh phí thường khơng sẵn có trong khn khổ ngân sách cơng. Do đó, cần khuyến khích các quốc gia thành viên ASEAN phân bổ ngân sách hàng năm để hỗ trợ thực hiện ưu tiên và nghiên cứu trong quá trình triển khai các dự án đổi mới PTNL. Về tính hiệu quả của các khoản kinh phí PTNL, điều quan trọng là đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong phân bổ và sử dụng nguồn vốn.
f. Thành lập Hội đồng GDNN
Hội đồng GDNN ASEAN sẽ đóng vai trị là kênh đa ngành trong điều phối, nghiên cứu và phát triển đổi mới sáng tạo cũng như giám sát các chương trình khu vực nhằm hỗ trợ thúc đẩy GDNN trong khu vực. Điều này cũng có thể giúp tăng cường ảnh hưởng của Hội đồng lực lượng lao động tương lai ASEAN (đã được thành lập) do doanh nghiệp lãnh đạo (GIZ 2019, 26f).