a. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của PTNL
Thay đổi văn hóa bắt đầu từ nâng cao nhận thức. Mặc dù thông điệp về PTNL đã được phổ biến rộng rãi, nhưng nhiều người vẫn cho rằng học tập và giáo dục chỉ diễn ra trong những năm đầu đời trước khi gia nhập thị trường lao động. Khá giống với ý kiến này là quan điểm cho rằng giáo dục và làm việc, học tập và kiếm tiền là những lĩnh vực tách biệt trong cuộc sống.
PTNL và học tập suốt đời thường được đề cập với giọng điệu sợ hãi và cho cảm giác như bị đe dọa. Thực ra, có thể coi đây là lĩnh vực tạo động lực, và trong bối cảnh nơi làm việc, PTNL và học tập suốt đời đồng nghĩa với những cơng việc có u cầu cao hơn nhưng lại được trả lương nhiều hơn.
b. Khi hỗ trợ cá nhân và tổ chức đầu tư cho học tập, các chương trình PTNL
có thể đi kèm với những biện pháp hỗ trợ và ưu đãi (tài chính) trực tiếp cho người dân. Gói tín dụng Kỹ năng tương lai của Singapore là một ví dụ, ở đó mỗi người dân Singapore từ 25 tuổi trở lên sẽ được nhận khoản tín dụng ban đầu là S$500. Khoản tín dụng này khơng quy định thời hạn sử dụng, và ngoài các khoản hỗ trợ học phí hiện có của chính phủ, người dân Singapore từ 25 tuổi trở lên có thể sử dụng khoản tín dụng này để bù đắp chi phí tự trả khi tham gia chương trình đào tạo kỹ năng do các cơ sở đào tạo công lập và tư thục cung cấp. Để có nguồn kinh phí cho chương trình này, tất cả các nhà tuyển dụng ở Singapore đều phải trả khoản phí phát triển kỹ năng cho mỗi người lao động mà họ tuyển dụng (McKinsey & Company 2020, 20). Có thể tổ chức hỗ trợ theo nhiều cách khác nhau: Kinh phí có thể được chuyển cho bên cung cấp khóa học/chương trình PTNL để người dân sử dụng, hoặc
cơng dân được nhận một khoản tín dụng hoặc phiếu dịch vụ để sử dụng cho mục đích học tập. Trong mỗi trường hợp, công dân đều được quyền tham gia vào các hoạt động PTNL. Một nghiên cứu của UNESCO (2018) đưa ra cái nhìn tổng quan về các phương thức cấp kinh phí cho phát triển kỹ năng trên tồn thế giới, trong đó bao gồm nghiên cứu điển hình từ các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trên tồn thế giới.
c. Khuyến khích thí điểm các sáng kiến tập hợp những kinh nghiệm và cách làm hay
Con người ta có thể bị thuyết phục tham gia các hoạt động mới mẻ bằng những lý lẽ hay, và thậm chí cịn bị thuyết phục hơn nữa nếu đó là kinh nghiệm và cách làm hay. Dựa trên tâm lý này, chính phủ có thể thúc đẩy các sáng kiến thí điểm để giới thiệu các trường hợp điển hình và kinh nghiệm hay. Ví dụ: báo cáo GIZ có tên “Quo Vadis” trình bày một số kinh nghiệm hay nhất liên quan đến hợp tác với doanh nghiệp trong GDNN ở Indonesia (xem GIZ 2020, 29). Tương tự, nhấn mạnh và làm nổi bật những câu chuyện thành cơng cũng có thể giúp chuyển tải thơng điệp và thu hút sự chú ý đến PTNL.
d. Cung cấp dịch vụ tư vấn và định hướng
Các đối tượng thụ hưởng tiềm năng có thể băn khoăn rằng: đâu là những cơ hội PTNL có thể phù hợp với mục đích của họ, liệu họ có thể tham gia một chương trình nào đó khi đang làm việc hay khơng, hoặc họ sẽ có được những kỹ năng gì sau khi tham gia một chương trình đào tạo. Các dịch vụ tư vấn hỗ trợ có thể giải quyết những thắc mắc này hoặc những thắc mắc liên quan, đồng thời giúp đảm bảo đặt kỳ vọng vào đúng hướng. Có thể tận dụng các văn phịng dịch vụ việc làm nhà nước làm cầu nối của giữa cung và cầu.
e. Cải thiện hình ảnh của GDNN và giáo dục khơng chính quy
Đối với nhiều người trẻ, bằng cấp là thứ họ phấn đấu. Những phương án thay thế như GDNN hoặc học khơng chính quy bị đánh giá thấp hơn. Để xây dựng văn hóa học tập suốt đời tồn diện, cần phải tạo lập thái độ tích cực và ủng hộ của cơng chúng đối với giáo dục mang tính phi học thuật. Đặc biệt, hình ảnh và sức hấp dẫn của GDNN cần được nâng cao. Có thể đưa ra những thơng điệp mạnh mẽ trong các chiến dịch vận động chính sách (GIZ 2019, 32f.). Ngồi lý lẽ đưa ra, cũng có thể cần phải thực hiện những sáng kiến như cải thiện khả năng được tuyển dụng, hỗ trợ quá trình chuyển đổi từ trường học sang nơi làm việc và quá trình phát triển nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp GDNN, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái và các nhóm yếu thế tham gia vào các lĩnh vực GDNN phi truyền thống, khuyến khích hài hịa hóa tiêu chuẩn năng lực GDNN ở các quốc gia thành viên ASEAN.