thấp” đối với giáo dục phổ thông và “tương đối cao” đối với GDNN và giáo dục đại học.
49 Ngoài ra, “kỹ năng sử dụng ngoại ngữ” là một nội dung trong bảng hỏi của Việt Nam. Về tổng thể, kết quả là “thấp” đối với giáo dục phổ thông và GDNN, và “tương đối cao” đối với giáo dục đại học. với giáo dục phổ thông và GDNN, và “tương đối cao” đối với giáo dục đại học.
Chú giải: ++ rất cao / + cao / (+) tương đối cao / (-) tương đối thấp / - thấp
• Ngược lại, chương trình giảng dạy ở một số quốc gia thành viên ASEAN chỉ coi trọng “kỹ năng nhận thức bậc cao”, kể cả trong giáo dục đại học. Điều này cho thấy rằng ở nhiều bộ phận của hệ thống giáo dục, việc dạy và học vẫn tập trung vào truyền thụ kiến thức và ít chú trọng đến giải quyết những nhiệm vụ khó khăn và vấn đề phức tạp.
• Kỹ năng “giải quyết vấn đề trong tình huống phức tạp và địi hỏi cơng nghệ
cao” thậm chí cịn nhận được đánh giá thấp hơn. Đối với tất cả các lĩnh vực PTNL chủ chốt, điểm đánh giá cho thấy cịn nhiều dư địa để cải thiện.
• Ngồi ra, vẫn còn dư địa để cải thiện kỹ năng CNTT-TT và STEM ở hầu hết các
quốc gia thành viên ASEAN.
Bảng trên cho thấy rằng trong hầu hết các trường hợp, chương trình giảng dạy và nội dung đánh giá tương thích với nhau. Tuy nhiên, có một vài ngoại lệ. Trong một số trường hợp, đánh giá kỹ năng tương lai lại ở mức cao hơn hoặc thấp hơn so với mức độ lồng ghép kỹ năng trong chương trình giảng dạy. Do các con số mang tính khái quát cao và số lượng người trả lời khơng đồng nhất nên bảng dữ liệu chỉ có thể đưa ra một vài định hướng chung và gợi ý nên khảo sát sâu hơn trong những trường hợp có sự khác biệt. Đặc biệt, nếu việc lồng ghép kỹ năng tương lai trong nội dung đánh giá vẫn ở mức thấp hơn so với chương trình giảng dạy thì có nguy cơ khơng thể thực hiện những mục tiêu tốt đẹp.
Mặc dù chỉ giới hạn trong giáo dục phổ thông và dựa trên câu trả lời của 25 người, khảo sát thực hiện tại Singapore cho thấy một số kết quả thú vị vượt ra khỏi phạm vi bảng hỏi về sự sẵn sàng. Trái ngược với bức tranh tổng thể trong bảng trên, STEM, kỹ năng giải quyết vấn đề và CNTT-TT được đánh giá với mức điểm cao trong khi kỹ năng xã hội và phẩm chất cá nhân được đánh giá ở mức tương đối thấp liên quan đến việc lồng ghép vào chương trình giảng dạy và nội dung đánh giá.
Nguồn tài liệu dạy và học (sách giáo khoa/giáo trình, tài liệu trực tuyến; các tài liệu khác) được sử dụng để hỗ trợ phát triển kỹ năng tương lai ở mức độ nào?
Đối với nhà giáo, chương trình giảng dạy khơng hỗ trợ nhiều cho công việc giảng dạy của họ. Thay vào đó, phương tiện truyền thơng và tài liệu bổ trợ giúp cho nhiệm vụ giảng dạy của họ trở nên dễ dàng hơn. Nguồn tài liệu có thể dưới nhiều hình thức khác nhau, VD: nội dung trình bày mạch lạc và hấp dẫn, giới thiệu nhiệm vụ học tập với nhiều thử thách, những nội dung trừu tượng được trình bày theo hình thức trực quan sinh động. Theo truyền thống, tài liệu dạy học luôn chứa rất nhiều nội dung. Để thúc đẩy kỹ năng tương lai, những tài liệu này cần phải dần dần trở thành một phần trong khái niệm dạy và học hiện đại với nhiều nội dung đa dạng chứ không đơn thuần chỉ là nội dung học tập.
Trong bảng hỏi, có một câu hỏi về cách làm thế nào để những phương tiện truyền thống (cụ thể là sách giáo khoa/giáo trình) và tài liệu trực tuyến sử dụng trong quá
trình dạy và học có thể hỗ trợ phát triển kỹ năng tương lai. Ngồi ra, những người được hỏi có thể bổ sung thêm danh mục nội dung và nguồn tài liệu mà họ cảm thấy phù hợp để tăng cường kỹ năng tương lai. Bảng sau đây tóm tắt kết quả từ các báo cáo quốc gia với thông tin về tỷ lệ người được hỏi cho biết sách giáo khoa/giáo trình và tài liệu trực tuyến đã hỗ trợ phát triển kỹ năng tương lai50:
Bảng 15: Tỷ lệ người được hỏi có câu trả lời tích cực về nội dung kỹ năng tương lai trong học liệu
Quốc gia Sách giáo khoa/giáo trình Tài liệu trực tuyến
GDPT GDNN GDĐH GDPT GDNN GDĐH
Campuchia 42% 29% 34% 41% 33% 41%
Lào 0% 23% 31% 6% 28% 18%
Việt Nam 42% 29% 34% 41% 33% 41%
Dữ liệu từ ba quốc gia cho thấy rằng: cho đến nay, kỹ năng tương lai mới chỉ được đề cập phần nào trong tài liệu dạy và học. Về mặt này, khơng có sự khác biệt lớn giữa sách giáo khoa/giáo trình và tài liệu trực tuyến. Việc sử dụng tài liệu trực tuyến rõ ràng phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng hiện có trong các lĩnh vực giáo dục. Giả định này được chứng minh thông qua dữ liệu của Brunei Darussalam. Ở quốc gia này, tài liệu trực tuyến đã lồng ghép kỹ năng tương lai nhiều hơn đáng kể so với sách giáo khoa.
Bảng 16: Mức độ lồng ghép kỹ năng tương lai trong học liệu ở Brunei Darussalam
Quốc gia
Sách giáo khoa/Giáo trình Tài liệu trực tuyến GDPT n=138 GDNN n=51 GDĐH n=43 GDPT n=138 GDNN n=51 GDĐH n=43 Brunei Darussalam 3.25 2.92 3.02 3.85 4.00 4.30
Chú giải: 5-rất cao / 4-cao / 3-tương đối cao / 2-tương đối thấp / 1-thấp
Khảo sát giáo dục phổ thông của Singapore cũng cho kết quả tương tự. Điều này cho thấy rõ là tài liệu trực tuyến được cho là hỗ trợ nhiều hơn so với sách giáo khoa/giáo trình.
Cơng nghệ số đã được sử dụng ở mức độ nào để đổi mới phương pháp và khái niệm dạy và học với cách học kết hợp (trực tuyến một số phần) hoặc trong các chương trình hồn tồn học trực tuyến?
Một số người đánh đồng khái niệm “công nghệ số” và “nội dung dạy và học sáng tạo” làm một. Tuy nhiên, tài liệu nghiên cứu phân biệt rõ hai khái niệm này. Cơng nghệ số có thể là một phần trong hoạt động dạy và học tẻ nhạt, thiếu động lực và không hiệu quả trong khi môi trường học tập khơng có cơng nghệ số có thể rất hấp dẫn, gây tò