a. Tăng cường hỗ trợ các nhóm đối tượng thiệt thòi
Nhiều nghiên cứu cho thấy triển khai PTNL đem lại tác động “mang tính gia cường”: Người có kỹ năng cao thường tham gia các chương trình và khóa học PTNL thường xuyên hơn so với người có kỹ năng thấp. Hơn nữa, một trong những phát hiện từ đánh giá PISA là mối quan hệ chặt chẽ giữa xuất thân xã hội và kết quả giáo dục. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, khi nhìn vào xu hướng lớn, những đối tượng có nguy cơ cao nhất lại chính là lao động kỹ năng thấp và một số nhóm có hồn cảnh khó khăn trong xã hội. Điều kiện khơng bình đẳng cần được giải quyết theo cách khác biệt. Do đó, phải dành nhiều nguồn lực hơn cho các nhóm thiệt thịi khi triển khai PTNL. Mặc dù bối cảnh các quốc gia thành viên ASEAN có thể khác nhau, nhưng
các quốc gia này thường có chung những nhóm đối tượng thiệt thòi sau (Sakamoto & Sung 2018, 18; ILO 2019a, 57, 59; ADB 2020, 18): người khuyết tật, người dân nông thôn, phụ nữ, người di cư, dân tộc thiểu số, người lao động cao tuổi khơng có lương hưu, và người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức, ít hoặc khơng có cơ hội được đào tạo tại doanh nghiệp.
b. Cải thiện tỷ lệ đi học/tuyển sinh và tỷ lệ hồn thành của các nhóm đối tượng thiệt thịi
Tỷ lệ đi học/tuyển sinh và hồn thành chương trình giáo dục chính quy của đối tượng có hồn cảnh khó khăn ở tất cả các cấp học đều dưới mức trung bình. Có thể có nhiều lý do, trong đó lý do chính là hồn cảnh kinh tế xã hội. Do đó, có thể thiết kế và triển khai những sáng kiến cụ thể, đảm bảo sự tham gia của những đối tượng có hồn cảnh khó khăn (VD: thiết kế các chương trình dành riêng cho các nhóm đối tượng mục tiêu; hỗ trợ tài chính; đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh các nhóm đối tượng mục tiêu; cung cấp cơ sở hạ tầng số).
c. Cung cấp cơ sở vật chất cho hoạt động học khơng chính quy và phi chính quy
Như đã trình bày trong Phần 3.3.1, có thể triển khai học khơng chính quy và phi chính quy bằng cách tạo cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập tình cờ, ngẫu nhiên, khơng có chủ đích trước. Có thể chú trọng tạo khơng gian học tập như thư viện hoặc trung tâm cộng đồng, tổ chức các sự kiện hoặc cung cấp học liệu (VD: nguồn học liệu mở) hoặc hỗ trợ các tổ chức (thanh niên) mang đến cơ hội học tập trong các lĩnh vực khác nhau. Chủ trương phát triển bao trùm cũng phải giải quyết thực tế là nhiều nhóm đối tượng khơng có khả năng chi trả cho những chương trình giáo dục chính quy vì lý do học phí hoặc do các điều kiện khác. Cung cấp đào tạo linh hoạt cùng với cơ hội học tập khơng chính quy và phi chính quy có thể đem lại những lựa chọn thay thế cho các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi những trở ngại này (VD: trung tâm học tập cộng đồng, dạy học theo hình thức di động, đào tạo mở và đào tạo từ xa).
d. Khuyến khích đánh giá, cơng nhận và chứng nhận kết quả học khơng chính quy và phi chính quy
Thơng thường, những đối tượng ít hoặc khơng được tiếp cận với các chương trình giáo dục chính quy lại có được kỹ năng và năng lực từ cơng việc hoặc cuộc sống cá nhân. Vì những kỹ năng này khơng được cơng nhận chính thức nên ít có giá trị, nhất là trong trường hợp liên quan đến tuyển dụng hoặc đăng ký học chương trình giáo dục chính quy. Trong bối cảnh đó, có thể tận dụng hiệu quả cơ hội cơng nhận/chứng nhận năng lực tích lũy qua hình thức khơng chính quy hoặc phi chính quy.