Hiện đại hóa các chương trình PTNL

Một phần của tài liệu ASEAN_Regional_HRD_Report_VN (Trang 71 - 73)

a. Xây dựng mới và cập nhật các chương trình giảng dạy hiện có để trau dồi kỹ năng tương lai

Cần lồng ghép kỹ năng nền tảng và kỹ năng tương lai như tổng hợp trong Phần 3.2.2 vào chương trình giảng dạy, nhất là trong giáo dục phổ thông, GDNN và giáo dục đại học. Đặc biệt, khả năng học hỏi cùng với phẩm chất cá nhân như ham học hỏi, bền bỉ và kiên trì đóng vai trị rất quan trọng, là nền tảng cho học tập suốt đời. Đối với các chương trình đào tạo trong GDNN và giáo dục đại học, cũng cần đảm bảo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

b. Cung cấp nguồn tài liệu dạy và học có chất lượng

Đối với giáo viên và giảng viên/người đào tạo, quy định trong chương trình giảng dạy ít có vai trị trong việc định hình và hỗ trợ q trình giảng dạy của họ. Thay vào đó, nguồn tài liệu dạy và học phù hợp (như sách giáo khoa/giáo trình, tài liệu mơ phỏng tình huống thực tế, phương tiện truyền thống và trực tuyến) giúp định hướng hoạt động giảng dạy của họ. Chính những nguồn tài liệu đó có thể tạo điều kiện tốt nhất cho đổi mới sáng tạo trong lớp học/ xưởng thực hành và hóa thân đổi mới sáng tạo đó thành thực tiễn giảng dạy. Tuy nhiên, những nguồn lực đó sẽ là khơng đủ để mang lại đổi mới sáng tạo trong trường hợp dạy kỹ năng mới (kỹ năng tương lai).

c. Điều chỉnh nội dung đánh giá cho phù hợp với kỹ năng tương lai

Học sinh/sinh viên thường đo mức độ phù hợp của chương trình và nội dung học tập thông qua kết quả kiểm tra/đánh giá. Câu nói “Kiểm tra/đánh giá cái gì thì nhận được cái đó” thể hiện quan điểm chung này của nhiều giáo viên và giảng viên. Do đó, bên cạnh chương trình giảng dạy và nguồn học liệu, các bài kiểm tra/đánh giá phải phù hợp với kỹ năng tương lai (giống như tất cả các kỹ năng khác được cung cấp trong quá trình dạy và học).

d. Đa dạng hóa hình thức thực hiện các chương trình học trực tuyến và kết hợp

Công nghệ và tài nguyên số được cho là sẽ đổi mới dạy và học ở tất cả các giai đoạn PTNL. Tuy nhiên, những nguồn lực này không phải là mục đích cuối cùng mà chỉ là một phương tiện giúp nâng cao chất lượng các chương trình dạy và học. Cơng cụ trực tuyến có thể cải thiện cơ hội tiếp cận với các khóa PTNL, mở rộng và tăng cường các phương pháp dạy và học hiện nay (Buchanan et al. 2018, 131). Công cụ trực tuyến mang đến những cơ hội mới, nhưng cuối cùng thì yếu tố quyết định chất lượng và giá trị (gia tăng) của quá trình học tập lại khơng phải là cơng nghệ mà chính là nội dung sư phạm (dựa vào cơng nghệ).

e. Cải tiến lộ trình từ học/đào tạo đến đi làm đối với những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng cao

Có sự đồng thuận rất cao cho rằng các chương trình giáo dục nên chuẩn bị cho con người ta sẵn sàng để đối phó với những thách thức tương lai trong cuộc sống cá nhân và cơng việc. Như đã trình bày trong các phần trước, yêu cầu kỹ năng trong công việc ở nhiều ngành nghề sẽ cao hơn. Vì vậy, những nỗ lực giúp học sinh tốt nghiệp giáo dục phổ thông, sinh viên tốt nghiệp GDNN và giáo dục đại học “sẵn sàng cho tương lai” địi hỏi phải có lộ trình liên thơng giữa ba giai đoạn này. Đầu tiên, học sinh phổ thông cần được tiếp cận/làm quen với tư vấn hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc để có thể đưa ra các quyết định nghề nghiệp một cách sáng suốt. Các em phải có khả năng quyết định xem những chương trình chất lượng nào trong

giáo dục GDNN hoặc giáo dục đại học là tốt nhất để đáp ứng nguyện vọng của chính mình. Ngồi ra, cần đảm bảo lộ trình liên thơng từ GDNN lên giáo dục đại học để tăng tính hấp dẫn của GDNN và đảm bảo các cơ hội PTNL luôn rộng mở. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tăng cường đào tạo về khởi nghiệp có thể giúp chuẩn bị hành trang cho giới trẻ sẵn sàng cân nhắc những cơ hội (tự tạo) việc làm.

Một phần của tài liệu ASEAN_Regional_HRD_Report_VN (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)