a. Tăng cường hợp tác giữa chính phủ và khu vực doanh nghiệp trong PTNL
Trong năm năm qua, đã có nhiều nghiên cứu được cơng bố về những lĩnh vực tham gia của doanh nghiệp, nhất là trong GDNN (OECD 2016; DCED 2017; GIZ 2017; Wanklin 2018; Euler 2018; GIZ 2019; IIPE 2019). Ví dụ, Euler phân biệt các lĩnh vực tham gia ở cấp độ đào tạo so với cấp độ thể chế. Ở cấp độ đào tạo, doanh nghiệp có thể tham gia cung cấp và thực hiện đào tạo, phối hợp trong kiểm tra/đánh giá, chứng nhận đội ngũ giảng viên và giáo viên, cung cấp trang thiết bị và tài liệu giảng dạy. Ở cấp độ thể chế, doanh nghiệp có thể tham gia xây dựng chương trình giảng dạy và tiêu chuẩn kỹ năng, đóng góp kinh phí và chịu trách nhiệm về quản trị GDNN ở cấp quốc gia hoặc địa phương (Euler 2018, 8). Có rất nhiều ví dụ tham khảo dành cho các nước ASEAN trong hầu hết các lĩnh vực này (GIZ 2019; 2020).
Hoạt động hợp tác có thể diễn ra ở các mức độ khác nhau. Phạm vi hợp tác bao gồm từ quan hệ đối tác đến quản lý và sở hữu. Đối với các lĩnh vực PTNL chủ chốt, doanh nghiệp thường nắm quyền sở hữu hoặc ít nhất là quản lý hầu hết các khóa học và phát triển tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với chương trình GDNN, cách tốt nhất là tham gia hợp tác với các cơ sở đào tạo.
b. Đảm bảo ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào PTNL
Nguồn kinh phí cho GDNN có tầm quan trọng rất lớn trong tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào GDNN. Từ góc độ của doanh nghiệp, tăng cường sự tham gia đồng nghĩa với việc cần có thêm thời gian và do đó cũng phải có kinh phí. Nếu giáo dục và cấp kinh phí cho giáo dục ở một quốc gia là nhiệm vụ của nhà nước thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chi trả chi phí của doanh nghiệp thơng qua hình thức cấp vốn nhà nước. Ngồi ra, doanh nghiệp cũng lo ngại rằng nỗ lực đào tạo của họ có thể khơng có tác dụng bởi vì người lao động có kỹ năng đã qua đào tạo bị lơi kéo bởi những công ty khơng cam kết đào tạo. Trong khi có doanh nghiệp sẵn sàng cung cấp đào tạo thì ở chiều ngược lại, có những doanh nghiệp khơng thực hiện đào tạo nhưng lại lợi dụng kinh phí đào tạo của doanh nghiệp khác. Và theo nghĩa này, họ chẳng khác nào những người đi xe miễn phí. Trong bối cảnh đó, vấn đề cấp kinh phí gắn
liền với phân bổ chi phí. Trên thực tế, đã có nhiều mơ hình cấp kinh phí khác nhau được xây dựng, ví dụ như hệ thống hỗ trợ thuế; cấp kinh phí đào tạo; hỗ trợ thực tập nghề; mơ hình miễn thuế (Euler 2018, 30f.; McKinsey&Company 2020, 19), và mỗi mơ hình đều có ví dụ thực tế ở các quốc gia khác nhau. Ví dụ, Thái Lan đang áp dụng mơ hình miễn thuế. Các doanh nghiệp có thể được miễn thuế phần chi phí đào tạo, từ đó giảm bớt gánh nặng thuế cho họ. Theo cách này, họ có thể tính chi phí đào tạo tăng gấp đơi (tức là 200%) (GIZ 2020, 61). Mơ hình này chủ yếu áp dụng trong các doanh nghiệp báo cáo lãi ở khu vực kinh tế chính thức.
c. Tăng cường sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp trong PTNL
Cũng như doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp (BMO; DCED 2017, 4) như hiệp hội ngành nghề, liên đồn, phịng thương mại, phường hội và đại diện người lao động có thể đóng vai trị chính trong phát triển hệ thống PTNL (Renold và cộng sự 2016, 6). Hiệp hội doanh nghiệp có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ và chức năng. Một mặt, hiệp hội doanh nghiệp có thể đại diện cho quyền lợi của hội viên, VD: hiệp hội ngành nghề đại diện cho các doanh nghiệp trực thuộc hoặc liên đồn đại diện cho người lao động có tổ chức ở một ngành nào đó. Mặt khác, các tổ chức này có thể được nhà nước giao nhiệm vụ; ví dụ, các phịng thương mại của Đức (được gọi là “cơ quan có trách nhiệm”) được giao thực hiện nhiệm vụ GDNN do luật quy định (chẳng hạn như tổ chức các kỳ thi/đánh giá). Hiệp hội doanh nghiệp cũng có thể giúp tăng quyền đại diện của doanh nghiệp và công chúng trong GDNN. Hiệp hội doanh nghiệp trong một ngành có thể đóng vai trị là “nơi truyền động lực” và là chất xúc tác, và vì vậy rất quan trọng đối với sự tham gia của doanh nghiệp.
Các hiệp hội doanh nghiệp có thể có hồ sơ năng lực rất khác nhau (xem ASEAN GIZ 2017, 109ff.). Nói một cách cụ thể, cần xem xét xem các hiệp hội này nâng cao trình độ của người lao động có kỹ năng đến mức độ nào trong phạm vi mục tiêu của họ hoặc thậm chí là xem họ có đầu mối liên hệ trong lĩnh vực GDNN hay khơng. Ví dụ, ở Thụy Sĩ, các tổ chức nghề nghiệp với tư cách là đại diện cho các ngành nghề thường có vai trị quan trọng nhất trong xây dựng (phát triển) chương trình giảng dạy ở từng ngành nghề. Ngồi ra, có thể thơng qua những tổ chức này để tiếp cận các doanh nghiệp mục tiêu - đây là những doanh nghiệp được cho là phù hợp và có động lực. Tuy nhiên, các hiệp hội doanh nghiệp không phải lúc nào cũng ổn. Thường thì doanh nghiệp khơng chấp nhận hiệp hội doanh nghiệp vì họ cho rằng các tổ chức này quá thân với nhà nước hoặc quá xa rời doanh nghiệp (Wanklin 2018). Có thể tăng cường năng lực của hiệp hội doanh nghiệp theo nhiều cách
khác nhau (GIZ 2019, 27ff.). Có thể hỗ trợ họ trong việc cung cấp nhiều hơn các dịch vụ có giá trị, nhất là trong PTNL. Có thể sử dụng kinh phí đầu tư ban đầu để thành lập bộ phận PTNL trong hiệp hội doanh nghiệp với đội ngũ
nhân viên chuyên trách được đào tạo để cung cấp dịch vụ liên quan đến PTNL. Có thể khuyến khích doanh nghiệp trở thành thành viên của hiệp hội doanh nghiệp. Một số quốc gia coi việc trở thành thành viên hiệp hội doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc theo luật pháp.
d. Hỗ trợ bên sử dụng lao động (đặc biệt là DNNVV) trong thiết kế và triển khai các mơ hình kinh doanh PTNL
Trong khi các doanh nghiệp lớn đều có nhân viên chuyên trách PTNL thì hầu hết các DNNVV lại thiếu nguồn lực này. Họ phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngồi khi tổ chức các khóa nâng cao hoặc đào tạo lại kỹ năng người lao động, tuy nhiên họ cũng có kế hoạch tổng thể PTNL. Về nội dung này, họ phải dựa vào sự hỗ trợ từ kinh phí nhà nước và/hoặc dựa vào sự tư vấn/tham vấn của các hiệp hội doanh nghiệp.
e. Tập trung các sáng kiến PTNL cho những lĩnh vực ưu tiên
Các ngành kinh tế có nhu cầu PTNL khác nhau. Một số ngành kinh tế tham gia cạnh tranh chất lượng trên thị trường tồn cầu và do đó phải tập trung PTNL tốc độ cao ở các nghề địi hỏi kỹ năng cao. Trong khi đó, các ngành kinh tế khác cố gắng duy trì lợi nhuận trong bối cảnh cạnh tranh chi phí thấp và chỉ có nhu cầu PTNL trong khn khổ các khóa đào tạo kỹ năng ngắn hạn cho một bộ phận người lao động. Do nguồn lực PTNL có hạn, các sáng kiến PTNL cũng địi hỏi phải có sự ưu tiên nhất định. Một tiêu chí quan trọng là lựa chọn những ngành kinh tế quan trọng nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội (ví dụ, xem ILO 2019a, 41f., 46, 65).