Chuyên nghiệp hóa phát triển đội ngũ nhà giáo/người đào tạo đạt chuẩn

Một phần của tài liệu ASEAN_Regional_HRD_Report_VN (Trang 73 - 75)

a. Ban hành tiêu chuẩn chính thức về đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý trường học và người đào tạo tại doanh nghiệp

Nâng cao trình độ đội ngũ những người chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện q trình dạy và học “là chìa khóa để cải thiện kết quả học tập ở Nam Á” (ADB 2017, 10). Các tài liệu phân biệt ba nhóm đối tượng chính, đó là giáo viên/giảng viên, cán bộ quản lý trường học và cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp. Sự chun nghiệp hóa địi hỏi phải có tiêu chuẩn đào tạo rõ ràng cho các nhóm đối tượng này. Mặc dù các tiêu chuẩn đào tạo như vậy không cần phải giống nhau về mọi mặt ở tất cả các quốc gia, nhưng ít nhất phải thống nhất yêu cầu tối thiểu mà mỗi nhóm đối tượng sẽ phải đáp ứng. Lý tưởng nhất là các tiêu chuẩn được xác định theo hồ sơ năng lực. Với khung năng lực, cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định con đường phát triển nghề nghiệp hiện đang còn thiếu ở hầu hết các quốc gia (Euler 2018, 7). Con đường phát triển nghề nghiệp như vậy có tầm quan trọng rất lớn trong việc nâng cao sức hấp dẫn của nghề giáo.

b. Thu hút người có nhiều động lực và tận tâm vào làm nghề giáo

Chất lượng của bất kỳ hệ thống giáo dục nào cũng chủ yếu dựa vào sự cam kết và năng lực của nhân sự. Ví dụ, các quốc gia có điểm PISA cao như Phần Lan đều thực hiện một quy trình tuyển dụng giáo viên rất khắt khe. Được chọn làm giáo viên đồng nghĩa với việc họ là một phần của một nghề được nhiều người biết đến trong xã hội. Điều này dẫn đến một vịng trịn khép kín đáng ngưỡng mộ: Uy tín cao trong xã hội - nhiều người đăng ký học ngành sư phạm - lựa chọn những người tốt nhất – uy tín cao trong xã hội, v.v. Mặc dù các quốc gia ASEAN có điều kiện cơ bản khác nhau, nhưng mục tiêu tuyển dụng giáo viên có trình độ cao là giống nhau.

c. Nâng cao năng lực của giáo viên trong đào tạo mới và bồi dưỡng giáo viên

Trách nhiệm đào tạo mới giáo viên thuộc về một Bộ duy nhất. Các Bộ thường hợp tác với các đơn vị phụ trách xây dựng chương trình giảng dạy, chứng nhận và cũng có trường hợp là đảm bảo chất lượng (Euler 2018, 5). Hầu hết các quốc gia thành viên ASEAN ít xây dựng chương trình bồi dưỡng. Ở một số quốc gia, nhiều Bộ, ngành đảm nhận thực hiện các chương trình bồi dưỡng này. Cịn ở những quốc gia khác, ít nhất thì các trường cũng tham gia lên kế hoạch và vận hành các chương trình đó.

Liên quan đến PTNL, cần xem xét cụ thể các khả năng sau đây:

tạo điều kiện thuận lợi để có được các kỹ năng tương lai như đã tổng hợp trong Phần 3.2.2;

khuyến khích phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung

tâm;

đánh giá các mơ hình học tập dựa vào cơng nghệ;

chú trọng sự gắn kết giữa mục tiêu, phương pháp giảng dạy và nội dung

đánh giá.

d. Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý trường học

Một cách tiếp cận toàn diện nữa trong PTNL là đảm bảo sự hỗ trợ từ phía cán bộ quản lý trường học. Nhóm đối tượng này có vai trị quan trọng trong hỗ trợ triển khai các nội dung PTNL trong nhà trường. Việc tuyển dụng và đào tạo/bồi dưỡng cán bộ quản lý trường học do trung ương (Bộ, ngành phụ trách) hoặc do địa phương (cấp tỉnh) tổ chức và quyết định (Euler 2018, 6). Thực tế thì vấn đề này rất khác nhau ở các quốc gia thành viên ASEAN. Nhìn chung, khơng có tiêu chuẩn chính thức về cán bộ quản lý trường học. Ở một số quốc gia, nhân cách của ứng viên cũng quan trọng khơng kém gì năng lực chuyên mơn. Mặc dù một số quốc gia cũng có chương trình đào tạo/bồi dưỡng hoặc ít nhất có một vài khóa học dành cho cán bộ quản lý trường học, các quốc gia khác lại khơng có các chương trình như vậy (Euler 2018, 6).

e. Nâng cao năng lực của người đào tạo tại doanh nghiệp

Người đào tạo tại doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng trong việc lên kế hoạch và cung cấp các chương trình GDNN (kép) cũng như các khóa nâng cao và đào tạo lại kỹ năng trong quá trình học tập và phát triển tại doanh nghiệp. Đào tạo người đào tạo tại doanh nghiệp được coi là trách nhiệm của doanh

nghiệp. Hiện đã có tiêu chuẩn và khung đào tạo cho người đào tạo tại doanh nghiệp như được nêu trong “Tiêu chuẩn người đào tạo tại doanh nghiệp ở các nước ASEAN” (GIZ 2017, 63f.). Có thể sử dụng tiêu chuẩn này để tham chiếu và đảm bảo sự tương thích về hồ sơ người đào tạo tại doanh nghiệp trong khu vực. Một số quốc gia thành viên ASEAN đã bắt đầu xây dựng các khóa hoặc chương trình đào tạo người đào tạo tại doanh nghiệp, giúp đối tượng này có cơ hội đạt được năng lực phù hợp. Ví dụ, Thái Lan cung cấp chương trình 30 giờ và chương trình 80 giờ cho người đào tạo tại doanh nghiệp với chủ đề về đào tạo kỹ năng thực hiện và quản lý đào tạo (Euler 2018, 85).

Để khuyến khích PTNL, cần xem xét cụ thể các khả năng sau đây:

tạo điều kiện thuận lợi để có được các kỹ năng tương lai như đã tổng hợp trong Phần 3.2.2;

nâng cao nhận thức của người lao động về chăm lo việc học tập của chính mình;

tham gia xây dựng và cung cấp các chương trình đào tạo nghề ban đầu

chất lượng cao và các khóa đào tạo nghề thường xuyên.

Ngồi các chương trình đào tạo chính quy, có thể áp dụng các mơ hình học tập tại nơi làm việc như học nhóm, học với đồng nghiệp, cộng đồng chia sẻ tri thức, học qua hành động nhóm và kèm cặp.

Một phần của tài liệu ASEAN_Regional_HRD_Report_VN (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)