Quá trình nghiên cứu: Trình tự các vấn đề

Một phần của tài liệu ASEAN_Regional_HRD_Report_VN (Trang 32 - 34)

Trình tự các vấn đề

Trong thập kỷ qua, các tổ chức quốc tế như ILO, OECD, UNESCO, ADB và các tổ chức khác đã công bố một số lượng đáng kể các nghiên cứu. Những nghiên cứu này đề cập những khía cạnh liên quan đến các câu hỏi trọng tâm nêu trên, nhưng lại khơng đem đến sự hiểu biết tồn diện để trả lời các câu hỏi đó.

Thách thức lớn trong nghiên cứu này là việc tiếp cận với những dữ liệu liên quan và hợp lệ ở các quốc gia thành viên ASEAN. Nội dung báo cáo về mức độ triển khai và thực tiễn PTNL có thể mang tính thiên vị hoặc chủ quan. Trong khn khổ nguồn lực được cung cấp, chúng tôi quyết định áp dụng cách tiếp cận đa cấp độ trong tổng hợp và phân tích dữ liệu.

Tác giả nghiên cứu này chịu trách nhiệm về nghiên cứu tổng thể và chất lượng

khoa học. Một phần trong quá trình nghiên cứu là tiến hành nghiên cứu tài liệu, thiết kế khung khái niệm PTNL và chuyển khung khái niệm thành những câu hỏi trọng tâm và hướng dẫn phỏng vấn.

Tại mỗi quốc gia thành viên ASEAN, chuyên gia trong nước dựa trên hướng dẫn

phỏng vấn để thực hiện phỏng vấn và tổng hợp dữ liệu liên quan thơng qua làm việc với các bên liên quan chính. Để thực hiện nhiệm vụ này, chuyên gia trong nước được tham gia buổi cung cấp thông tin. Chuyên gia trong nước đảm bảo rằng các dữ liệu thu thập phải hồn chỉnh, nhất qn và có quy mơ đủ lớn. Kết quả phỏng vấn được tổng hợp trong các báo cáo quốc gia.

Tác giả của nghiên cứu này phân tích các báo cáo quốc gia, chỉ ra những điểm

chung và khác biệt, đưa ra kết luận và khuyến nghị, đồng thời tổng hợp các kết quả/phát hiện vào báo cáo khu vực.

Dựa trên vai trò và trách nhiệm này, quá trình nghiên cứu được cấu trúc theo các bước như sau:

1. Nghiên cứu tài liệu liên quan về sự sẵn sàng PTNL: phân tích các cơng trình nghiên cứu, bài báo nghiên cứu, văn bản chính sách, báo cáo điển hình, v.v. Mục tiêu của bước này là xác định khái niệm và các yếu tố liên quan để tiếp tục nghiên cứu trong bước tìm hiểu thực tế.

2. Xây dựng khung khảo sát: Dựa trên mục tiêu, câu hỏi trọng tâm và kết quả nghiên cứu tài liệu, xây dựng khung khảo sát về “sự sẵn sàng PTNL” ở khu vực ASEAN.

3. Xây dựng công cụ phỏng vấn (bảng hỏi và hướng dẫn phỏng vấn) cho chuyên gia trong nước: Khung khảo sát được chuyển thành hướng dẫn để chuyên gia trong nước áp dụng khi trực tiếp phỏng vấn các bên liên quan và người trả lời bảng hỏi.

4. Dự thảo báo cáo khởi động, trong đó tóm tắt những kết quả/phát hiện chính từ nghiên cứu tài liệu và phác thảo thiết kế bước tìm hiểu thực tế: Báo cáo khởi động bao gồm khung khảo sát, cơng cụ tìm hiểu thực tế và đề cương báo cáo quốc gia.

5. Tuyển chuyên gia trong nước, cung cấp thông tin cho chuyên gia trong nước về báo cáo khởi động, giúp các bên cùng hiểu rõ phương pháp luận, hướng đi và đảm bảo sự nhất quán và chất lượng của báo cáo quốc gia. Chuyên gia trong nước đưa ra phản hồi về công cụ phỏng vấn. Cũng tiến hành thảo luận về ưu tiên trong những lĩnh vực sẽ được khảo sát ở các quốc gia tương ứng.

6. Thu thập dữ liệu và phỏng vấn các bên liên quan, người trả lời bảng hỏi ở các quốc gia thành viên ASEAN: Chuyên gia trong nước xác nhận xem đâu là những đối tượng phù hợp nhất để cung cấp dữ liệu liên quan cho những vấn đề nêu trong hướng dẫn phỏng vấn. Chuyên gia trong nước lựa chọn nhiều bên liên quan khác nhau vì hai lý do: (1) để thu thập thông tin dự kiến một cách xác thực và chính xác nhất có thể; (2) để kiểm tra chéo thơng tin đã cung cấp từ nhiều góc độ. Trong q trình thu thập dữ liệu, cũng chú trọng tìm hiểu và tổng hợp những kinh nghiệm và cách làm hay.

7. Dự thảo báo cáo quốc gia theo đề cương nêu trong báo cáo khởi động.

8. Xác thực sự hoàn chỉnh, rõ ràng và nội dung của các báo cáo quốc gia với sự phối kết hợp giữa nghiên cứu viên cao cấp và chuyên gia trong nước.

9. Tiến hành phân tích khu vực và tổng hợp các báo cáo quốc gia: Phân tích dữ liệu trong các báo cáo quốc gia, có tham chiếu câu hỏi trọng tâm và bộ câu hỏi nêu trong bảng hỏi và hướng dẫn phỏng vấn. Khung “sự sẵn sàng PTNL” định hướng cấu trúc báo cáo khu vực, trong đó có thể nêu rõ những thách thức chung, cách làm đổi mới sáng tạo và mang tính dẫn dắt.

10. Dự thảo báo cáo khu vực, diễn giải và trình bày kết quả: Báo cáo dự kiến sẽ chuyển từ phân tích sang gợi ý chính sách khi so sánh những lĩnh vực triển khai tốt và lĩnh vực bị bỏ qua, những yếu tố quan trọng trong thúc đẩy PTNL và những sáng kiến trong tầm tay (“dễ đạt được”) ở từng quốc gia thành viên ASEAN và trong toàn khu vực ASEAN.

11. Trình bày và cung cấp thơng tin: các kết quả (sơ bộ) và thông tin thu được từ nghiên cứu sẽ được cung cấp cho các bên liên quan ở khu vực ASEAN

Một phần của tài liệu ASEAN_Regional_HRD_Report_VN (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)