Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 537 hoàn thiện pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 31)

Hiện nay, nhà nước Việt Nam luôn luôn chú trọng trong việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những năm gần đây nhà nước ban hành những chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các DNNVV đặc biệt sau khi Luật Doanh Nghiệp ra đời đã tác động thúc đẩy cho việc hình thành các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta tăng nhiều về số lượng và trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Cho tới nay theo thông kế DNNVV chiếm hơn 90% trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp nên càng thấy vị trí cũng như tầm quan trọng của các doanh nghiệp này ở nước ta. Các DNNVV đã góp phần cho việc phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, tăng thu cho nguồn ngân sách nhà nước, giúp tạo cơ hội việc làm cho người lao động xóa đói giảm nghèo và làm giảm các tệ nạn xã hội.

* Tạo ra việc làm cho người lao động

Các DNNVV được phân bố rải rác khắp nơi trên đất nước nên đã thu hút được đông đảo một lượng lớn người lao động trên cả nước, các doanh nghiệp thông thường không cần đòi hỏi nhiều về kỹ thuật chuyên môn cao nên nó phù hợp với mọi đối tượng lao động, tiếp cận được tới những nguồn lực lao động ở vùng nông thôn đặc biệt là ở vùng sâu vùng sa cũng có thể làm việc được trong các DNNVV này. DNNVV đã góp phần tạo ra được việc làm cho người lao động làm giảm bớt số lượng lao động thất nghiệp và thời gian nhàn rỗi tại nông thôn góp phần tăng giá trị kinh tế cho người lao động, cải thiện chất lượng đời sống.

Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại địch, một số doanh nghiệp lớn đã sa thải, cắt giảm bớt nhân lực nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa do quy mô nhỏ số lượng nhân công ít nên dễ thích sự biến động của thị trường, nên tạo ra việc làm tương đối ổn định cho người lao động và loại hình DNNVV là loại hình doanh nghiệp giúp cải thiện thu nhập của người lao động nhất mặc dù mức thu nhập thấp. Vào năm 2018 thì thu nhập bình quân của một lao động năm 2018 của khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ là 6,72 triệu đồng/ tháng; khu vực doanh nghiệp nhỏ là 7,76 triệu đồng; khu vực doanh nghiệp vừa là 8,28 triệu đồng.2

Theo số liệu thống kê lao động doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD vào giai đoạn 2016-2018 thì doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ thu hút 1.29 triệu lao động tăng 43,2% so với bình quân giai đoạn 2011-2015; khu vực doanh nghiệp quy mô nhỏ thu hút 2.85 triệu lao động tăng 15,1% và khu vực doanh nghiệp quy mô vừa thu hút 1.38 triệu lao động. Ngoài ra hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2018 như sau, khu vực doanh nghiệp quy mô vừa có hiệu suất sử dụng lao động cao nhất với 17,5 lần; khu vực doanh nghiệp quy mô nhỏ 13,6 lần; thấp nhất là khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ 5,2 lần3.

* Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở tất cả các quốc gia ngay cả những quốc gia đang phát triển hoặc phát triển. Nó hoạt động trên tất cả các lĩnh vực ngành nghề kinh tế như công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ. Cả nước DNNVV có 593.629 chiếm 97,2% trong tổng toàn bộ khu vực doanh nghiệp4

chất lượng tăng trưởng và hiệu quả kinh tế được cải thiện, tăng trưởng kinh tế ngày càng được phát triển theo chiều sâu, khu vực DNNVV đã thể hiện vai trò và những đóng góp quan trọng thúc đẩy sự chuyển mình và cất cánh của nền kinh tế. DNNVV đã góp phần cung cấp một số lượng lớn sản phẩm, hàng hóa ra thị trường cho người tiêu dùng trong và ngoài nước tạo ra được sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp thúc đẩy quá trình cải tiến trong sản xuất tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao. Tác động làm giảm lạm phát theo số liệu thống kê CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với

2 Bộ kếhoạch và đầu tư 2020, Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2020, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

3 Bộ kếhoạch và đầu tư 2020, Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2020, Nhà xuất bản Thống Kê, 4 Bộ kếhoạch và đầu tư 2020, Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2020, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

bình quân năm 2018, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra, đây cũng là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 3 năm qua. Việc phát triển DNNVV đã làm cải thiện tình hình phát triển kinh tế- xã hội ở các vùng nông thôn đặc biệt là những nơi vùng sâu vùng sa, điều kiện kinh tế còn khó khăn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Một vài DNNVV quốc doanh và ngoài quốc doanh còn có đóng góp trong việc xây dựng các công trình công cộng như đường xá, cầu cống, trường học, bệnh viện... Hàng năm, các DNNVV đóng góp khoảng 40% GDP, nộp ngân sách nhà nước 30%, đóng góp giá trị sản lượng công nghiệp 33%, giá trị hàng hóa xuất khẩu 30% và thu hút gần 60% lao động.

Gia tăng giá trị xuất khẩu: Thế giới đang trong quá trình hội nhập, mở cửa thị trường cùng với việc phát triển mạnh mẽ của trình độ khoa học công nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ sản xuất trong nước sang phục vụ xuất khẩu nước ngoài. DNNVV đã tạo ra càng nhiều sản phẩm với mẫu mã chủng loại đa dạng để tham gia xuất khẩu có thể tự mình xuất khẩu hoặc thông qua các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài qua ủy thác.

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nước ta xuất phát điểm là một nước thuần nông chính vì vậy mà doanh nghiệp cũng chỉ mới phát triển những năm gần đây, hầu hết các doanh nghiệp lớn tập trung ở các thành thị trung tâm công nghiệp điều này đã tạo ra sự mất cân đối về trình độ phát triển kinh tế xã hội, văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền trong nước với nhau. Việc DNNVV phát triển đã giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phân công lại lao động, phát triển từng khía cạnh ngành nghề và thành phần kinh tế, vươn sâu tới các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

* Thu hút nguồn vốn trong xã hội

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng để thành lập một doanh nghiệp, nó có vai trò lớn trong việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao tay nghề trình độ của người lao động và người quản lý. Tuy nhiên thì việc tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng rất khó khăn do quy trình cho vay cần có tài sản thế chấp. Chính vì vậy các DNNVV đã huy động các nguồn vốn từ đi vay trong xã hội, việc thành lập cần một số vốn tương đối nhỏ nên khi các chủ doanh nghiệp có tiền

nhàn rỗi nhưng lại không muốn gửi tại các ngân hàng mà đầu tư vào kinh doanh. Theo số liệu thống kê của BKHĐT bình quân giai đoạn 2016-2018 khu vực doanh nghiệp quy mô lớn thu hút 23,62 triệu tỷ đồng vốn cho SXKD, chiếm 70,9%, tăng 79,5%; khu vực doanh nghiệp vừa thu hút 2,55 triệu tỷ đồng, chiếm 7,7%, tăng 85,7%; khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ thu hút gần 3 triệu tỷ đồng, tăng 101,6%; khu vực doanh nghiệp nhỏ thu hút 4,17 triệu tỷ đồng, chiếm 12,5%, tăng 48,7%.5

* Khai thác tốt các nguồn lực, tiềm năng tại chỗ

Do tính chất của các DNNVV là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ tạo nên được tính linh hoạt, linh động, hầu hết các DNNVV có mặt ở tất cả các vùng miền trên đất nước kể cả những nơi có điều kinh tế khó khăn. Điều này giúp cho doanh nghiệp tận dụng khai thác những tài nguyên, nhân lực sẵn có như ở các vùng nông thôn có một nguồn lực lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp đã được chuyển vào trong các nhà máy doanh nghiệp. Theo đó DNNVV chiếm (49%) và sử dụng gần một nửa lực lượng lao động và nó sử dụng hầu hết lực lượng sản xuất lao động phi nông nghiệp ở một số vùng, đất đai với mặt bằng hoạt động ổn định và chi phí hợp lý tại các vùng này là một trong những nơi lý tưởng với quy mô vốn hạn hẹp như vậy.

Các DNNVV đã tận dụng triệt để các nguồn lực sẵn có trong xã hội, với nhiều chính sách thuận lợi để khai thác các tiềm năng phong phú trong dân cư, đặc biệt một vài số làng nghề có kinh nghiệm truyền thống. Ngoài ra các doanh nghiệp này còn tận dụng nguồn nguyên liệu, nguồn tài chính sẵn có nơi dân cư để sản xuất kinh doanh.

* Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động

Các DNNVV có phát triển được hay không thì một phần quan trọng phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo của những người sáng lập ra. Hiện nay có rất nhiều DNNVV xuất hiện, ngày càng cạnh tranh khốc liệt trên thị trường và phải thường xuyên thay đổi để thích nghi với môi trường xung quanh, phản ứng kịp thời với những biến động của thị trường theo hướng tích tụ tập trung chuyên môn hóa sản xuất. Chính vì vậy đã tạo sức ép đối với các nhà lãnh đạo buộc họ phải luôn sáng tạo, nhanh nhạy với những biến đổi diễn ra trên thị trường, luôn linh hoạt trong quản lý điều hành doanh nghiệp, tận dụng nắm bắt thời cơ kinh doanh. Những nhà quản lý luôn luôn trau dồi khả năng

5 Bộ kế hoạch và đầu tư 2020, Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2020, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

và trình độ, dám chấp nhận mạo hiểm để phát triển doanh nghiệp. Họ tìm cách đổi mới, tìm kiếm các cơ hội mới, là những người đi đầu trong khả năng phát triển kinh tế.

Một vài doanh nghiệp lớn khởi nghiệp từ các doanh nghiệp có quy mô vừa và

Một phần của tài liệu 537 hoàn thiện pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w