Vấn đề này đã được nhà nước quan tâm từ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP chi tiết cụ thể tại Điều 12. Theo đó các chương trình, chính sách hỗ trợ DNNVV, những thông tin về các văn bản pháp luật được điều chỉnh hoạt động DN và một số thông tin khác
sẽ được Chính phủ, Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc tỉnh cung cấp thông qua cổng thông tin điện tử; Huy động nguồn lực để nâng cấp cổng thông tin DN; Khuyến khích đối với các dịch vụ tư vấn DN...
Việc ban hành pháp luật về hỗ trợ thông tin cho các DNNVV đã giúp cho các DN có thể nhanh chóng bắt kịp được những thông tin chính sách hỗ trợ từ đó có thể tận dụng cơ hội từ những chính sách, chương trình hỗ trợ để phát triển DN. Tuy nhiên sau những năm thi hành thì Nghị định số 56/2009 đã bộc lộ nhiều hạn chế cụ thể như sau:
+ Hình thức hỗ trợ thông tin với DNNVV chưa thực sự chưa phù hợp với đối tượng, các trang thông tin cung cấp còn nhiều hạn chế và lạc hậu.
+ Nội dung cũng như chất lượng của thông tin còn chưa sát với tình hình thực tiễn và hoạt động tư vấn thông qua trực tuyến còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của DN.
+ Ở các cấp địa phương việc xây dựng và thực hiện các chủ trương chính sách hỗ trợ thông tin tư vấn đối với DNNVV còn thấp.
+ Phạm vi và quy mô hỗ trợ còn hẹp chưa có sự tham gia của các tổ chức nghề nghiệp, xã hội mà chỉ dừng lại ở một số Bộ thực hiện hỗ trợ DNNVV.
Chính vì những lí do trên khiến cho các DNNVV không thể bắt kịp cũng như nhạy bén trước những sự biến động của thị trường. Việc đưa ra những chính sách hỗ trợ thông tin tư vấn kịp thời là điều cần thiết giúp cho những DN này có thêm nhiều hiểu biết về pháp luật kinh doanh, thông tin thị trường, nắm bắt cơ hội để đưa ra những kế hoạch phát triển kinh doanh DN, hạn chế tối đa những rủi ro.
Hiểu được những điều trên nhà nước đã quy định về hỗ trợ thông tin tư vấn và pháp tại điều 14 của Luật hỗ trợ DNNVV năm 2017 nhằm khắc phục và hạn chế đang tồn tại. Tại đây nhà nước đã thực hiện hỗ trợ trên ba phương diện gồm hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ pháp lý cụ thể như sau:
Tại khoản 1 điều 14 quy định về việc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh, Các tổ chức xã hội và nghề nghiệp sẽ công bố các thông tin sau đây trên cổng thông tin quốc gia hỗ trợ DNNVV:
(1) Những thông tin liên quan tới kế hoạch và những dự án, chương trình hoạt động hỗ trợ DNNVV;
(2) Những thông tin về chỉ dẫn thông tin, thông tin về các vấn đề tín dụng, sản phẩm, ươm tạo DN, công nghệ và thông tin về thị trường;
(3) Và một số thông tin khác theo nhu cầu của DNNVV phù hợp với các quy định của pháp luật.
Từ quy định trên có thể thấy nhà nước đã đưa ra những hỗ trợ về thông tin một cách đầy đủ và rộng hơn so với quy định cho các DNNVV phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Nếu như ở quy định cũ chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ thông tin về các chương trình, chính sách hỗ trợ thì ở văn bản này đã quy định thêm như những thông tin về tín dụng, thông tin về sản phẩm, thông tin về thị trường... Những hỗ trợ về thông tin này giúp cho các DNNVV có cái nhìn bao quát hơn về mọi mặt về hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp cận một cách chính xác và đầy đủ, nắm bắt cơ hội tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra nhà nước đã mở rộng phạm vi công bố thông tin hỗ trợ đối với các DNNVV không chỉ các trang thông tin do cơ quan hành pháp thực hiện mà các DN này được tiếp nhận thông tin tại các trang thông tin khác như tại các tổ chức nghề nghiệp và tổ chức xã hội (hiệp hội, hội). Đặc biệt là việc thực hiện công bố thông qua “Cổng thông tin quốc gia về hỗ trợ DNNVV” hỗ trợ các DNNVV có thể kịp thời nắm bắt những thông tin một cách nhanh nhất, chính xác và đầy đủ nhất vì mọi thông tin về DN sẽ được cập nhật tại cổng này. Mặt khác các DNNVV sẽ không cần trả bất cứ một khoản phí nào khi truy cập vào khi truy cập tìm kiếm thông tin điều này được định chi tiết tại điều 12 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật hỗ trợ DNNVV.
Hỗ trợ tư vấn
Ở quy định cũ thì nhà nước chỉ dừng lại ở việc đưa ra khuyến khích chung chung đối với hoạt động tư vấn, không thể đáp ứng được nhu cầu của hầu hết tất cả các
DNNVV gây ra những sự chậm trễ trong kinh doanh của DN. Vì vậy tại khoản 2 điều 14 Luật hỗ trợ DNNVV đã đưa ra những quy định rất mới như sau:
“Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là mạng lưới tư vấn viên). Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm chi phí tư vấn khi sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên. ”
Qua quy định trên một lần nữa khẳng định lại nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc hỗ trợ các DNNVV. Họ phải thực hiện xây dựng một mạng lưới cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động liên quan tới cung cấp dịch vụ tư vấn cho các DNNVV thông qua việc tìm kiếm thu thập các thông tin cũng như công bố các dữ liệu liên quan đến tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này. Để có thể tham gia vào mạng lưới tư vấn này thì ngoài việc phải nộp hồ sơ đăng ký các cá nhân tổ chức cần đáp ứng một số điều kiện liên quan đến trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, nghiệp vụ đáp ứng được nhu cầu của các DNNVV, ngoài ra với các tổ chức phải được thành lập hợp pháp theo quy định của Luật chuyên ngành.
Như vậy các DNNVV sẽ được giải đáp những thắc mắc một cách chính xác và nhanh chóng nhờ đội ngũ hỗ trợ tư vấn có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết, giảm thiểu tối đa được những rủi ro và kinh phí cũng như thời gian của DN. Ngoài ra Các DNNVV được phép thực hiện tìm kiếm các thông tin liên quan tới tên cá nhân, tổ chức tư vấn; hồ sơ năng lực trình độ và lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn phù hợp với nhu cầu, vướng mắc và thực tiễn hoạt động kinh doanh của DN bao gồm ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp... Hoạt động hỗ trợ về tư vấn là một hoạt động cơ bản trong chính sách hỗ trợ của nhà nước, hiện nay nhà nước có ban hành một số văn bản pháp luật quy định chi tiết cụ thể về hoạt động như Nghị định 39/2018/NĐ-CP và Thông tư số 06/2019/BKHĐT hướng dẫn quy chế tổ chức của mạng lưới tư vấn viên và hỗ trợ tư vấn DNNVV thông qua mạng lưới tư vấn viên.
Để tạo thuận lợi nhất cho DNNVV thì nhà nước quy định DN này khi sử dụng dịch vụ tư vấn sẽ không phải trả hoặc sẽ được giảm một phần phí dịch vụ trừ tư vấn thủ tục hành chính cụ thể như sau:
(2) Hỗ trợ 30% đối với các DN nhỏ nhưng phải dưới 5 triệu đồng/năm. (3) Hỗ trợ 10% đối với DN vừa và cũng không được quá 10 triệu đồng/năm.
(4) DNNVV chuyển đổi từ HKD và DNNVV KNST, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thì được hưởng những ưu đãi sau: Miễn phí tư vấn, thủ tục hành chính cho các DNNVV chuyển đổi từ HKD.
Đối với DNNVV khởi nghiệp và sáng tạo:
+ “Hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ; khai thác và phát triển tài sản trí tuệ” cụ thể: Hỗ trợ tối đa 100% giá trị hợp đồng đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn sau: Hợp đồng tư vấn (HĐTV) về vấn đề trình tự thủ tục thực hiện việc chuyển giao, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; HĐTV về xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ; HĐTV về khai thác và phát triển của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế và thiết kế và đăng ký quyền bảo hộ; HĐTV về xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý.
+ “Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới”: HĐTV để DN xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và tổ chức đo lường sẽ được hỗ trợ 100% giá trị HĐTV.
Đối Với DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị,
+ “Hỗ trợ liên kết sản xuất, kinh doanh”: HĐTV về việc nâng thúc đẩy liên kết trong cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị và xây dựng các dự án liên kết kinh doanh năng cao giá trị sản phẩm, hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển của thị trường sẽ được hỗ trợ 100 % giá trị của HĐTV.
+ “Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường”: Hỗ trợ 100% giá trị HĐTV liên quan tới tên thương mại, thương hiệu, bí mật kinh doanh và chỉ dẫn địa lý
+ “Tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng”: HĐTV để DN xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và tổ chức đo lường sẽ được hỗ trợ 100% giá trị HĐTV;
khó khăn của các DNNVV. Tuy nhiên thì trên thực tế thì cho tới hiện tại chỉ có duy nhất Bộ công thương đã quyết định công nhận tổ chức cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn
viên hỗ trợ DNNVV ngành Công Thương nhưng vẫn chưa được triển khai trên thực tế.
Một vài vấn đề liên quan tới trình tự thủ tục của các cá nhân và tổ chức khi muốn đăng
ký tham gia vào mạng lưới tư vấn viên chưa được quy định. Ngoài ra chưa có bất điều
khoản nào quy định về vấn đề nguồn lực để thực hiện xây dựng, vận hành và năng cấp
mạng lưới tư vấn viên. Bên cạnh đấy mức hỗ trợ kia còn thấp hơn so với thực tế trên thị trường nên dường như không có sức hút cho các DNNVV tham gia, cũng như chưa
có nhiều chính sách ưu tiên đối với DNNVV do phụ nữ làm chủ.
về hỗ trợ pháp lý
Văn bản pháp luật đầu tiên quy định về hỗ trợ pháp lý cho DNNVV là Nghị định 66/2008/NĐ-CP ngày 28/05/2008 do Chính Phủ ban hành. Đây là văn bản pháp lý đặt nền móng vấn đề hỗ trợ pháp lý cho toàn bộ DN Việt Nam nói chung và đặc biệt là hỗ trợ đối với DNNVV nói riêng. Đạt được nhiều thành tựu đáng kể sau gần 10 năm ban hành, góp phần giúp đỡ các DNNVV tăng cường được ý thức chấp hành và đồng thời cũng hỗ trợ cho DNNVV trong việc nắm bắt kịp các thông tin pháp lý, nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, giảm thiểu tối đa những rủi ro pháp lý trong quá trình kinh doanh, và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra việc quy định vấn đề hỗ trợ về pháp lý cũng nhằm mục đích giúp các cơ quan quản lý dễ dàng kiểm tra và giám sát đối với DNNVV thông qua pháp luật. Tuy nhiên bên cạnh đó thì vẫn còn nhiều bất cập xảy ra do việc triển khai không đồng bộ, đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế còn thiếu trình độ, việc đào tạo bồi dưỡng các kiến thức và kĩ năng cho các cán bộ còn hạn chế, cơ chế chính sách tài chính còn thiếu. Nhìn chung cơ chế hỗ trợ pháp lý cho các DNNVV vẫn chưa đạt những hiệu quả như mong muốn trong khi nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế việc hỗ trợ pháp lý cho DNNVV là điều quan trọng.
Hiểu được những vấn để trên một lần nữa Luật hỗ trợ DNNVV đã khẳng định chính sách hỗ trợ này, hướng tới trực tiếp đối với DNNVV cụ thể tại khoản 3 điều 14 quy định như sau:
của mình, thực hiện các hoạt động Sau đây để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ Sở dữ liệu về pháp luật; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật. ”
Quy định trên đã được quy định một cách chi tiết cụ thể tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/06/2019 của Chính Phủ. Theo đó trên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hỗ trợ cho DNNVV phải thực hiện hai nhiệm vụ tổng quát như sau: Thứ nhất là thực hiện các vấn đề liên quan đến cơ sở dữ liệu pháp luật (xây dựng, duy trì, khai thác, cập nhật và quản lý). Thứ hai là vấn đề liên quan tới các chương trình hỗ trợ pháp lý. Ở nhiệm vụ đầu tiên cơ quan nhà nước cần thực hiện xây dựng, duy trì, khai thác, cập nhật những văn bản quy phạm luật pháp luật; các quyết định, bản án của tòa án, phán quyết của trọng tài thương mại, quyết định xử lý các vụ việc cạnh tranh, quyết định xử lý vi phạm hành chính liên quan đến DN; Các văn bản của Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh trả lời những thắc mắc về vấn đề pháp lý của DNNVV; Các văn bản của mạng lưới tư vấn viên khi tư vấn pháp luật cho các DNNVV nhằm giải quyết những vướng mắc pháp lý, vụ việc theo yêu cầu của DNNVV. Và DNNVV không cần trả bất cứ một khoản phí nào khi sử dụng cơ sở dữ liệu về vụ việc và vướng mắc.
Bên cạnh đó thì ở nhiệm vụ về tổ chức các chương trình pháp lý đều dựa trên nhu cầu của DNNVV trong từng thời kỳ phù hợp với nguồn lực của cơ quan nhà nước. Có ba hoạt động chính trong chương trình hỗ trợ pháp lý cho DNNVV: Hoạt động liên quan đến vấn đề cung cấp thông tin bao gồm những thông tin trong và ngoài nước, các chính sách pháp luật của từng ngành, lĩnh vực; Hoạt động liên quan tới quá trình đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức pháp luật bao gồm những đối tượng như DNNVV, mạng lưới tư vấn viên, cán bộ hỗ trợ pháp lý; Hoạt động tư vấn pháp luật nhằm giải quyết những thắc mắc của DNNVV. Có thể thấy phạm vi của chương trình tương đối rộng đặc biệt là thời hạn thực hiện các chương trình là tận 5 năm.
Nhìn chung từ Nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ cho các DN này đặc biệt là hoạt động hỗ trợ pháp lý. Giúp giải quyết những khó khăn bất cập còn tồn tại ở những nghị định cũ, đưa ra những chính sách hỗ trợ cụ thể hơn đối với DNNVV được thể hiện rõ thông qua Luật hỗ trợ DNNVV 2017 và chi tiết hóa tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các DNNVV có những thông
tin pháp lý, giải quyết các thắc mắc một cách nhanh chóng, chính xác nhất để tránh những rủi ro, nâng cao tinh thần cạnh tranh của DN, nâng cao sự hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của DNNVV.