DNNVV đóng vai trò quan trọng ở tất cả các quốc gia theo đó DN quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ từ 97% đến 99% trong tổng số DN và là “xương sống” cũng như “động lực phát triển kinh tế” do đó mà các nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc... đều coi trọng công tác hỗ trợ cho DNNVV. Nhà nước hỗ trợ cho các DNNVV qua những chính sách khác nhau như hỗ trợ huy động vốn, bảo lãnh tín dụng, giảm hoặc miễn thuế để thúc đẩy đầu tư. Và ở thời kỳ khó khăn thì cũng có những biện pháp hỗ trợ khẩn cấp giúp cho các DNNVV qua việc thực hiện giãn và giảm thuế và qua các gói kích thích kinh tế giúp cho DNNVV giảm bớt gánh nặng về tài chính duy trì được chỗ đứng trên thị trường. Doanh thu hoặc thu nhập chịu thuế là căn cứ để các DNNVV được hưởng những ưu đãi về thuế, theo nguyên tắc tỷ lệ thuận (doanh thu và thu nhập chịu thuế là thấp thì sẽ áp dụng mức thuế thấp hơn so với mức áp dụng thông thường). Dưới đây là một vài chính sách hỗ trợ của một vài nước mà Việt Nam có thể tham khảo và học hỏi.
Tại Thái Lan hiện nay thì các DNNVV đang được áp dụng mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn 5% so với mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 20%. Đặc biệt trong năm 2016 còn thực hiện miễn thuế đối với DN nhỏ. Vào năm 2017 với những DN có thu nhập chịu thuế trên 300.000 bạt thì sẽ được áp dụng mức thuế 10%.
Ở Indonesia, thuế suất “thuế TNDN phổ thông” là 25%. Và thực hiện áp mức thuế suất là 1% đối với những DN có doanh thu dưới 4.8 tỷ rupi và 12.5% với những DN có doanh thu trên 4.8 tỷ tới dưới 50 tỷ rupi.
Ở Trung Quốc, ngày 17/1/2019, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách thuế nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng thuế cho các DN có quy mô nhỏ áp dụng từ 1/1/2019-31/12/2021. Mức thuế suất “thuế TNDN phổ thông” ở Trung Quốc là 25%. Nếu như trước kia thì DNNVV có thu nhập chịu thuế hằng năm là 1 triệu nhân dân tệ thì sẽ chịu mức thuế suất thuế TNDN là 10%. Nhưng tới bây giờ thì mức 10% chỉ áp
dụng với thu nhập chịu thuế là 2 triệu lần tiếp theo, còn 1 triệu chỉ áp dụng mức 5% đối với thu nhập chịu thuế lần đầu8.
Ở Việt Nam thì việc hỗ trợ về thuế và kế toán được đề cập tại điều 10 của Luật hỗ trợ DNNVV như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp”. Theo đó theo Luật thuế TNDN mức thuế suất thông thường là 20% 9 vậy nên ta có thể hiểu DNNVV thì được áp dụng mức lãi suất dưới 20% và điều này được chi tiết hóa tại các văn bản hướng dẫn về mức thuế mà DNNVV phải nộp vào ngân sách nhà nước. Việc nghiên cứu để xây dựng về mức thuế suất phù hợp áp dụng với các DNNVV là điều rất cần thiết, giúp cho DNNVV vừa đảm bảo khả năng kinh doanh vừa đảm bảo khả năng hỗ trợ của nhà nước, phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của kinh tế xã hội vậy nên ở mỗi giai đoạn thì nhà nước lại có những mức áp dụng thuế khác nhau:
+ Vào Năm 2013 các DN sẽ được “giãn” thời gian nộp thuế bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp; Đối với những hoạt động kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê sẽ được miễn thuế khoán bao gồm thuế GTGT và thuế TNCN và thuế TNDN với số tiền gia hạn là 9.326 tỷ đồng (chưa tính tiền thuế được miễn, giảm).
+ Vào năm 2014, đối với những tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ và phòng trọ cho thuế đối với học sinh, sinh vièn... tiếp tục được miễn thuế khoán và thuế TNDN.
Về thuế suất thuế TNDN: Trước ngày 01/01/2014 mức thuế suất phổ thông là 25%. Và từ ngày 01/01/2014 mức thuế suất thuế TNDN sẽ được giảm còn 22%, Và sẽ được áp dụng mức thuế suất 20% cho các DN có tổng doanh thu dưới 20 tỷ đồng từ ngày 01/7/2013. Và kể từ ngày 1/1/2016 áp dụng mức thuế suất phổ thông là 20% với toàn bộ DN.
Việc quy định về hỗ trợ thuế và kế toán cho các DNNVV là điều cần thiết và quan trọng. Ở mỗi thời kỳ khác nhau với trình độ phát triển kinh tế ngày càng thay đổi kéo theo thị trường cũng có nhiều biến động thì những quy định kia liệu có còn hợp lý
8 Tạp chí tài chính, ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
không? Vì vậy việc ra đời của Luật hỗ trợ DNNVV đã đưa ra những quy định mang tính chất nguyên tắc là chuẩn mực để có thế cụ thể hóa tại các văn bản dưới luật. Theo đó Luật hỗ trợ DNNVV quy định áp dụng mức thuế suất cho DNNVV thấp hơn so với mức thông thường ngoài ra còn bổ sung quy định về việc đơn giản hóa chế độ kế toán cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Và nếu cụ thể hóa được trong các Nghị định về thì có thể đánh giá được một vài tác động như sau:
Nếu như DN nhỏ, DN vừa được áp dụng mức thuế suất thấp hơn 3% so với mức thuế suất thuế TNDN quy định tại Luật Thuế TNDN. DN siêu nhỏ được áp dụng mức thuế suất thấp hơn 5% so với mức thuế suất thuế TNDN quy định tại Luật thuế TNDN” thì sẽ có những ảnh hưởng một cách tích cực như sau:
(1) Khoảng 216.000 DNNVV sẽ lập tức được hưởng lợi từ quy định này;
(2) Mức tăng (%) vốn chủ sở hữu của DNNVV nhờ thực hiện giải pháp chính sách này (tăng quy mô DNNVV) đạt khoảng 0.3% so với hiện tại;
(3) Tạo tiền đề để cho các DNNVV tăng vốn chủ sở hữu, và là cơ sở cho đầu tư mở rộng, tăng tổng tài sản, tăng quy mô. Mức lợi nhuận DNNVV có thể giữ lại là 5.168 tỷ đồng. Góp phần cho quá trình tăng trưởng và tích lũy vốn của doanh nghiệp. Đây sẽ là nền tảng cho mở rộng nguồn thu trong tương lai;
(4) Chi phí vốn/ lãi vay DNNVV có thể tiết kiệm được: 516.8 tỷ đồng/ năm, và là cơ hội cho việc giảm giá thành của hàng hóa, dịch vụ qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của DN10.
Bên cạnh đó, tác động tiêu cực đến nền kinh tế bao gồm các chi phí cơ bản đi kèm sẽ như sau: Ngân sách giảm thu: khoảng 5.168 tỷ đồng/năm đồng nghĩa với việc lợi nhuận DNNVV được giữ lại (ko phải đóng): khoảng 5.168 tỷ đồng/năm. Mức giảm này chỉ tương ứng với khoảng 0.59% tổng thu NSNN. Không chỉ tác động đến nền kinh tế, việc quy định rõ ràng như trên còn tác động đến xã hội. Mặt tích cực đó là: Mở rộng tăng cường sản xuất sẽ tháo gỡ được nhiều vấn đề cho người lao động.. .Và mặt tiêu cực đó là: (i) DNNVV có thể tìm cách để chỉ giữ DNNVV để được hưởng lợi; (ii)
Việc thực hiện có thể không công bằng, phụ thuộc vào định nghĩa về DNNVV (ví dụ, một số DN có thể có doanh thu rất lớn do hoạt động trong lĩnh vực có lợi nhuận cao như thương mại, song thực chất vẫn là DNNVV).
Sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch covid 19 kéo theo nhiều DN gặp khó khăn đặc biệt là những DNNVV. Bộ tài chính đã trình Chính phủ có những đề xuất giảm và miễn thuế đối với DNNVV cụ thể như sau:
+ Áp dụng mức thuế suất 15-17% cho các DN nhỏ và DN siêu nhỏ dựa trên hai yếu tố là doanh thu của DN và số người tham gia lao động theo đó: Nếu doanh thu không quá 3 tỷ và dưới 10 người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thì DN sẽ được áp dụng mức 15%; Nếu doanh thu từ 3 tỷ đến dưới 50 tỷ và dưới 100 người lao động tham gia bảo hiểm. Ngoài ra thực hiện miễn thuế thu nhập cho DN chuyển đổi từ HKD trong 2 năm.
+ Thực hiện hỗ trợ miễn giảm thuế cho DNNVV vào thời điểm này là giải pháp thiết thực giúp cho các DN có thể vượt qua được khó khăn duy trì động lực phát triển kinh tế. Và việc điều chỉnh như vậy hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Luật hỗ trợ DNNVV áp dụng mức thuế thấp cho các DNNVV và phù hợp với tình hình của đất nước giúp các DN ổn định kinh doanh, tăng hiệu quả sản xuất.
Ngoài ra nhà nước còn một số quy định hỗ trợ cho DNNVV chuyển đổi từ HKD nhằm thúc đẩy các HKD chuyển sang loại hình DN dễ dàng tiếp cận được những chính sách của nhà nước, tham gia vào chuỗi liên kết, nhằm xây dựng được thương hiệu... Cụ thể tại Nghị định số 20/2020 NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị Định số 139/2016 theo đó DNNVV chuyển đổi từ HKD kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu sẽ được miễn lệ phí môn bài trong thời gian là ba năm.
Và để đảm bảo cho việc thực thi và tránh trường hợp các DN thuộc công ty con được hưởng những hỗ trợ trên tại Dự thảo nghị quyết một số chính sách thuế TNDN nhằm hỗ trợ DN nhỏ và siêu nhỏ sửa đổi quy định các công ty con sẽ không được áp dụng mức thuế suất là 15%, 17%. 11
Bên cạnh đấy một điểm mới đề cập ở trong Luật hỗ trợ DNNVV là quy định về chế độ kế toán cho DN nhỏ cụ thể: “Doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán”12 Điều này đã được cụ thể hóa trong Thông tư 132/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ với một số quy định như sau:
+ Các DN siêu nhỏ không cần có kế toán trưởng chỉ cần sắp xếp vị trí phụ trách kế toán.
+ Dựa vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh DN siêu nhỏ các DN này được tự mình thiết lập biểu mẫu chứng từ kế toán (trừ hóa đơn bán hàng) một cách dễ hiểu, rõ ràng và đầy đủ.
Nhìn chung thì việc quy định về hỗ trợ thuế và kế toán trong luật hỗ trợ DNNVV đã đưa ra một nguyên tắc chung. Vì vậy để thực hiện có hiệu quả Luật hỗ trợ DNNVV về thuế, kế toán, cần chi tiết hóa mức hỗ trợ, thời hạn hỗ trợ và lĩnh vực hỗ trợ đảm bảo tính khả thi khi triển khai trên thực tế.
2.1.3. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất
Việc quy định hỗ trợ về mặt bằng sản xuất cho DNNVV đã được đề cập từ Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV sau đó được thay thế bởi Nghị định số 56/2009/ NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV ngày 30/06/2009 của Chính phủ. Dựa trên những chính sách này giúp cho các DNNVV tháo gỡ được những khó khăn về vấn đề thuê đất, nhanh chóng ổn định được hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đạt được thì những quy định về hỗ trợ mặt bằng sản xuất đang tồn tại một số bất cập theo đó: Những chính sách này chỉ dừng lại ở việc khuyến nghị chung chung, chưa có quy định một cách rõ ràng và cụ thể. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vấn đề trên là do những yếu tố sau đâu: Thứ nhất do những quy định về hỗ trợ mặt bằng sản xuất tại Nghị định này còn phụ thuộc vào Luật Đất Đai, Luật Đấu Thầu vậy nên tạo ra sự rải rác, chồng chéo lẫn nhau. Thứ hai do quá trình thực hiện triển khai sẽ lồng ghép vào các chương trình ngành, lĩnh vực, ngoài ra đối tượng hỗ trợ tương đối rộng không chỉ riêng mình DNNVV dẫn tới việc thực thi đánh giá kết quả hỗ trợ rất khó, cũng như làm giảm cơ hội tham gia của các Doanh nghiệp. Thứ ba là
thiếu sự liên kết giữa các bộ, ngành và đặc biệt công tác hỗ trợ cho DNNVV tại các cấp địa phương còn yếu kém, mặt khác nguồn ngân sách nhà nước cũng không đủ đảm bảo.
Việc ra đời Luật hỗ trợ DNNVV 2017 đã đưa ra những giải pháp khắc phục những tồn tại yếu kém nêu trên cụ thể tại điều 11 quy định như sau:
“1. Căn cứ vào điều kiện quỹ đất thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
2. Căn cứ vào điều kiện ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn. Thời gian hỗ trợ tối đa là 05 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng.”
Quy định trên hoàn toàn hợp lý với thực tiễn bởi quỹ đất công nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn chưa được lấp đầy còn rất nhiều trong khi các DNNVV rất khó tiếp cận với đất công nghiệp tại các cụm, khu công nghiệp do nhu cầu sử dụng diện tích đất của các DNNVV nhỏ vì vậy mà các nhà đầu tư không muốn chia nhỏ diện tích, nếu thuê thì phí thuê mặt bằng cũng sẽ rất cao.
Ngoài ra việc hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho DNNVV quy định tại K2 Điều 11 Luật hỗ trợ DNNVV được thực hiện qua việc bù giá cho các nhà đầu tư tại các cụm, khu công nghiệp khu công nghệ cao để giảm giá cho thuê với DNNVV. Việc quy định như vậy rất phù hợp với thực tế tránh trường hợp giảm hai lần thuế vừa giảm thuế thu nhập và vừa giảm thuế thuê mặt bằng sản xuất. Mục đích của hỗ trợ này nhằm giúp đỡ chi phí thuê mặt bằng của các DNNVV trong các cụm, khu công nghiệp. Bên cạnh đấy quy định này chỉ dành hỗ trợ cho các cụm, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nhằm hạn chế việc sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của các DNNVV trong khu dân cư, thu hút các doanh nghiệp bên ngoài vào trong các cụm khu công nghiệp để được tiếp cận với những chính sách ưu đãi của nhà nước. Thời gian hỗ trợ là 5 năm không quá ngắn cũng không quá dài, đủ thời gian để cho các chính quyền địa phương bố trí được mức hỗ trợ phù hợp với nguồn lực của ngân sách hỗ trợ.
Và đối tượng được hưởng những ưu đãi về hỗ trợ mặt bằng sản xuất quy định như sau: “Không áp dụng đối với DNNVV có vốn đầu tư nước ngoài, DNNN”. Như vậy việc hỗ trợ này được áp dụng đối với những DNNVV không có vốn đầu tư nước ngoài và có vốn nhà nước, có thể hiểu hỗ trợ này nhằm hướng tới các DNNVV tư nhân ở trong nước. Việc quy định này khiến dễ gây hiểu nhầm về sự phân biệt của nhà nước, tuy nhiên chúng ta cần hiểu nhà nước quy định tại điều 2 của luật này có hỗ trợ đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và DNNN còn quy định tại điều 11 như một điều luật riêng về chính sách hỗ trợ. Vì thế DNNVV có vốn đầu tư nước ngoài và DNNN cũng sẽ được hưởng những chính sách hỗ trợ khác nhưng chính sách hỗ trợ mặt bằng là không. Điều này giúp cho nhà nước có thể thu hẹp phạm vi đối tượng hỗ trợ, thu hẹp chính sách hỗ trợ với DNNVV có vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.