Hỗ trợ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 537 hoàn thiện pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay (Trang 72 - 74)

Trong tám chính sách hỗ trợ được đề cập tới ở Nghị định 56/2009 thì hỗ trợ nguồn nhân lực cũng được nhắc tới với quy định hướng dẫn lên kế hoạch hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực DNNVV do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với cơ quan liên quan khác thực hiện. Để tăng cường hỗ trợ cho DNNVV vào ngày 13/08/2014 Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT do BKHĐT và BTC hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV (thay thế cho TTLT số 05/2011 trước đó). TTLT này đã đưa ra những quy định việc lập kế hoạch, quản lý và tổ chức các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, và quản lý và sử dựng nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho đào. Qua quá trình thực hiện triển khai pháp luật, giai đoạn từ 2012 đến 2015 trung bình mỗi năm có khoảng 50 tỷ được trích ra từ ngân sách nhà nước nhằm bồi dưỡng đào tạo cho khoảng 70 nghìn nhân lực tại các DNNVV. Theo khảo sát, đặc biệt là các DNNVV ở các nơi như vùng núi, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, thì thông qua khóa đào tạo đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực. Giúp cho đội ngũ nhân lực tại các DNNVV tự tin hơn và có thêm những kiến thức về quản trị DN, xây dựng được kế hoạch kinh doanh lâu dài. Ngoài ra Nhà nước còn có nhiều chính sách hỗ trợ DNNVV như tiếp cận được những nguồn nhân lực chất lượng, hỗ trợ tuyển dụng.

Mặc dù nhà nước có những chính sách quan tâm tới những chương trình đào tạo nhân lực tuy nhiên do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên việc thực hiện các chương trình còn nhiều thiếu sót. Và đặc biệt những DNNVV cũng không chú trọng cũng như chưa nhận thức đầy đủ về sự quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực. Do vậy mà chất lượng nguồn nhân lực, khả năng quản trị kinh doanh tại các DNNVV còn rất hạn chế. Ngoài ra theo TTLT 04/2014 quy định hỗ trợ 50% kinh phí cho một khóa đào tạo dường như cũng chưa đủ để thuyết phục cũng như thu hút DNNVV tham gia vào các khóa này. Sự ra đời của Luật hỗ trợ DNNVV 2017 đã góp phần giải quyết những tồn tại còn diễn ra cụ thể chi tiết tại Điều 15 theo đó DNNVV khi tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị DN, đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các DNNVV. Ngoài ra nhà nước còn tổ chức thực

hiện các chương trình đào tạo trực tuyến và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác cho DNNVV, hỗ trợ hoạt động đào tạo trực tiếp tại DN trong lĩnh vực sản xuất và chế biến. Để quy định rõ hơn về vấn đề này tại Điều 28 Nghị định số 39/2018/NĐ- CP đã nêu rõ:

“Đối với hỗ trợ đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh”: Thực hiện hỗ trợ thấp nhất là 50% đối với một khóa đào tạo, và đặc biệt không cần trả phí khi tham gia đối với những trường hợp học viên của DNNVV thuộc vùng kinh tế đặc biệt và DNNVV do phụ nữ làm chủ.

“Đối với hỗ trợ đào tạo nghề”: Không cần trả chi phí khi đào tạo nếu DNNVV tham gia chương trình đào tạo không quá 3 tháng hoặc khóa đào tạo trình độ cơ bản nhất. Và điều kiện của người lao động khi tham gia là đã làm việc tại DNNVV ít nhất là 6 tháng, ở trong độ tuổi thích hợp cụ thể dưới 50 tuổi với nam và dưới 45 tuổi với nữ.

“Hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại DNNVV”: Một khóa đào tạo được hỗ trợ 50% chi phí nhưng chỉ được một lần một năm đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực về sản xuất và chế biến và khóa học sẽ có ít nhất cho 10 học viên

Như vậy Nhà nước đã bổ sung một số hoạt động so với quy định cũ như chính sách về đào tạo tay nghề, học nghề cho lực lượng lao động DNNVV giúp cho đội ngũ lao động nâng cao tay nghề, trình độ từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cho DN. Bên cạnh đó Nhà nước còn thu hẹp phạm vi, không dàn trải mà tập trung hỗ trợ theo từng lĩnh vực ngành nghề hoạt động và khu vực địa lý góp phần nâng cao được chất lượng đào tạo, sát với thực tế nhu cầu của từng DNNVV. Sự hỗ trợ của Nhà nước ngày càng tăng lên nếu như trước đây Nhà nước quy định hỗ trợ đối đa là 50% kinh phí cho một khóa nhưng bây giờ cũng là 50% nhưng con số này là tối thiểu. Để nâng cao trình độ nhân lực tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, phát triển nền kinh tế xã hội, cải thiện đời sống ở những nơi vùng sâu, vùng xa Nhà nước đã thực hiện miễn phí đối với các khóa học đào tạo đối với những học viên DNNVV ở vùng kinh tế khó khăn, DNNVV do nữ làm chủ, giúp có thể tiếp cận với các khóa học thuận lợi nhất. Hiện nay chương trình đào tạo trực tuyến của BKHĐT được đưa vào vận hành với 3000 tài khoản đăng ký và với mười lăm bài giảng và một số tài liệu khác đã giúp ích cho rất nhiều DN.

Một phần của tài liệu 537 hoàn thiện pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w