Đặc thù của các DNNVV là thường yếu kém về mặt trang thiết bị và công nghệ (CN), trình độ còn lạc hậu bởi, tiếp cận với thông tin công nghệ còn chậm do các DNNVV này thường thiếu thốn về vốn cũng như tư duy sản xuất nhỏ giọt, từng phần, nhiều DN hoạt động sản xuất kinh doanh theo kiểu thủ công còn nhiều. Dan tới năng suất lao động không cao, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, chi phí cũng gia tăng, ngoài ra còn ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh về khói bụi, tiếng ồn.. .Tuy nhiên để có thể đổi mới được công nghệ thì cần một lượng vốn lớn các DN này có thể vay tại các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên cũng rất khó để các DNNVV có thể tiếp cận với các nguồn vốn tại các ngân hàng chỉ có khoảng 30% DNNVV theo nguồn từ VICC.
Một nhà kinh tế học Peter Drucker đã từng nói rằng: DN luôn có hai nhiệm vụ hàng đầu một là tiếp thị, hai là đổi mới công nghệ bởi chức năng của tiếp thị là nhằm đáp ứng mong muốn tiêu dùng hiện tại còn đổi mới công nghệ là nhằm đáp ứng mong muốn trong tương lai của khách hàng. Trong khi đó thì nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con người về những tiến bộ khoa học ngày càng cao, yêu cầu về sản phẩm cũng trở nên đa dạng, cạnh tranh trên thương trường cũng khốc liệt hơn. Nếu không kịp thích ứng, chậm thay đổi và ứng dụng công nghệ mới thì các DN này sẽ dễ dàng bị đào thải khỏi thị trường. Vậy nên các DNNVV cần phải không ngừng cải tiến,
đổi mới về công nghệ đây là một trong những xu thế tất yếu của toàn bộ hệ thống công nghệ toàn cầu và mang lại nhiều hiệu quả đối với DNNVV.
Xuất phát từ vai trò của đổi mới CN trên Nhà nước đã quan tâm tới hỗ trợ đổi mới về công nghệ từ Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV cụ thể tại điều 9 về đổi mới, nâng cao năng lực CN, trình độ kỹ thuật như sau:
- Khuyến khích đầu tư đổi mới CN, đổi mới thiết bị kỹ thuật theo chiến lược phát triển và mở rộng sản xuất của các DNNVV đối với các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
- Thông qua chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển CN sản xuất các sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng lực công nghệ.
- Giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho các DNNVV, hỗ trợ đánh giá, lựa chọn công nghệ.
Ở Nghị định 56 này nhà nước quy định kinh phí để hỗ trợ DNNVV đổi mới, nâng cao năng lực là lấy từ một phần của Quỹ phát triển KHCN quốc gia hàng năm. Đồng thời Nghị định 56 cũng quy định như sau: “Việc xây dựng, bố trí kinh phí hỗ trợ DNNVV thực hiện đăng ký và bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm, dịch vụ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác do Ủy Ban Nhân dân tỉnh và Bộ KH và CN thực hiện13”. Nhìn chung thì cách quy định này còn mang tính chất chung chung, chưa có tính rõ ràng cụ thể và trên thực tiễn khi thực hiện triển khai các chương trình hỗ trợ CN còn chịu ảnh hưởng điều chỉnh bởi Luật và các văn bản chuyên ngành khác. Vậy nên dẫn tới việc không thể đánh giá được sự tham gia của các DNNVV trong các chương trình hỗ trợ nâng cao, đổi mới CN.
Khắc phục những tồn tại bất cập về hỗ trợ CN ở Nghị định 56 thì các đạo luật ra đời như Luật chuyển giao CN, Luật sở hữu trí tuệ, Luật KH và CN, Luật CN cao và đặc biệt là sự ra đời của Luật hỗ trợ DNNVV 2017 cụ thể quy định về hỗ trợ về công nghệ như sau: “Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu,
đổi mới công nghệ, tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện, làm chủ công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao công nghệ; xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp”. Từ quy định trên ta thấy việc hỗ trợ công nghệ không chỉ được quy định ở Luật này mà còn được ghi nhận ở một số luật khác như: Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Công nghệ cao Luật KH và CN, Luật chuyển giao CN. Nhiều chính sách và cơ chế được quy định để hỗ trợ khuyến khích DN, bao gồm cả đối tượng DNNVV thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đổi mới nâng cao năng lực công nghệ và trình độ kỹ thuật.
Những quy định trên phù hợp với thực tế tình hình phát triển của KHKT hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải nhanh chóng kịp thời nắm bắt những thông tin về công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng của sản phẩm đặc biệt là cần phát huy tính khoa học công nghệ trong các sản phẩm chủ lực của DN. Ở thời kì covid 19 thì việc các DWVV áp dụng CN và đổi mới sáng tạo là điều rất cần thiết và quan trọng , có thể nói đây là con đường giúp cho các DWVV nhanh chóng khôi phục được kinh tế và khắc phục được thiệt hại đứng vững trên thị trường. Giai đoạn này Việt Nam đang chuyển mình theo hướng nền kinh tế số nên các DN cần phải linh hoạt trong việc đổi mới công nghệ, áp dụng sự phát triển của mạng lưới internet, nền tảng thương mại điện tử từ đó tiếp cận gần hơn với khách hàng trong thời kỳ dịch bệnh.
Các chính sách và giải pháp hỗ trợ được thể hiện cụ thể trong nhiều Nghị định, Quyết định và Thông tư hướng dẫn, cùng với khoảng 10 chương trình quốc gia về khoa học công nghệ (03 chương trình quốc gia lớn và 07 chương trình cấp quốc gia: Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020; Chương trình sản phẩm quốc gia đến năm 2020 .. ..)14
Trên thực tế khi áp dụng các quy định của pháp luật về Hỗ trợ DNNVV, các DNNVV tiếp cận được với các cơ chế, chính sách và 03 chương trình quốc gia lớn và 07 chương trình cấp quốc gia đã đề cập ở trên là rất hạn chế. Đa số các chương trình (8/10) không thể đánh giá được có số lượng DNNVV đã tiếp cận được vì đối tượng
của chương trình không quy định cụ thể là các DNNVV ví dụ như Chương trình phát triển tài sản sở hữu trí tuệ, Chương trình sản phẩm quốc gia, Chương trình công nghệ cao.... nội dung của các chương trình cũng chưa thiết kế hoạt động hỗ trợ cho đối tượng DNNVV15
Cùng với đó. chỉ có 02 chương trình đã lồng ghép nội dung hỗ trợ các DNNVV như Chương trình quốc gia nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020; Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020. Ngoài Chương trình quốc gia nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đã đạt được một số kết quả hỗ trợ DNNVV đáng khích lệ thì hầu hết các kết quả và kinh phí thực hiện của các Chương trình (9/10) dành cho đối tượng DNNVV còn rất khiêm tốn: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia làm đơn vị chủ trì nhiệm vụ thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia là 40% (chưa bóc tách được đối tượng DNNVV); Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ (592) sau mấy năm triển khai cũng mới liệt kê được khoảng 10 doanh nghiệp nhận hỗ trợ tư vấn tiếp cận chính sách ưu đãi thuế, xây dựng đề án.. .không có đánh giá cụ thể kết qủa hỗ trợ. Còn các chương trình khác thì không có đánh giá về DNNVV tham gia/hưởng lợi.
Trên thực tế chính sách hỗ trợ công nghệ vẫn rất khó được thực thi và triển khai trên thực tế nguyên nhân chủ yếu là do chưa có bất kì một văn bản hướng dẫn cụ thể, khiến cho các cấp địa phương còn gặp nhiều lúng túng khi áp dụng trên thực tế không biết áp dụng mức hỗ trợ như nào. bao nhiêu cho phù hợp. Nên có rất ít DN có thể tiếp cận được, vì thế trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nhà nước cần nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể điều này.