Hỗ trợ mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu 537 hoàn thiện pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay (Trang 63 - 65)

Mở rộng thị trường là một trong những vấn đề mà luôn được các DN quan tâm bởi nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với những DNNVV việc mở rộng thị trường là yếu tố sống còn. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, phát triển nền kinh tế mở và cùng với sự của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ. DNNVV đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn với việc mở rộng thị trường,

nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi liên kết trên toàn cầu. Theo khảo sát của VCCI thì số DN có khách hàng là các nhân và DN nước ngoài chỉ chiếm có 7- 10%, trong khi DN có khách hàng là cá nhân và DNTN trong nước lại chiếm tới 65%. Và các DN đang gặp phải nhiều trở ngại trong việc tiếp cận, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường. Hầu hết các DNNVV này đang còn non kém trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh lâu dài đặc biệt là đưa ra chiến lược marketing, chưa xác định rõ được đâu là khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu, nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Ngoài ra sự liên kết giữa các DN ở Việt Nam còn ít hầu như họ thường hoạt động một cách manh mún, rời rạc, mỗi DN đưa ra một chiến lược phát triển riêng, Họ không muốn chia sẻ mục tiêu chung vào chuỗi giá trị. Vì vậy các DNNVV đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận và tận dụng được các nguồn lực từ khách hàng cùng với các nhà đầu tư nước ngoài.

Xuất phát từ những vấn đề trên thì Nhà nước đã quy định nhằm hỗ trợ mở rộng thị trường đối với các DNNVV trong Văn bản hợp nhất (VBHN) số 20/VBHN-VPQH 2020 quy định tại điều 13 theo đó Bộ và cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh sẽ thực hiện thành lập chuỗi phân phối sản phẩm. Ngoài ra DN và tổ chức đầu tư kinh doanh khác cũng được thành lập chuỗi phân phối sản phẩm. Như vậy Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV tham gia vào chuỗi dây chuyển phân phối sản phẩm thay vì trước đây nhà nước sẽ thực hiện thành lập và tham gia thành lập theo hình thức đối tác công tư. Quy định mới này đưa ra có lợi và thông thoáng hơn đối DNNVV, được tham gia vào các chuỗi này từng bước nhanh chóng đưa sản phẩm tới người tiêu dùng, tiết kiệm được nhiều công sức và tiền bạc.

Ngoài ra còn rất nhiều ưu đãi đã được đặt ra đối các tổ chức đầu tư, DN cụ thể khi thực hiện hoạt động kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm nếu có sự tham gia nhiều của các DNNVV tham gia cung ứng (80%) nhận được những ưu đãi về tiền thuế thuê và sử dụng đất, Thuế TNDN. Đây là những quy định rất cần thiết đối với các DNNVV điều này làm thúc đẩy và khuyến khích quá trình hợp tác giữa các DN lớn và DNNVV trong việc cung ứng hàng hóa ra thị trường. Tuy nhiên nhà nước cần nêu rõ mức ưu đãi cụ thể ở trên một cách cụ thể thông qua các văn bản dưới luật.

Tại khoản 3 Điều 14 VBHN số 17 của VPQH năm 2020 quy định về các trường hợp được hưởng ưu đãi khi lựa chọn nhà thầu có DN siêu nhỏ và DN nhỏ khi thực

hiện các dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp. Việc bổ sung thêm nhà thầu là DN siêu nhỏ là một trong những điểm mới của Luật hỗ trợ DNNVV trước đó Luật đấu thầu số 67/2014/QH2013 chỉ mới dành ưu đãi này cho DN nhỏ. Có thể thấy Nhà nước đang mở rộng thêm đối tượng hưởng ưu đãi, tạo cơ hội cho các DNNVV được hưởng chính sách trong lựa chọn nhà thầu nhằm mục đích ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp những dịch vụ tư vấn và các dịch vụ phi tư vấn, xây lắp. Theo đó để tính ưu đãi thì cần phải thực hiện qua việc đánh giá các hồ sơ bao gồm cả hồ sơ dự thầu và hồ sơ đề xuất là cơ sở để đưa ra những sự so sánh, sắp xếp thứ hạng của hồ sơ và được thực hiện qua những cách sau:

+ Nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi sẽ được cộng thêm điểm vào điểm đánh giá.

+ Và ngược lại sẽ cộng thêm tiền vào giá dự thầu hoặc giá đánh giá.

Có thể thấy đây là quy định rất cần thiết đối với loại hình DNNVV tạo điều thuận lợi cho các DN này tham gia đấu thầu - một câu chuyện mà từ xưa tới nay chỉ dành cho các DN lớn.

Hiện nay việc mở rộng thị trường của các DNNVV đang gặp nhiều bất cập, đặc biệt là thị trường nước ngoài thông qua quá trình xuất khẩu nhưng do tình hình ngày càng xấu của dịch bệnh khiến hàng hóa không thể lưu thông. Vì vậy tại thời điểm này các DNNVV cần có chiến lược trong việc xây dựng kế hoạch mở rộng thị trường, mở rộng thị trường nội địa theo hướng đa chiều gồm cả chiều rộng lẫn chiều sâu đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao công nghệ. Đặc biệt với sự phát triển ngày càng lớn của internet hàng loạt các sàn giao dịch thương mại điện tử được hình thành đây cũng là cơ hội giúp cho các DNNVV việc tiếp cận khách hàng và bán hàng. Vì vậy phía nhà nước cần có những quy định cụ thể hơn dành cho DNNVV trên các sàn giao dịch, hỗ trợ trong việc mở rộng thị trường nội địa, tạo điều kiện cho giúp DNNVV vượt qua thời kì này.

Một phần của tài liệu 537 hoàn thiện pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w