DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Trên cơ sở phân tích những vấn đề trên em có đưa ra một số kiến nghị nhằm thực thi pháp luật hỗ trợ DNNVV ở Việt Nam hiện nay như sau:
Thứ nhất, tránh trường hợp đưa ra quy định một cách chung chung, không rõ ràng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật hỗ trợ DNNVV ở Việt Nam dẫn tới việc khó triển khai và thi hành trên thực tiễn. Vì vậy cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn từng chính sách hỗ trợ để phù hợp với từng thời kỳ của Việt Nam để có thể nhanh chóng triển khai trong thực tế. Quy định đưa ra các mức hỗ trợ cụ thể đối với nhóm DNNVV trọng tâm tăng tính khả thi khi áp dụng trên thực tiễn. Ngoài ra cần tăng cường đưa ra những hỗ trợ đặc thù dành cho DNNVV do phụ nữ làm chủ. Cụ thể cần sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị định số 39/2018 như sau:
+ Quy định thêm về vấn các DNNVV muốn tham gia vào trong Cổng thông tin cần phải thực hiện đăng ký tài khoản thông qua BKHĐT.
+ Bổ sung quy định về mặt thời gian làm việc của các cơ quan hỗ trợ DNNVV khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu tư vấn của DN (hồ sơ đã đủ hay chưa đủ điều kiện).
+ Quy định cụ thể về mức hỗ trợ tư vấn trong HĐTV theo chiều hướng tăng (tỷ lệ, giá trị HĐTV) để có thể phù hợp với mức giá trên thị trường và quy mô DN nhằm thu hút nhiều hơn các DNNVV tham gia, đặc biệt là các DNNVV do phụ nữ làm chủ.
+ Tăng cường hỗ trợ cho DNNVV do phụ nữ làm chủ cụ thể Nhà nước nên bổ sung quy định về hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại DNNVV thay vì chỉ dừng lại đối với DNNVV ở lĩnh vực sản xuất chế biến thì quy định thêm đối với DNNVV do phụ nữ làm chủ.
+ Quy định chi tiết hơn đối với khoản 2 điều 15 Luật hỗ trợ DNNVV về các Chương trình đào tạo trên trực tuyến và trên các phương tiện thông tin đại chúng cụ thể hỗ trợ như thế nào, bao nhiêu phần trăm, giúp dễ thực hiện và triển khai trên thực
tế bổ sung quy định có những chuyên mục đào tạo trực tuyến cho DNNVV do phụ nữ làm chủ
+ Đối với DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thì nhà nước nên bổ sung thêm phương thức lựa chọn hỗ trợ thông qua nhận xét và đánh giá của cơ quan hỗ trợ và DN đầu chuỗi nhằm tạo điều kiện, cơ hội cho các DNNVV có tiềm năng được tham gia.
+ Quy định chi tiết một số nội dung hỗ trợ DNNVV KNST và tham gia cụm liên kết, chuỗi giá trị cụ thể như về vấn đề công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở vườn ươm, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ...
+ Ngoài ra tại một số quy định liên quan đến hỗ trợ tư vấn cho DNNVV KNST và tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị cần phải thay đổi theo chiều hướng tăng tỉ lệ và giá trị hỗ trợ đảm bảo phù hợp với quy mô của DN cũng như giá trị hợp đồng trên thị trường.
+ Quy định lại vấn đề về cấp bù lãi suất cụ thể: điều kiện để các NHTM được nhận, lãi suất mà các NHTM dành cho DN này, phạm vi và nguyên tắc cấp bù nhằm đảm bảo tính thực thi trên thực tế, tạo điều cho DNNVV bước gần hơn tới nguồn vốn tại các NHTM.
+ Bố trí đảm bảo nguồn lực hoạt động của Hội đồng tại điều 21 của NĐ 38/2019 đảm bảo hoạt động thực hiện các Đề án hỗ trợ DNNVV KNST của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
+ Nhanh chóng xây dựng hướng dẫn chi tiết về vấn đề kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước đề đảm bảo cho các hoạt động hỗ trợ DNNVV cùng phù hợp với nguồn lực của nhà nước mang lại tính hiệu quả cao khi áp dụng vào thực tế.
Thứ hai, DNNVV là đối tượng trực tiếp nhận những ưu đãi này nên chính sách hỗ trợ cần xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn của các DN này, tránh tình trạng đưa ra các quy định không phù hợp và không khả thi. Để đảm bảo nguyên tắc này thì khi thực hiện xây dựng các văn bản pháp luật từ trung ương tới mang địa phương cần có sự tham khảo ý kiến với những tổ chức, hiệp hội, DNNVV. Ngoài ra hỗ trợ DNNVV là trên cơ sở lựa chọn của DNNVV, hiểu chung nhất là DNNVV cần đáp ứng đủ các điều
kiện thì mới được nhận hỗ trợ từ nhà nước,tránh trường hợp hỗ trợ không đúng đối tượng, hỗ trợ tràn lan không mang lại hiệu quả.
Thứ ba , cần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đối với việc thúc đẩy khu vực tư nhân tham đầu tư hỗ trợ DNNVV. Đặc biệt là đối với DNNVV KNST chính phủ cần tạo một hành lang pháp lý để khuyến khích chính khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước đều có nhiều chính sách ưu đãi dành cho các cá nhân đầu tư cho DNNVV nói chung và DN khởi nghiệp sáng tạo nói riêng, nhằm thu hút các nhà đầu tư tham gia và làm sôi động thị trường đầu tư cho các DN khởi nghiệp. Ưu đãi giảm thuế thu nhập cá nhân là một trong những biện pháp phổ biến nhất để khuyến khích cá nhân đầu tư. Ngoài ra, cần khuyến khích các DN khởi nghiệp sáng tạo niêm yết trên các sàn chứng khoán như sàn cho DN mới để huy động vốn thị trường, Nhà nước đối ứng đầu tư với nhà đầu tư “thiên thần” nhằm giảm tỷ lệ rủi ro cho nhà đầu tư, đồng thời, tăng nguồn vốn mạo hiểm cho các DN khởi nghiệp ở giai đoạn đầu. Ngoài ra, Chính phủ cũng tạo điều kiện để phát triển các kênh trung gian gọi vốn cộng đồng để nhà đầu tư thiên thần có thể tiếp cận nguồn thông tin khởi nghiệp một cách nhanh chóng, rõ ràng, minh bạch hơn.
Thứ tư, trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cần có sự đồng nhất giữa các văn bản với nhau, phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Có thể nói việc phù hợp giữa các quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với các quy định khác trong pháp luật Việt Nam giúp đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật quốc gia, tranh này sinh những mâu thuẫn, chồng chéo, khó thực thi pháp luật trên thực tế. Ngoài ra do Việt Nam cũng đã tham gia ký kết nhiều điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động kinh doanh nên để tránh tình trạng các quốc gia khác cho rằng chúng ta thực hiện bảo hộ doanh nghiệp trong nước, tạo ra cạnh tranh không lành mạnh thì các quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần tương thích với các điều ước mà Việt Nam đã tham gia.