Để có chỗ đứng trên thị trường, cung cấp sản phẩm ưu việt, xu thế liên kết giữa các DN trong cùng ngành nghề ngày càng nhiều. Nhà nước nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển các mạng lưới chuỗi liên kết ngành và giá trị nên khi Luật hỗ trợ DNNVV nhà nước đã quy định tại điều 19 về hỗ trợ các DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Theo đó để được hỗ trợ thì các DN này cần đáp ứng 2 điều kiện sau:
(1) Có những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao;
(2) Quy trình công nghệ, thiết bị kỹ thuật, máy móc có sự thay đổi sáng tạo.
Nội dung hỗ trợ:
+ Hỗ trợ đào tạo sâu về công nghệ, kỹ thuật sản xuất; tư vấn về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường chất lượng, chiến lược phát triển sản phẩm theo cụm liên kết ngành chuỗi giá trị.
+ Cung cấp các thông tin liên quan tới nhu cầu kết nối, hoạt động kinh doanh của cho các DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
+ Hỗ trợ phát triển các thương hiệu và mở rộng thị trường của cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; Với các khoản vay của DN này thì Chính phủ sẽ đưa ra quyết định về chính sách cấp bù lãi suất ở từng thời kỳ được và do tổ chức tín dụng thực hiện.
Tuy nhiên chỉ được áp dụng với các DNNVV hoạt động ở lĩnh vực về sản xuất và chế biến, ngoài hai lĩnh vực này ra thì sẽ do CP quy định sau khi có ý kiến của Ủy Ban thường vụ Quốc Hội. Và qua Nghị định số 39/2018 đã nêu rõ hơn về quy định hỗ trợ:
Các khóa học tăng cường trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất tại hiện trường sẽ được hỗ trợ 50% chi phí. Tuy nhiên sẽ phải dưới 30 triệu đồng/khóa và chỉ thực hiện một khóa/ năm.
“Hỗ trợ liên kết sản xuất và kinh doanh”: Những HĐTV về xúc tiến liên kết trong cụm liên kế ngành, chuỗi giá trị và tư vấn về xây dựng các dự án liên kết nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và thúc đẩy phát triển thị trường sẽ được hỗ trợ 100% giá trị HĐTV.
“Hỗ trợ mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu”: Tại các Hội trợ triển lãm xúc tiến thương mại trong và ngoài nước và các chương trình xúc tiến có sử dụng ngân sách nhà nước sẽ được ưu tiên tham gia. HĐTV về tên thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh cũng được hỗ trợ 100%. Các HĐTV liên quan tới quảng bá, tìm kiếm thông tin sản phẩm, phát triển thương hiệu chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành được hỗ trợ 100% chi phí tuy nhiên hợp đồng phải dưới 20 triệu và chỉ áp dụng 1 lần/năm.
“Tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng”: Cung cấp thông tin miễn phí về hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của DN tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. HĐTV giúp các DN xây dựng tiêu chuẩn cơ sở được hỗ trợ 100%. Đối với phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo, phí kiểm định, hiểu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được giảm 50% chi phí. Với phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn cũng được giảm 50% và phải dưới 10 triệu đồng/1 lần và một năm chỉ có 1 lần. HĐTV để DN tự tổ chức đo lường hỗ trợ 100% giá trị HĐTV.
“Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng” sẽ được hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng. Ngoài ra được hỗ trợ sử dụng các phòng thử nghiệm về chất lượng hàng hóa của DN tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Khi thử nghiệm về chất lượng hàng hóa tại các hệ thống thử nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước được giảm 50% phí nhưng dưới 10 triệu/1 lần và chỉ được 1 lần năm. Hợp đồng đặt hàng tại các cơ sở viện, trường nghiên cứu thử nghiệm phát triển các sản phẩm dịch vụ được hỗ trợ 50% và dưới 30 triệu/1 lần và cũng chỉ được hỗ trợ 1 lần/năm.