NHỎ VÀ VỪA
* Những ưu điểm
- Khung pháp luật về hỗ trợ DNNVV đã dần được hoàn thiện nhiều chính sách được đưa ra có lợi hơn tạo ra một cơ chế thông thoáng giúp DNNVV phát triển mạnh mẽ. Thông qua luật hỗ trợ DNNVV 2017 đã nêu lên được một số điểm mới tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV như nội dung về hỗ trợ DNNVV do phụ nữ làm chủ ngày càng được chú trọng ưu tiên hỗ trợ. Điểm nổi bật trong luật hỗ trợ DNNVV là các DNNVV được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn và DN siêu nhỏ còn được áp dụng các thủ tục hành chính về thuế và chế độ kế toán đơn giản. Ngoài ra các còn rất nhiều ưu đãi đặt ra đối với DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh và ưu tiên riêng với các DN khởi nghiệp sáng tạo.
- Chính vì vậy nhờ sự hỗ trợ của nhà nước mà các DNNVV ngày càng phát triển lớn mạnh hơn, môi trường kinh doanh thông thoáng tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các DN này được thành lập và phát triển, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động đạt được nhiều thành tựu đáng kể và cũng có nhiều DN đăng ký thành lập hoặc quay trở lại hoạt động với tiềm năng lớn.
Theo số liệu thống kê của BKHĐT tính đến cuối năm 2019, cả nước có 758.650 DN đang hoạt động tăng 6.5% so với năm 2018. Cùng năm 2019 cả nước có 39.505 DN quay trở lại hoạt động, tăng 16.2 % và đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2014- 2019.
Nhờ sự hỗ trợ từ phía nhà nước mà nhiều DNNVV đã từng bước gần hơn với các nguồn tín dụng. Theo Số liệu từ các Tổ chức tín dụng thì vào năm 2019 dư nợ cho vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 6.5%. Nhiều chương trình hỗ trợ tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện triển khai, đặc biệt nhiều ngân hàng đã hướng tới quan tâm DNNVV với mức lãi suất ưu đãi cộng với nhiều gói tín dụng khác nhau. Ví dụ như “Chương trình 5.000 tỷ cho vay ưu đãi dành cho khách hàng DNNVV” của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; “Chương trình cho vay trung và dài hạn, lãi suất ưu đãi đối với DNNVV” của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội... Ngoài ra có tới 28 tỉnh thành đã xuất hiện Quỹ bảo lãnh tín dụng hoạt động độc lập hoặc hoạt động dưới hình thức ủy thác đã tăng cường thúc đẩy phát triển của DNNVV.
* Một số hạn chế
Tuy nhiên sau 3 năm thi hành nhìn chung các văn bản pháp luật liên quan tới DNNVV vẫn còn tồn tại bất cập, mâu thuẫn xung đột và hầu như các quy định này chỉ dừng lại ở trên lý thuyết việc triển khai còn gặp nhiều bất cập. Và đặc biệt nhiều quy định nhà nước chỉ dừng lại ở việc khuyến khích không có tính bắt buộc cùng với nhiều hỗ trợ chưa có sức hút với DN nên rất khó để triển khai, phụ thuộc nhiều vào sự chủ động và tích cực của từng đơn vị vì vậy kết quả thi hành có sự khác biệt ở từng địa phương. Vì vậy các DNNVV khó tiếp cận được với chính sách hỗ trợ của nhà nước, các DNNVV tham gia vào các chương trình hỗ trợ còn hạn chế. Cụ thể nổi là một số hạn chế như sau:
Một là hệ thống văn bản hướng dẫn còn chậm, một số nội dung chưa được triển khai trong thực tế.
+ Việc hình thành mạng lưới tư vấn viên: cho tới nay chỉ có Bộ Công Thương đã ban hành được Quyết định công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ DNNVV ngành Công Thương tuy nhiên mạng lưới này vẫn chưa được thực hiện triển khai
+ Quy trình và thủ tục hình thành mạng lưới tư vấn viên của bộ, ngành: Theo quy định tại K4 Điều 13 Nghị định 39/2018/NĐ-CP chưa đầy đủ quy định về quy trình, hồ sơ thủ tục đối với việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ của các tổ chức, cá nhân khi đăng ký
và mạng lưới tư vấn viên. Hơn nữa không có quy định nào về kinh phí liên quan tới thành lập và vận hành, duy trì mạng lưới tư vấn viên.
+ Về xây dựng các Đề án hỗ trợ DNNVV: Trên thực tế sau 2 năm thực hiện Luật hỗ trợ DNNVV và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có bất kỳ bộ, ngành nào xây dựng Đề án hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
+ Về cơ chế cung cấp thông tin giữa Cổng thông tin DNNVV quốc gia và các cổng thông tin, trang thông tin điện tử của các cơ quan khác,... quy định tại Điều 12 Nghị định 39/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên trên thực tế thì chưa có quy định nào cụ thể về cơ chế cung cấp thông tin giữa Cổng thông tin DNNVV quốc gia và các cổng thông tin, trang thông tin điện tử của các cơ quan khác, dẫn tới chưa có sự liên kết hay kết nội nào giữa các kênh thông tin này.
Hai là một số quy định về hỗ trợ chưa thực sự đủ hấp dẫn để khuyến khích DNNVV, một số nội dung hỗ trợ trọng tâm chưa được xác định định mức hỗ trợ gây khó khăn khi thực hiện triển khai trên thực tế.
+ Theo đó cụ thể về mức hỗ trợ DNNVV sử dụng dịch vụ tư vấn như quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 39/2018/NĐ-CP còn rất thấp, chưa đủ hấp dẫn doanh nghiệp, chưa tiệm cận được với mức giá tư vấn trên thị trường. Theo đó nhà nước chỉ đưa ra mức hỗ trợ 3 triệu với DN siêu nhỏ, 5 triệu với DN nhỏ ,10 triệu với DN vừa, còn rất thấp so với mức giá tư vấn trên thị trường.
+ Ngoài ra một số nội dung hỗ trợ HĐTV cho DNNVV KNST và tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị tại K1 Điều 27 của Nghị định /39/2018/NĐ-CP quy định về việc cơ quan chủ trì Đề án xác định giá trị hỗ trợ tối đa đối với các nội dung hỗ trợ 100% của các HĐTV. Tuy nhiên thì việc quy định như vậy khiến cho chính quyền địa phương gặp nhiều lúng túng khi xác định mức hỗ trợ này.
Ba là, một số nội dung tại Luật hỗ trợ DNNVV 2017 chưa được quy định chi tiết và cụ thể
+ Điều 12 về hỗ trợ công nghệ, cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật và khu làm việc chung quy định một số chính sách hỗ trợ cho DNNVV nghiên cứu, đổi mới công nghệ,
tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện, làm chủ công nghệ nhưng các nội dung này còn thiếu quy định chi tiết để triển khai được trong thực tế.
+ Ngoài ra tại Điều 19 Luật hỗ trợ DNNVV quy định về việc Chính phủ quyết định chính sách cấp bù lãi xuất đối với các khoản vay của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Nhưng trên thực tế thì quy định này chưa được cụ thể hóa nên dẫn tới chưa thực hiện triển khai trên thực tế.
+ Bên cạnh đấy việc quy định tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo trên phương tiện thông tin đại chúng cho DNNVV nhưng chưa được hướng dẫn quy định cụ thể. Vì vậy dẫn tới việc duy trì và phát triển chương trình đào tạo trực tuyến cho DNNVV chưa có căn cứ đề thực hiện triển khai thực hiện.
Bốn là, nội dung hỗ trợ cho DNNVV do phụ nữ làm chủ chưa được quy định cụ thể dẫn tới việc các DNNVV do phụ nữ làm chủ chưa nhận được các hỗ trợ đặc thù.
+ Theo đó Luật hỗ trợ DNNVV đưa ra nguyên tắc hỗ trợ DNNVV do phụ nữ làm chủ tại khoản 5 điều 5 tuy nhiên thì chỉ mới dừng lại ở quy định về hỗ trợ học viên đến từ DNNVV do phụ nữ làm chủ được miễn phí học phí tham gia khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp. Chính vì vậy cần tăng cường hỗ trợ đối với DNNVV do phụ nữ làm chủ, từ đó góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, đồng thời là cơ sở đề các tổ chức, hiệp hội có thể triển khai các chính sách hỗ trợ cho hội viên và huy động các nguồn lực quốc tế cho hoạt động hỗ trợ này.
Năm là, hạn chế trong việc bố trí nguồn lực
+ Nguồn lực để triển khai các chính sách hỗ trợ còn hạn chế dẫn tới các địa phương chưa được bố trí đủ hoặc chưa được đưa vào dự toán phân bổ ngân sách nhà nước kế hoạch trung hạn 2016-2020. Hầu hết các kết quả triển khai Luật hỗ trợ DNNVV và Nghị định 39 chỉ dừng ở cấp độ văn bản do các bộ, ngành và địa phương ban hành hoặc lồng ghép trong các chương trình hiện có ( xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ...).
Ở cấp địa phương nguồn kinh phí hỗ trợ DNNVV còn nhiều hạn chế so với nhu cầu rất lớn của các DNNVV, một số địa phương chỉ cân đối đáp ứng được khoảng 10- 15 % nhu cầu theo kế hoạch, Đề án phê duyệt. Trong khi đó, nguồn lực trung ương
cũng chưa bố trí được để tập trung vào triển khai một số chương trình, chính sách trọng tâm.
Vì vậy trên thực tế DNNVV vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nhiều doanh nghiệp vẫn còn tồn đọng nhiều yếu kém về trang thiết bị, thiếu nguồn vốn, việc tiếp cận tín dụng còn nhiều khó khăn nhân công chưa lành nghề và chưa thích ứng nhanh trước những sự tác động của thị trường dẫn tới bị phá sản, giải thể. Theo số liệu thống kê thì Việt Nam xếp thứ 29 trong việc tiếp cận nguồn vốn trên tổng số 190 quốc gia và chỉ có khoảng 40% DNNVV tiếp cận được với nguồn vốn từ các ngân hàng và trong dư nợ tín dụng toàn kinh tế thì DNNVV chiếm tới 21% dư nợ tín dụng so với Malaysia là 40%. Việc hình thành chuỗi liên kết trong các DNNVV còn rất ít, theo đó ở Việt Nam các doanh nghiệp này chỉ chiếm 21% trong chuỗi liên kết cung ứng toàn cầu. Nhiều thách thức đặt ra đối với DNNVV đặc biệt là việc hình thành mô hình, quản lý DN do chủ yếu DN này được thành lập dựa trên số vốn tự có, chủ doanh nghiệp tư nhân không có nhiều kĩ năng trong quản lý, sự liên kết còn rất nhiều hạn chế, và rất đơn giản của các tập đoàn kinh tế tư nhân.
Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trên có thể xuất phát từ những yếu tố như sau:
+ Trình độ và khả năng của cơ quan tư vấn, soạn thảo còn hạn chế vậy nên một và quy định và chính sách ban hành còn chưa đáp ứng được nhu cầu, thiếu tính khoa học và khó áp ứng dụng vào thực tế.
+ Trong quá trình dự thảo và xây dựng luật còn thiếu sự tham gia, khảo sát ý kiến đối với các bên liên quan như hiệp hội, các nhà đầu tư và nhất là với doanh nghiệp.
+ Các hoạt động hỗ trợ với DNNVV còn thiếu sự đánh giá và giám sát.
Trong tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh thì nó trở thành gánh nặng đối với loại hình doanh nghiệp này, việc xuất khẩu hàng hóa còn nhiều khó khăn do việc đóng cửa khẩu, sa thải nhân viên.. .Còn rất nhiều doanh nghiệp chưa mạnh bạo dám làm lớn, ý chí chậm lớn nên tiến trình phát triển của các DN chỉ ở ngưỡng trung bình thậm chí là thấp, chưa nắm bắt kịp nhiều thông tin thị trường, cũng như tiếp cận tới sự hỗ trợ của các bộ các ngành liên quan. Việc đưa ra những sửa đổi, bổ sung quy định hỗ trợ đối với DNNVV là điều cần thiết đối với các DN lúc này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương hai đã thực hiện phân tích về thực trạng pháp luật về hỗ trợ DNNVV ở Việt Nam hiện nay cụ thể là về thực trạng pháp luật về hỗ trợ chung đối với các DNNVV bao gồm hỗ trợ về tín dụng, hỗ trợ nhân lực, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ về thông tin tư vấn pháp lý và nội dung hỗ trợ trọng tâm đối với ba doanh nghiệp (DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh, DNNVV tham gia cụm liên kết, chuỗi giá trị). Ngoài ra tại chương này e đã tìm hiểu về thực trạng thực thi pháp luật về hỗ trợ DNNVV. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để khóa luận đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nhằm năng cao khả năng thực thi pháp luật về hỗ trợ DNNVV ở chương ba.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY