cho phong trào phát triển kinh tế ở Việt Nam, khởi phát tinh thần doanh nghiệp làm biến đổi sâu sắc cho nền kinh tế, là môi trường đào tạo, ươm mầm cho các doanh nhân thành đạt, các doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể xem là môi trường để cho các doanh nhân có thể trau dồi, làm quen và rèn luyện kỹ năng chuyên môn quản lý doanh nghiệp.
1.1.4. Những yếu tố tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ởViệt Nam Việt Nam
* Tình hình thế giới
Đầu tiên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009 xuất phát từ nước. Cuộc khủng hoảng này đã làm ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế thế giới đặc biệt các DNNVV với quy mô vốn nhỏ, khi diễn ra khủng hoảng khả năng chống chọi kém dẫn tới nhiều doanh nghiệp đứng trước bờ vực mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên một khoảng thời gian sau nền kinh tế ngày càng được phục hồi và phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, nhiều dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có xu hướng chuyển dịch theo hướng có lợi cho các khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam. Điều này đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các DNNVV ở Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tiếp thu được nhiều công nghệ tiên tiến.
Quá trình hội nhập toàn cầu và khu vực nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO là một trong những điều kiện để các DNNVV cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó xu thế cạnh tranh về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ngày càng diễn biến phức tạp, gay gắt hơn, quan hệ đối ngoại giữa các nước lớn diễn ra khó lường.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra một cách sâu rộng, đa chiều trên phạm vi toàn cầu. Ở trên thế giới ngày càng nhiều thành tựu về khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại được sáng chế và đã được đưa vào vận dụng ở nhiều doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh, đặc biệt là công nghệ số thúc đấy sự phát triển
kinh tế xã hội, phương thức sản xuất kinh doanh và mô hình sản xuất kinh doanh. Quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị thông minh ngày càng được quan tâm ở các nước
Trong những năm gần đây thì mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng rộng lớn. Tuy nhiên đặc biệt vào cuối những năm 2019 và trong 2020 xuất hiện sự bùng nổ của đại dịch Covid 19 theo như số liệu cập nhật gần nhất thì hiện tại trên thế giới có: 136.733.559 người mắc; 2.951.401 người tử vong 6 và con số này có thể ngày càng tăng cao hơn. Đại dịch đã đưa nền kinh tế trở nên khủng hoảng, là một cú sốc lớn ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế của các nước, làm sản xuất đình trệ, gián đoạn , nhu cầu tiêu dùng cũng giảm sút, hàng loạt các công ty bị phá sản, lực lượng nhân công bị sa thải dẫn tới tình trạng thất nghiệp.. .Dưới tác động của đại dịch này thì nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang gặp nhiều trở ngại và khó khăn hơn về thị trường cung cấp nguyên liệu sản xuất, vốn, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp do nhu cầu tiêu dùng giảm và do đóng các cửa biên giới, các trạm kiểm dịch ngăn chặn sự lây lan. Điều này làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng khó khăn, lợi nhuận bị giảm, khả năng cạnh tranh thấp.
Tại Nhật Bản theo số liệu thống kế thì có gần 1000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã bị phá sản, theo báo cáo khảo sát do công ty khảo sát Tokyo Shoko Research chiếm số đông trong các doanh nghiệp bị phá sản là các công ty hoạt động trong các lĩnh vực như dịch vụ ăn uống (182 trường hợp), may mặc (91 trường hợp), xây dựng (83 trường hợp), khách sạn (62 trường hợp). Phần lớn các doanh nghiệp phá sản tập trung tại Tokyo (247 trường hợp), Osaka (94 trường hợp), tỉnh Kanagawa (55 trường hợp) và hơn một nửa số vụ phá sản nằm ở các doanh nghiệp có khoản nợ dưới 100 triệu Yên7.
Những thách thức:
Đại dịch đã mang lại một hệ lụy lớn đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê: Trong 9 tháng đầu năm 2020 cả nước có 98.954 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên số DN thành lập mới trong 9 tháng đầu năm bị sụt giảm trong giai đoạn 2015-2020. Trong khi đó, 9
8h00-ngay-13 -4-2021.aspx
7 https://www.vietnamplus.vn/gan-1000-doanh-nghiep-vua-va-nho-o-nhat-ban-bi-pha-san-do- covid19/693320.vnp
tháng đầu năm giai đoạn 2015-2019 số DN thành lập mới bình quân mỗi năm tăng 14,3%. Có 78,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó có 38,6 nghìn DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tăng 81,8% với cùng kỳ năm 2019. Theo đánh giá của cộng đồng DN, đến thời điểm trung tuần tháng 9 năm 2020 có tới trên 80% doanh nghiệp đang chịu tác động tiêu cực do ảnh hưởng của đại dịch. Doanh thu của khu vực DN giảm, trong đó DN siêu nhỏ giảm nhiều nhất, tiếp đến là DN nhỏ, DN vừa và DN lớn. Điều này phản ánh sức chống chọi của DN phụ thuộc rất lớn vào quy mô DN. Doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ giảm doanh thu nhiều nhất, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng. Doanh nghiệp khu vực Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm doanh thu ít nhất.
DNNVV có quy mô nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp, trình độ về khoa học công nghệ còn yếu kém và lạc hậu khiến cho các DNNVV gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và hội nhập với thị trường quốc tế. Khi khủng hoảng nền kinh tế xảy ra nhưng những DNNVV ở Việt Nam còn nghèo nàn, lạc hậu về trình độ công nghệ dẫn tới hiệu quả sản xuất không cao, chất lượng sản phẩm kém, trình độ tay nghề còn non yếu, quản lý không có tính chuyên môn sâu dẫn tới việc không có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ trong các DNNVV còn nhiều hạn chế, điều kiện về cơ sở hạ tầng còn kém, nguồn nguyên liệu cũng chưa ổn định, một vài DNNVV còn nhập khẩu nguyên phụ liệu giá cả còn phụ thuộc vào giá cả trên thị trường thế giới. Điều này khiến cho gia tăng chi phí đầu tư của các doanh nghiệp trong khi giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu lại không đáng kể. Trong thời kì kinh tế thị trường nhưng kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp này còn non trẻ chủ yếu dựa trên thói quen tập quán. Nhiều DNNVV còn hoạt động sản xuất một số làng nghề truyền thống tuy nhiên chưa mang tính giá trị xuất khẩu cao, một số khác còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn.
Ở Việt Nam hiện nay thì hầu hết việc liên kết các DNNVV còn yếu, chưa có tính tập trung cao, các doanh nghiệp không tạo được một khối thống nhất, thường hoạt động một cách mong muốn, nhỏ lẻ, cạnh tranh lẫn nhau tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ép giá cả trên thị trường.
Những cơ hội:
Tiếp cận với các nguồn vốn quốc tế: do quá trình hội nhập nhiều nguồn vốn từ nước ngoài được lưu thông ở Việt Nam càng nhiều hơn, với các DNNVV thì vốn luôn là một vấn đề lớn nên việc nhận viện trợ của nước ngoài, vay thương mại hoặc thông qua việc hợp tác liên doanh, liên kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài là một trong những cơ hội lớn để cho các DNNVV phát triển kinh tế. Việc tiếp cận nguồn vốn từ nước ngoài cần phụ thuộc lớn vào khả năng năng động của các doanh nghiệp và cần sự hỗ trợ từ phía chính phủ thông qua những chính sách, tạo nhiều hành lang pháp lý thuận lợi cho các DNNVV cũng như cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tiếp cận nhanh chóng thiết bị công nghệ hiện đại và tiên tiến: DNNVV ở Việt Nam nhìn chung còn hạn chế về mặt trình độ trang thiết bị, máy móc chủ yếu là những loại thiết bị trong nước hoặc là gia công, gây nên một số ảnh hưởng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Chính vì vậy khi thông qua con đường chuyển giao công nghệ, quá trình hội nhập quốc tế giúp cho DNNVV liên doanh với các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nước ngoài để tận dụng học hỏi trình độ công nghệ khoa học của họ đưa vào dây chuyền sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động. Hơn thế nữa hội nhập quốc tế từ áp lực cạnh tranh trên thị trường khiến cho các doanh nghiệp ngày càng trưởng thành hơn, nhiều doanh nghiệp, giúp cho DNNVV có cơ hội trở thành một phần tử cho các tập đoàn lớn trên thế giới, là cơ hội để tiếp cận công nghệ hiện đại, khả năng quản lý, tiếp thu trên thị trường.
Mở rộng thị trường: Sau chặng đường 14 năm tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO các DNNVV đã tận dụng chủ động tìm kiếm thị trường, liên kết với nhiều doanh nghiệp nước ngoài để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Tạo điều kiện thuận lợi để cho các DNNVV tiếp cận với thị trường trên thế giới không chỉ mở rộng về quy mô thị trường mà còn tạo nên sự đa dạng cơ cấu thị trường do trình độ kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia là khác nhau. Từ đó các DNNVV có thể lựa chọn và phân loại thị trường phù hợp để phát triển.
* Tình hình trong nước
Nhìn chung nền kinh tế của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, từng bước phát triển ổn định và bền vững, tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao dần trở thành một nước đang phát triển thoát khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp. Tuy nhiên thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, sức cạnh tranh trên thị trường còn thấp và ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vẫn chưa thực hiện được.
Mục tiêu phát triển kinh tế tổng quát để phát triển kinh tế xã hội chung trong 10 năm từ 2021- 2030 là biến nước ta trở thành một nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, kinh tế phát triển năng đông và bền vững theo hướng công nghệ số, tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế kết hợp với công tác bảo vệ môi trường xanh. Quy mô tiềm lực và sức cạnh tranh kinh tế của nước ta ngày càng được nâng lên, nền kinh tế vĩ mô ổn định từng bước tạo niềm tin cho các doanh nghiệp. Đảng và nhà nước ta luôn đẩy mạnh và tạo điều kiện xây dựng chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đặc biệt là nền kinh tế tư nhân là động lực để phát triển nền kinh tế.
Về thủ tục hành chính: Trong những năm gần đây thì nhà nước ta đang thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng một công cụ đăng ký doanh nghiệp trực tuyến cho doanh nghiệp thông qua cổng thông tin quốc gia. Nhà nước ban hành nghị định số 45/2020/NĐ-CP về thúc đẩy thực hiện thủ tục hành chính trên mạng xã hội tạo cơ sở pháp lý đồng bộ thống nhất. Việc thực hiện kê khai, nộp thuế, lệ phí, các nghĩa vụ tài chính khác cũng đều được tiến hành thanh toán trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho các doanh nghiệp. Cụ thể kết quả lớn nhất là cho tới nay đã cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp được 389 dịch vụ công trực tuyến, tính từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay, Chính phủ đã cắt giảm, đơn giản hóa 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành và 30/120 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành; tổng chi phí xã hội tiết kiệm được từ việc cắt giảm, đơn giản hóa ước tính khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.
Và nhà nước ta đang thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tỷ lệ giải quyết đúng hẹn đạt 95,8%, thủ tục nhận và giải quyết qua dịch vụ bưu chính ngày càng hiệu quả theo báo cáo có
39,5% triệu hồ sơ kết quả được thực hiện quả dịch vụ. Từ đó giúp cho người dân cũng như doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thời gian, tăng tính nhanh chóng kịp thời cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên thì việc thực hiện thủ tục hành chính vẫn còn số bất cập, thiếu trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm làm việc của một vài bộ phận gây ảnh hưởng chậm trễ tới tiến độ thành lập doanh nghiệp. Nhiều người vẫn chưa biết nhiều về kiến thức đăng ký thành lập doanh nghiệp, gây ra những phiền hà ách tắc tại các nơi nhận và trả hồ sơ.