Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 537 hoàn thiện pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 49)

nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam.

* Kinh nghiệm của Mỹ

Đây là một quốc gia phát triển nhất hiện nay và DNNVV ở quốc gia này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý kinh doanh nhỏ của Hoa Kỳ (SBA) năm 2018, hệ thống Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những năm gần đây tại Hoa Kỳ có sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp nhỏ. Cũng theo cơ quan này, trong năm 2018, số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động ở Hoa Kỳ là 30,2 triệu doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp nhỏ chiếm tới 99,9%, chiếm 47,5% số lượng lao động trên tổng số lao động trong các nhỏ và vừa. Vì vậy Mỹ là nước đầu tiên đi đầu trong việc xây dựng pháp luật hỗ trợ DNNVV. Vào năm 1953 luật hỗ trợ DNNVV của Mỹ ra đời với nội dung chủ yếu là tạo điều kiện thuận lợi và bảo hộ quyền lợi cho DNNVV giúp cạnh tranh công bằng trên thị trường với các doanh nghiệp lớn. Đặc biệt qua luật này đã lập ra cơ quan hỗ trợ DNNVV gọi

là Cục quản lý Doanh nghiệp nhỏ (SBA) nhiệm vụ của cơ quan này là thực hiện các vấn đề về hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa như thực hiện các chương trình hỗ trợ, cho vay. Tuy nhiên các SBA này cung ứng các khoản vay cho các DNNVV qua các hệ thống ngân hàng hoặc qua bảo lãnh một phần, không phải cho vay trực tiếp. Ở thời kỳ covid 19 thì vai trò của SBA càng được khẳng định, một nhiệm vụ lớn được đưa ra cho SBA khi phải thực hiện chương trình giải ngân nhằm hỗ trợ cho các DNNVV với số tiền lên tới 350 tỷ USD. Chính phủ Mỹ đã tập trung thúc đẩy các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như: cải cách khung pháp lý, các chương trình hỗ trợ tài chính, hướng dẫn xuất khẩu, đào tạo lao động và hỗ trợ công nghệ...

Mỹ tiến hành hàng loạt các nội dung về cải cách khung pháp lý bao gồm đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh (thời gian đăng ký kinh doanh giảm xuống chỉ mất vài giờ với mức phí vài đô la), cắt bỏ các giấy phép, điều kiện về thủ tục gia nhập thị trường, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số lĩnh vực chính, nâng cao các biện pháp hỗ trợ về an sinh xã hội.

Các chính sách tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực tài chính, nâng cao năng lực quản lý và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và người lao động, hỗ trợ tiếp cận công nghệ thông tin, hỗ trợ và thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu:

- Hỗ trợ tài chính: SBA là cơ quan quản lý trực tiếp Chương trình tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn vốn của Chương trình này được lấy từ các khoản hỗ trợ, đầu tư của 5000 ngân hàng thương mại, công ty tài chính, 170 tổ chức phi chính phủ, Viện Tài chính phát triển cộng đồng và khoảng 300 công ty đầu tư tài chính tư nhân. Để góp phần hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Mỹ còn có chương trình hợp tác với Chính phủ Canada. Theo quy định, Chính phủ Mỹ sẽ không trực tiếp cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp mà trách nhiệm này sẽ do Canada thực hiện thông qua một cơ quan hỗ trợ tài chính ở Mỹ là Ngân hàng phát triển doanh nghiệp (BDB). Doanh nghiệp khi bắt đầu gia nhập thị trường sẽ được hỗ trợ tối đa 25.000 đô Canada và 50.000 đô Canada đối với các doanh nghiệp đang hoạt động với thời gian hoàn trả vay vốn là 7 năm và với các mức lãi suất được lựa chọn theo hai hình thức lãi suất cố định hoặc lãi suất thay đổi.

- Hỗ trợ quản lý và đào tạo lao động: SBA thành lập và quản lý mạng lưới các Trung tâm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ đào tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các Trung tâm này duy trì một mạng lưới kết nối rộng khắp, cung cấp và trao đổi các chương trình tư vấn quản lý và đào tạo nghề và là diễn đàn trao đổi chính thức giữa chủ doanh nghiệp, người lao động, công chúng và Chính phủ.

- Hỗ trợ công nghệ và xúc tiến xuất khẩu: Hoa Kỳ cũng thành lập các Chương trình chuyển giao công nghệ kinh doanh nhỏ, Quỹ hợp tác mở rộng chế tạo và chương trình nghiên cứu đổi mới kinh doanh nhỏ. Các chương trình này cung cấp các khoản vốn lớn cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai áp dụng CNTT vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn thành công với mô hình Vườn ươm công nghệ và kinh doanh (thường được đặt trụ sở tại các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu khoa học) với mục đích hiện thực hóa các công trình nghiên cứu khoa học vào các hoạt động sản xuất kinh doanh

* Kinh nghiệm của Hàn Quốc

DNNVV ở Hàn quốc cũng đóng vai trò chiến lược trong sự phát triển của nền kinh tế theo đó số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 99,9% tổng số doanh nghiệp, đóng góp trên 102,9 triệu đô la Mỹ từ việc xuất khẩu và giải quyết được việc làm cho hơn 87,7% trên tổng dân số đang ở độ tuổi lao động. Sự ra đời Luật hỗ trợ DNNVV vào năm 1986 đã thúc đẩy sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp này mặc dù trước đó vào năm 1966 nhà nước Hàn Quốc cũng đã ban hành đạo luật cơ bản về DNNVV tuy nhiên lúc đó DNNVV vẫn chưa được chú trọng chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn và các tập đoàn kinh tế. Sau sự ra đời của luật hỗ trợ DNNVV năm 1986 với các quy định thuận lợi hơn cho các DNNVV vì vậy mà DNNVV ngày càng phát triển với số lượng lớn, nhà nước đã chú trọng thiết lập và thực hiện các phương pháp hỗ trợ cụ thể, lập ra những chiến lược lâu dài. Và đến năm 1990 tới nay Hàn Quốc ban hành thêm nhiều đạo luật cụ thể là có 12 đạo luật về DNNVV chúng được quy định riêng ở từng văn bản khác nhau ví dụ liên quan tới việc thành lập doanh nghiệp thì có Luật hỗ trợ thành lập DNNVV, hỗ trợ đào tạo nhân lực có Luật hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, liên quan tới vấn đề tài chính có Luật ngân hàng... Nhìn chung được quy định ở các văn bản khác nhau nhưng giữa chúng luôn có tính liên kết

và thống nhất đều hướng tới mục tiêu phát triển các doanh nghiệp này, hỗ trợ, định hướng phát triển, đào tạo nhân lực, tạo điều kiện thành lập, môi trường kinh doanh lành mạnh thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa, đổi mới sáng tạo, sử dụng các thiết bị công nghệ mới của DNNVV.

Ở Hàn Quốc Hệ thống hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm hệ thống bảo lãnh tín dụng trực thuộc Ngân hàng Trung ương, các cơ cấu tài chính khác thuộc Chính phủ và chính sách thuế.

- Chính sách thuế ưu đãi: Năm 2014, Hàn quốc đã đưa ra những quy định rõ ràng về các chính sách miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trong mọi lĩnh vực. Ví dụ đối với các doanh nghiệp nhỏ, tùy theo từng trường hợp và điều kiện hoạt động cụ thể theo quy định của pháp luật sẽ được giảm 5%, 10%, 15%, 20% hay 30% hay miễn một số thuế như thuế GTGT, thuế trước bạ đối với bất động sản phục vụ hoạt động nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Hệ thống bảo lãnh tín dụng của Hàn Quốc cho đến nay đã hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập và chia theo ba kênh chính: Quỹ BLTD Hàn Quốc, Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ Hàn Quốc và Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể huy động vốn qua các kênh như phát hành trái phiếu, tiền gửi nhận được từ Quỹ quản lý vốn theo Luật Quản lý quỹ công cộng... Ngoài hoạt động bảo lãnh tín dụng, Quỹ bảo lãnh tín dụng này còn cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo về quản lý đối với nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa được quỹ bảo lãnh.

* Malaysia

Đây cũng là quốc gia mà DNNVV được hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn thành công. Theo thống kê của SME năm 2017, 98,5% doanh nghiệp tại Malaysia là DNNVV, trong đó có 76,5% là doanh nghiệp siêu nhỏ, 21,2 doanh nghiệp nhỏ và 2,3% doanh nghiệp vừa. DNNVV chủ yếu kinh doanh trong ngành dịch vụ (89,2%), doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất (5,3%), doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng (4,3%), doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp (1,1%), doanh nghiệp thuộc ngành mỏ, khai khoáng (0,1%). Ở Malaysia vào năm 2014 đã thành lập ra hội đồng phát triển DNNVV quốc

gia gọi tắt là NSDC do thủ tướng đứng đầu nhiệm vụ cụ thể của hội là nhằm hướng dẫn điều chỉnh các cơ quan, bộ liên quan thực hiện hỗ trợ và xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Malaysia chủ yếu tập trung ở chính sách bảo lãnh tín dụng chính sách này được hình thành từ rất lâu xây dựng từ cấp trung ương đến địa phương theo ba mô hình: BLTD Chính phủ, BLTD từ các hiệp hội và BLTD khu vực tư nhân. Tại đây các DNNVV có thể tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ tín dụng sau: quỹ tín dụng từ các tập đoàn bảo lãnh tín dụng (CGC) được hình thành trên vốn góp của các ngân hàng thương mại và công ty tài chính của chính phủ vào năm 1972 và thực hiện bảo lãnh theo nhóm hoặc doanh mục và qua hệ thống các khoản vay đặc biệt, và hệ thống bảo lãnh cơ bản và chủ yếu. Ngoài ra còn thành lập ra quỹ BNM do Ngân hàng trung ương thành lập ra nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp có quy mô nhỏ và vừa với mức lãi suất thấp, thực hiện chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp siêu nhỏ không có tài sản thế chấp hoặc có lịch sử tín dụng xấu có thể tiếp cận nguồn vốn (Skim Pembiayaan Mikro).

* Kinh nghiệm của Đức

Tại Cộng hòa Liên bang Đức, doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế khi đóng góp xấp xỉ 50% GDP tương ứng với số lượng doanh nghiệp chiếm 97%, chiếm 70% tổng số lao động, chiếm hơn một phần hai doanh thu chịu thuế của các doanh nghiệp, cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Để đạt được những thành tựu đó, chính phủ Đức đã áp dụng hàng loạt chính sách và chương trình thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc huy động các nguồn vốn. Công cụ chính để thực hiện chính sách và chương trình hỗ trợ này là thông qua tín dụng ưu đãi, có sự bảo lãnh của Nhà nước. Các khoản tín dụng này được phân bổ ưu tiên đặc biệt cho các dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp, đổi mới công nghệ vào những khu vực kém phát triển trong nước. Do phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ tài sản thế chấp để có thể nhận được khoản tín dụng lớn bên cạnh những khoản tín dụng ưu đãi. Tại Đức còn khá phổ biến các tổ chức bảo lãnh tín dụng, những tổ chức này được thành lập và bắt đầu hoạt động từ những năm 1950 với sự hợp tác chặt chẽ của Phòng thương mại, Hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền Liên bang. Nguyên tắc hoạt động cơ bản là vì khách hàng, doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận được khoản vay từ ngân hàng với sự

bảo lãnh của một tổ chức bảo lãnh tín dụng. Neu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tổ chức này sẽ có trách nhiệm hoàn trả khoản vay đó cho ngân hàng. Ngoài ra, các khoản vay có thể được Chính phủ tái bảo lãnh. Với các cơ chế và chính sách hỗ trợ như vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đức đã khắc phục được khá nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn.

* Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ những dẫn chứng ở trên ta thấy hầu hết các quốc gia đều coi trong DNNVV trong sự tăng trưởng của nền kinh tế vì thế việc đưa ra những chính sách và pháp luật hỗ trợ cho các DNNVV là điều thứ yếu và cần thiết. Qua bài học kinh nghiệm xây dựng pháp luật hỗ trợ DNNVV ở một số quốc gia thì Việt Nam học hỏi được những bài học sau đây:

Thứ nhất, các chính sách pháp luật hỗ trợ DNNVV cần đề cập đến các vấn đề về cải thiện môi trường kinh doanh; hỗ trợ tài chính, tín dụng; hỗ trợ xúc tiến, mở rộng thị trường; hỗ trợ thông tin và tư vấn; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, cho DNNVV. Các vấn đề này sẽ giúp cho DNNVV giải quyết được các vấn đề yếu kém cố hữu của mình, đồng thời tạo ra môi trường để giải phóng và kích thích những điểm mạnh của DNNVV như tính sáng tạo, sự phát triển nhanh có thể khỏa lấp các thị trường ngách đề phát triển, tạo ra động lực cho tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa cần tập trung hỗ trợ một số nội dung như vấn đề hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng cho DNNVV, vì DNNVV do hạn chế về quy mô và quản trị luôn không có hoặc có rất nhiều vốn để khởi sự và phát triển. Kinh nghiệm quốc tế cũng chỉ ra rằng, hỗ trợ tín dụng cho DNNVV là mục tiêu và hoạt động hỗ trợ cơ bản cho DNNVV nhiều nước.

Thứ hai trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong phát triển doanh nghiệp, mạng lưới internet giúp các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu và thực hiện chuyển giao công nghệ học hỏi sự tiến bộ của các nền văn minh trên thế giới. Vì vậy việc xây dựng văn bản pháp luật hỗ trợ các DNNVV cần gắn liền với hỗ trợ đổi mới sáng tạo, đặc biệt có những chính sách pháp luật cụ thể cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xây dựng chuỗi giá trị, chuỗi liên kết ngành trong doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trên thị trường giúp

cho các doanh nghiệp luôn thay đổi và làm mới mình tạo ra những sản phẩm chất lượng nâng cao giá trị kinh tế.

Thứ ba nâng cao vai trò của các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV xây dựng các chính sách, đưa ra những kế hoạch định hướng cho các DNNVV, ngoài ra bên cạnh cơ quan nhà nước còn tăng cường thành lập các tổ chức đại diện cho DNNVV với chức năng chủ yếu là hỗ trợ đào tạo, tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ vốn, cung cấp chuyển giao công nghệ.. .Phát huy tính liên kết chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp để thực hiện tốt các chương trình và chính sách của nhà nước thì cần có sự nỗ lực và chủ động nhiệt tình cam kết giữa chính phủ và cộng động doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn và lao động hay doanh thu. DNNVV có thể chia thành ba loại dựa trên quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Nhìn chung tại chương 1 em đã đi phân tích về những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật hỗ trợ DNNVV từ đó đưa ra những khái niệm về DNNVV của Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới. Nêu lên được những đặc điểm cơ bản của DNNVV bao gồm tính chất hoạt động, về vốn, năng lực điều hành và về nguồn lao động và tầm quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế. Bên cạnh đó tại chương 1 em đã chỉ ra sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật về hỗ trợ của DNNVV và bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về pháp luật hỗ trợ DNNVV từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Những phân tích tại chương 1 là nền tảng vững chắc cho việc

Một phần của tài liệu 537 hoàn thiện pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w