Hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khở

Một phần của tài liệu 537 hoàn thiện pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay (Trang 40 - 42)

nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị

Ngoài các hỗ trợ chung, DNNVV còn được nhà nước có chương trình hỗ trợ trọng tâm được thiết kế nhằm đưa ra các biện pháp hỗ trợ mang tính chọn lọc đối với một số DNNVV

+ Về hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Hầu hết các hộ kinh doanh hiện nay không muốn chuyển thành doanh nghiệp vì liên quan đến nhiều vấn đề như thủ tục thành lập đơn giản, chi phí kinh doanh thấp và trong đó có liên quan đến cơ chế thuế khoán đang sử dụng, thủ tục đơn giản, dễ dàng hơn đối với doanh nghiệp. Có thể nói đây là những chủ thể kinh doanh chiếm số lượng rất đông và là khu vực kinh tế có tiềm năng. Vì vậy, nhà nước cần có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để hộ kinh doanh có thể nâng cấp lên thành doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Luật hỗ trợ DNNVV hiện nay đã có quy định cụ thể cho DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ được hỗ trợ nếu đáp ứng đủ

điều kiên, cụ thể: Trước khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động theo quy định của pháp luật; Hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Theo đó, tập trung hỗ trợ một số nội dung: Hỗ trợ thủ tục chuyển đổi sang doanh nghiệp; hỗ trợ về thuế TNDN; hỗ trợ áp dụng chế độ kế toán đơn giản thuận tiện...

Đồng thời, DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ chưa thanh toán của hộ kinh doanh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật.

+ về hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo

Theo Luật hỗ trợ DNNVV thì Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.

Nội dung hỗ trợ chủ yếu của chương trình bao gồm: hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới; Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; Hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; Hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ.

+ Về hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị

Theo Luật hỗ trợ DNNVV 2017 thì Cụm liên kết ngành là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành và doanh nghiệp, tổ chức có liên quan cùng hợp tác và cạnh tranh.

Chuỗi giá trị là mạng lưới liên kết tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm các giai đoạn tiếp nối nhau từ hình thành ý tưởng, thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng

Mục tiêu của việc hỗ trợ là thúc đẩy hình thành liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và các tổ chức khác nhằm giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, hình thành và phát triển các cụm liên kết ngành sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, tạo ra chuỗi giá trị gia tăng cao và bền vững cho các sản phẩm chủ lực quốc gia, khắc phục được tính nhỏ lẻ, thiếu liên kết, rời rạc của các DNNVV Hiện nay, một trong những hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam là mối liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt DNNVV còn thiếu và yếu, trong khi đó đây lại là điều cốt yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh và đổi mới công nghệ. Đặc biệt, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp sản xuất với các cơ sở khoa học, công nghệ, đào tạo; giữa các doanh nghiệp với nhau để nâng cao sức cạnh tranh, từng bước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó việc tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị sẽ đem lại nhiều cơ hội, lợi ích cho các doanh nghiệp, giúp họ hỗ trợ nhau trong sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm từ đó tạo chỗ đứng trên thị trường.

Một phần của tài liệu 537 hoàn thiện pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w