Hỗ trợ tín dụng

Một phần của tài liệu 537 hoàn thiện pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 54)

Nhìn chung hỗ trợ tín dụng là hình thức hỗ trợ cơ bản nhất nhưng quan trọng nhất mà nhà nước dành cho các DNNVV, đặc biệt kể từ khi làn sóng dịch Covid 19 ngày càng diễn biến phức tạp ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển của các DNNVV. Những DN này hầu hết là có sự nhỏ bé về quy mô vốn mà vốn là một trong những yếu tố quyết định tiềm năng phát triển của DN, doanh nghiệp có vốn thì mới có thể thay đổi, áp dụng công nghệ (CN), đào tạo nguồn lao động, trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phàm... Nên việc “hỗ trợ tín dụng” là điều cần thiết và không thể không có của nhà nước dành cho các DNNVV. Tuy nhiên thì việc tiếp cận nguồn vốn đối với các doanh nghiệp này là điều không hề dễ dàng do hầu hết các khoản vay tín dụng tại ngân hàng đòi hỏi đáp ứng điều kiện về tài sản đảm bảo cộng với năng lực tài chính tốt, có khả năng trả nợ và không có nợ xấu. Nhưng các DNNVV thường yếu kém về mặt tài chính nên để đáp ứng điều kiện về tài sản đảm bảo khi vay với các ngân hàng là rất khó. Ngoài ra các doanh nghiệp này thường có cơ cấu, tổ chức đơn giản, năng lực quản trị đặc biệt là về mặt tài chính còn non kém do đấy các DN này có các báo cáo tài chính còn mang tính chất đối phó với cơ quan nhà nước, không minh bạch về thông tin.

Để cho các DNNVV ở Việt Nam có thể tiếp cận được một nguồn vốn ổn định và hợp lý với tiềm lực của DNNVV này phía cơ quan nhà nước đã ban hành Luật hỗ trợ DNNVV 2017 trong đó dành ra hai điều luật để nói tới vấn đề hỗ trợ tín dụng cụ thể như sau:

Tại điều khoản 1 Điều 8 của Luật hỗ trợ DNNVV 2017 quy định Chính phủ sẽ đưa ra quyết định về những chính sách hỗ trợ TCTD thực hiện tăng dư nợ cho vay đối với các DNNVV trong từng thời kỳ. Như quy định trên Nhà nước không quy định mức phần trăm hỗ trợ tín dụng cụ thể cũng không đề cập tới lãi suất khi cho DNNVV vay mà quy định theo hướng trao quyền quyết định cho chính phủ quyết định. Theo đó

chính phủ sẽ hỗ trợ cho các TCTD nhằm mục đích cho các cho các tổ chức này tăng cường hoạt động cho vay các DNNVV trong từng thời kỳ cụ thể. Đây là một ưu điểm giúp cho Chính phủ có thể độc lập, ban hành các văn bản trong khuôn khổ cho phép khi có sự biến đổi, phù hợp với tình hình thực tế mà không cần phải chờ đợi sửa đổi của luật. Tuy nhiên điều này cũng khiến cho việc sau khi ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể áp dụng luật ngay vào trong thực tiễn mà cần chờ một Nghị định hướng dẫn cụ thể từ phía Chính phủ ban hành. Hiện tại, Chính phủ vẫn chưa có một văn bản quy định chi tiết cụ thể về Điều 8. Vì vậy mà khiến cho việc áp dụng vấn đề này vào trong thực tiễn vẫn còn hạn chế.

Thứ hai tại khoản 2 Điều 8 quy định về việc khuyến khích những TCTD thực hiện cho vay những DNNVV dựa trên “xếp hạng tín nhiệm” DN và một số biện pháp phù hợp khác. Ngoài ra nhà nước khuyến khích việc thành lập ra những “tổ chức tư vấn” độc lập để thực hiện “xếp hạng tín nhiệm” cho DNNVV. Như vậy có thể hiểu để các TCTD cho vay thì các DN cần đảm bảo một số vấn đề về năng lực tài chính, khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm...Vậy nên việc xây dựng tổ chức tư vấn “xếp hạng tín nhiệm” có thể xem như một biện pháp tốt để tạo cơ hội cho các DNNVV có thể tiếp cận được với nguồn tín dụng từ các TCTD dựa trên mức độ tín nhiệm, niềm tin của tổ chức đó dành cho doanh nghiệp, từ đó tạo lòng tin đối với các tổ chức này giúp tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn. Ở Việt Nam việc “xếp hạng tín nhiệm” là một thuật ngữ khá mới nên không có nhiều tổ chức thực hiện xếp hạng tín nhiệm. Công ty thực hiện xếp hạng tín nhiệm hợp pháp được Bộ tài chính chấp thuận xuất hiện đầu tiên vào năm 2017 đó là CTCP Sài Gòn Phát Thịnh Rating. Tuy nhiên các công ty này thực hiện xếp hạng tín nhiệm cho các DN lớn hoặc các công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán mà ít khi xếp hạng tín nhiệm đối với các DNNVV. Bên cạnh đó quy định mới chỉ dừng lại ở việc “khuyến khích” các TCTD sử dụng thông tin xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp mà không phải là các biện pháp cụ thể để thúc đẩy các TCTD thực hiện xếp hạng tín nhiệm. Việc quy định không cụ thể còn mang tính chất chung chung này ảnh hưởng tới tính khả thi khi thực hiện ở trên thực tiễn.

Để các DNNVV có được nguồn vốn hợp lý cần tới sự giúp đỡ từ phía cơ quan nhà nước vì vậy nhà nước đã quy định: “DNNVV được các cơ quan, tổ chức, cá nhân

hỗ trợ để xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của DN để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng”. Do các DN này thường còn yếu kém nên việc quản trị về mặt tài chính, xây dựng một kế hoạch kinh doanh bền vững, và khả năng xây dựng một báo cáo tài chính minh bạch còn thấp. Vì vậy cần có sự hỗ trợ từ phía cơ quan, tổ chức, cá nhân giúp cho doanh nghiệp quản trị tài chính một cách rõ ràng, xây dựng kế hoạch phương án kinh doanh, lập số sách, báo cáo chính xác hơn và khoa học. Tuy nhiên cơ quan nào, tổ chức hay cá nhân nào thực hiện hỗ trợ thì luật không quy định rõ ràng, mà luật lại quy định một cách chung chung điều này gây ra bất cập cho các DNNVV khi tìm kiếm tới sự hỗ trợ.

Học hỏi kinh nghiệm của một số nước trên thế giới Luật hỗ trợ DNNVV đã tiếp thu và đưa ra quy định rất quan trọng đó là quy định thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng giúp cho các DNNVV có cơ hội tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Theo đó tại điều 9 Luật hỗ trợ DNNVV 2017 đã quy định như sau: (1) Quỹ “bảo lãnh tín dụng” DNNVV là quỹ do UBND cấp tỉnh thành lập và thuộc quỹ tài chính ngoài ngân sách, Quỹ này hoạt động không vì mục đích lợi nhuận thực hiện nhiệm vụ BLTD. (2) Quỹ này hoạt động nhằm thực hiện vai trò cấp BLTD cho DNNVV. (3) Quỹ BLTD phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình và không được từ chối bảo lãnh cho DNNVV đủ điều kiện bảo lãnh.

Nếu như ở Malaysia DNNVV tiếp cận nguồn vốn thông qua 4 quỹ BLTD thì ở Việt Nam quỹ BLTD là quỹ do UBND tỉnh thành lập thực hiện nhiệm vụ BLTD cho các DNNVV. Theo đó BLTD là những cam đoan của quỹ BLTD với bên cho vay về thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh nếu như bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng tại hợp đồng BLTD và bên được bảo lãnh phải có nghĩa vụ hoàn lại những gì mà bên bảo lãnh đã thay mình thực hiện. Theo đó bên nhận BLTD thông thường l quỹ tài chính nhà nước, các tổ chức tín dụng.. .và bên được bảo lãnh là DNNVV.

Để thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp này cần đáp ứng đủ ba tiêu chí sau: dựa trên “tài sản đảm bảo hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc dựa trên xếp hạng tín nhiệm”. Dựa vào những tiêu chí trên giúp cho các quỹ BLTD đánh giá được khả năng trả nợ của các doanh nghiệp từ đó đưa ra những tỷ lệ bảo lãnh phù hợp

đảm bảo cho DNNVV đủ vốn để triển khai các phương án kinh doanh. Ngoài ra để đảm bảo tính công bằng luật cũng quy định yêu cầu đối với phía quỹ BLTD phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và không được từ chối bảo lãnh tín dụng với những doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ điều kiện bảo lãnh. Quy định này tạo điều kiện giúp cho tất cả các DNNVV có thể tiến gần hơn tới các dịch vụ này, tránh trường hợp làm việc không minh bạch rõ ràng.

Hoạt động quỹ BLTD trong điều luật này được quy định chi tiết cụ thể tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động của quỹ đối với các DNNVV. Quỹ BLTD được thành lập trên mô hình CTTNHH 1 TV vốn điều lệ 100% do nhà nước nắm vốn điều lệ với số vốn điều lệ tối thiểu là 100 tỷ thuộc ngân sách cấp tỉnh cấp. Theo đó tại điều 15, 16 Nghị định quy định về việc đối tượng được cấp BLTD là những DNNVV tiềm năng phát triển nhưng không đủ điều kiện tiếp cận tín dụng ngân hàng ở những lĩnh vực ưu tiên cấp theo quy định tại NĐ 34/2018. Cụ thể đối tượng được cấp BLTD là những DNNVV vay vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn từng thời kỳ; Hoặc là những lĩnh vực hay dự án ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong từng thời kỳ; Trong Danh mục cụ thể các ngành, nghề, lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương do UBND cấp tỉnh ban hành trong từng thời kỳ được Quỹ ưu tiên xem xét cấp BLTD. Và để được cấp BLTD thì các DNNVV cần đáp ứng những điều kiện cụ thể sau:

+ Xây dựng được dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, và có khả năng hoàn trả được vốn vay;

+ Quỹ BLTD sẽ thực hiện thẩm định dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra quyết định bảo lãnh theo Nghị định số 34/2018/NĐ-CP;

+ Tại thời điểm mà Quỹ BLTD thực hiện thẩm định để xem xét cấp bảo lãnh thì phải có phương án về vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh;

+ Và DN không được có các khoản nợ thuế từ một năm trở nên tại thời điểm đề nghị bảo lãnh. Nếu DNNVV rơi vào trường hợp nợ thuế do nguyên nhân khách quan thì DN phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế trực tiếp;

+ Có biện pháp bảo đảm cho bão lãnh vay vốn theo quy định tại điều 25 NĐ 34/2018/NĐ-CP này.

Trên thực tế việc thực hiện triển khai Qũy BLTD đạt được nhiều thành quả tích cực nhờ sự phối hợp của các cơ quan nhà nước ban hành kịp thời nhiều văn bản hướng dẫn giúp việc thực thi trên thực tiễn trở nên hiệu quả hơn, nhiều DNNVV bước gần hơn tới nguồn vốn vay tại các ngân hàng. Hiện nay có tới 28 tỉnh thành đã xuất hiện Quỹ bảo lãnh tín dụng hoạt động độc lập hoặc hoạt động dưới hình thức ủy thác đã tăng cường thúc đẩy phát triển của DNNVV. Tuy nhiên bên cạnh ấy vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, hoạt động chưa thực sự hiệu quả ví dụ như tại Đà Nang trong suốt 5 năm thực hiện chỉ bảo lãnh cho 14 DN nhưng nó chưa phải là con số thấp bởi tại tỉnh như Bạc Liêu cùng thời gian thực hiện nhưng chỉ bảo lãnh được duy nhất 1 DN. Nguyên nhân dẫn tới những vấn đề trên xuất phát từ những yếu tố như sau:

Đầu tiên đối với quy định pháp luật về những điều mà DN cần có khi muốn nhận được bảo lãnh từ các quỹ này có nói tới tài sản đảm bảo. Theo đó tại Nghị định số 34/2018 của Chính phủ quy định như sau: “...Trường hợp miễn tài sản đảm bảo quy định tại điểm a khoản 1 điều này, Quỹ bảo lãnh tín dụng trình chủ tịch Quỹ xem xét, quyết định biện pháp bảo đảm tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này theo quy định tại Quy chế về các trường hợp được miễn tài sản đảm bảo tại khoản 4 điều này”. Vậy có thể hiểu nhà nước trao quyền quyết định việc miễn tài sản đảm bảo cho Quỹ và địa phương như vậy đi kèm với đó là những rủi ro và gánh nặng đặt lên vai của người đứng đầu bởi nếu thực hiện “nới lỏng” thì gây ra những thiệt hại đối với nguồn lực còn thực hiện “siết chặt” nó sẽ ảnh hưởng tới chính các DNNVV bởi nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn trên thì các DN đã tự mình bước vào cửa của các ngân hàng thay vì mất thời gian về trình tự thủ tục tại Qũy BLTD. Ngoài ra một điểm mà chưa có bất cứ quy định nào có đó là việc lập “trích dự phòng rủi ro” của các Quỹ BLTD, đây là điểm đáng lo ngại đối với các TCTD.

Tại các địa phương nguồn lực còn hạn chế chưa đủ để phân bổ vào các quỹ nên hầu như các quỹ BLTD còn khá nhỏ bé về quy mô, năng lực tổ chức, điều hành hoạt động của quỹ còn nhiều khó khăn, một vài trình tự thủ tục khi phê duyệt DNNVV còn chưa hoàn thiện như thẩm định, giám sát, thu hồi nợ... Ngoài ra chưa có tính liên kết giữa các quỹ và các tổ chức với nhau nên dẫn tới làm việc thiếu hiệu quả. Đặc biệt

cũng xuất phát từ các DNNVV những DN này còn yếu về mặt quản trị, kế toán, chưa lập được chiến lược dài hạn nên dường như chưa đáp ứng được những điều kiện khi Qũy BLTD yêu cầu. Vậy nên cần có tăng cường sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, đảm bảo nguồn lực hoạt động của quỹ, đào tạo nhân lực, nâng cao các kỹ năng về quản trị cho DNNVV và Quỹ BLTD.

Một phần của tài liệu 537 hoàn thiện pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w