Nhận thức được tầm quan trọng cũng như vai trò của DNNVV nên các chính sách hỗ trợ DNNVV cũng được Nhà nước quan tâm vào đầu những năm 2000 cụ thể
là thông qua Nghị định của Chính phủ số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là văn bản pháp lý đầu tiên liên quan tới hỗ trợ DNNVV nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho DNNVV. Tiếp theo năm 2009 ban hành Nghị định số 56/2009/ NĐ-CP ngày 30/06/2009 quy định về trợ giúp phát triển cho DNNVV thay thế cho Nghị định 90/2001/NĐ-CP. Sau khi ban hành các Nghị định trên đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi, gỡ bỏ những khó khăn cho các DNNVV phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam hơn kết hợp với sự ra đời của Luật Thương mại và Luật Đầu tư năm 2005. Nghị định ban hành được xem là cơ sở để định hướng và quản lý DNNVV, phát huy tốt tiềm năng và vai trò của DNNVV tạo động lực phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình triển khai các chính sách và các chương trình hỗ trợ cho DNNVV còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của các DNNVV.
Xuất phát từ những hạn chế trên Nhà nước đã ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được Quốc Hội khóa 14 thông qua ngày 12/06/2017 có hiệu lực từ ngày 1/1/ 2018 quy định về nguyên tắc, nội dung, nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp. Việc xây dựng ban hành luật này dựa trên sự hỗ trợ theo quy mô của doanh nghiệp, đối tượng của hỗ trợ cũng thu hẹp hơn và tăng cường hỗ trợ với một số đối tượng nhất định như DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV chuyển từ hộ kinh doanh, DNNVV tham gia chuỗi liên kết, giá trị. Luật ra đời đảm bảo được tính thống nhất trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, là một trong những khung pháp lý để chính phủ ra những nghị định hướng dẫn cụ thế mang tính nhất quán.
Có thể hiểu hỗ trợ DNNVV là việc thực hiện các quy định và giải pháp giải pháp nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV đẩy nhanh tốc độ phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, lành mạnh để các DNNVV đóng góp ngày càng nhiều vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Pháp luật về hỗ trợ DNNW được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát Sinh trong hoạt động hỗ trợ DNNW, nhằm đưa các hoạt động hỗ trợ DNNW phát triển
the O các m ục tiê U mà Nhà nước đặ t ra.
Pháp luật về trợ giúp phát triển DNNVV được thể hiện chủ yếu dưới hình thức là các VBQPPL. DNNVV ngày phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương cũng đã ban hành nhiều VBQPPL nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn cho các DNNVV.