Các nhân tố môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu 411 hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển CNT việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 29 - 31)

6. Kết cấu khóa luận

1.3.2. Các nhân tố môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài là các yếu tố khung cảnh kinh tế, dân số/lực lượng lao động, luật lệ của Nhà nước văn hóa xã hội, đối thủ cạnh tranh, khoa học kỹ thuật, khách hàng và chính trị.

• Khung cảnh kinh tế: Trong giai đoạn kinh tế suy thoái hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống, các công ty một mặt cần phải duy trì lực lượng có tay nghề, một mặt phải giảm chi phí lao động. Công ty giải quyết giảm giờ làm việc, cho nhân viên nghỉ tạm, cho nghỉ việc hoặc cho giảm bớt phúc lợi. Ngược lại, khi kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn định Công ty lại có nhu cầu phát triển lao động mới để mở rộng sản xuất, tăng cường huấn luyện đào tạo nhân viên. Việc mở rộng này đòi hỏi công ty phải tuyển thêm người có trình độ, đòi hỏi tăng lương để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc.

• Dân số/Lực lượng lao động: Nền kinh tế nước ta đang dần hướng đến nền kinh

tế thị trường trong khi đó dân số lại phát triển rất nhanh. Lực lượng lao động mỗi năm

cần việc làm càng đông. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nên thiếu người lao động lành nghề, chuyên viên và cán bộ quản lý giỏi. Lao động nữ chiếm nhiều trong lực lượng lao động xã hội, tham gia hoạt động đông đảo ở tất cả các ngành nghề kinh

tế. Ở đây không xét đến khả năng hay năng suất lao động, chỉ xét đến chế độ “con đau,

mẹ nghỉ” hoặc cần xây dựng các dịch vụ cung cấp cho trẻ trong khi mẹ đang làm việc

cũng là vấn đề mà các nhà quản trị nguồn nhân lực quan tâm.

• Luật lệ của Nhà nước: Luật lao động nước ta đã được ban hành và áp dụng. Chúng ta cũng có luật lao động đối với các nhân viên Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Rõ ràng là luật lệ của nhà

nước ảnh hướng đến việc phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Các Công ty không còn được tự do muốn làm gì thì làm nữa. Hệ thống pháp luật buộc các doanh nghiệp

nào làm cho việc chọn nghề nghiệp diễn ra khó khăn hơn, nhất là đối với những người có trình độ văn hóa tương đối khá trở lên. Mức sống xã hội tăng lên làm thay đổi thái độ làm việc và nghỉ ngơi. Người lao động ngày càng đòi hỏi cao hơn về thời gian nghỉ ngơi, cơ hội tham gia nghỉ hè, nghỉ lễ, hội hè, tham gia nghỉ mát. Tại Việt Nam nhiều gia đình còn nặng nề về phong kiến, người chủ gia đình - thường là người đàn ông - hầu như quyết định mọi việc và người phụ nữ thường là người thụ động chấp nhận. Điều này đưa đến hậu quả là bầu văn hóa Công ty cũng khó mà năng động được. Chính cung cách văn hóa tại các gia đình đã dẫn đến sự thụ động trong các công sở ở Việt Nam. Ngày nay xu hướng bình đẳng trong lao động nữ tham gia làm việc ngày càng gia tăng, đòi hỏi Công ty phải quan tâm thích đáng trong chính sách tuyển dụng lao động nữ.

• Đối thủ cạnh tranh: trong nền kinh tế thị trường, nhà quản trị không chỉ cạnh

tranh thị trường, cạnh tranh sản phẩm mà bỏ quên cạnh tranh về nguồn lực. Rõ ràng hiện

nay, các DN chịu sự tác động bởi môi trường đầy cạnh tranh và đầy thách đố. Để tồn tại

và phát triển, không có con đường nào bằng con đường quản trị nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Nhân lực là tài nguyên quý giá nhất, các Công ty phải lo giữ, duy

trì và

phát triển. Thông qua có thể là uy tín hay danh tiếng của Công ty, chính sách thu hút và

ưu đãi về tiền lương, phúc lợi, điều kiện lao động...

• Khoa học kỹ thuật: chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghiệp. Để đủ sức mạnh trên thị trường, các Công ty phải cải tiến kỹ thuật và thiết bị. Sự thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lực của DN. Trong tương lai lĩnh vực nhiều thách đố nhất đối với nhà quản trị là việc đào tạo và huấn luyện nhân viên của mình theo kịp với đà phát triển quá nhanh của khoa học kỹ thuật hiện đại và cao cấp. Sự thay đổi này đòi hỏi phải có thêm nhân viên mới có khả năng và việc tuyển dụng những người này không phải là chuyện dễ. Khi khoa học kỹ thuật thay đổi có một số công việc hoặc một số khả năng không còn cần thiết nữa. Do đó Công ty cần phải đào tạo lại lực lượng lao động hiện tại của mình để không ngừng cải tiến và đổi mới kỹ thuật, công nghệ để tăng cường chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

• Khách hàng: là mục tiêu của DN. Doanh số là một yếu tố quan trọng đối với sự sống còn của DN, sự tồn tại của khách hàng đối với DN cũng chính là sự tồn tại của Doanh nghiệp. Công ty cũng luôn cố gắng tìm ra tiếng nói chung với các đối

tác và khách hàng với quan niệm rằng mọi vấn đề đều có thể giải quyết một cách thỏa đáng trên tinh thần tôn trọng sự công bằng, bình đẳng, bảo đảm sự hài hòa về lợi ích của các bên. Chỉ có sự hợp tác đầy thiện chí mới có thể mang lại kết quả tốt đẹp và giúp cho tất cả các bên cùng nhau phát triển và tiến bộ. Sự phát triển và tiến bộ của từng Doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Cạnh tranh lành mạnh trong tinh thần hòa bình là cách nghĩ, cách làm xuyên suốt của Lãnh đạo và toàn thể CBNV trong Công ty.

• Tinh thần hợp tác và cạnh tranh bằng phương thức hòa bình cần được duy trì trong bất kỳ hoàn cảnh nào vì tinh thần này được xem là một trong những giá trị cốt lõi của công ty. Cùng với khách hàng và các đối tác phát triển. Sẽ không thể đạt được kết quả tốt đẹp nếu Ban điều hành không thực thi đúng đắn tinh thần này.

• Chính quyền và các đoàn thể: các cơ quan của chính quyền hoặc các đoàn thể cũng ảnh hưởng đến nguồn nhân lực. Tại Việt Nam, Bộ Lao động thương binh và Xã hội, Liên Đoàn lao động, Hội liên hiệp phụ nữ cũng ảnh hưởng nhất định đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 411 hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển CNT việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 29 - 31)

w