5. Kết cấu của đề tài
4.2.3. Tăng cường chức năng thẩm đi ̣nh năng lực khách hàng vay vốn tín
dụng đầu tư
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của doanh nghiệp. Ngoài 3 nhóm chỉ tiêu cơ bản hiện đang sử dụng (Nhóm chỉ tiêu sinh lời, Nhóm chỉ tiêu sử dụng vốn lưu động, Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán), cần bổ sung thêm nhóm chỉ tiêu về bố trí cơ cấu tài chính (Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ, Tỷ suất đầu tư vào TSLĐ, Hệ số nguồn vốn chủ sở hữu). Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để có thể đánh giá tính hợp lý trong việc bố trí về cơ cấu tài sản của khách hàng theo đặc điểm hoạt động kinh doanh có hợp lý không. Đánh giá khả năng tự chủ tài chính của khách hàng cao hay thấp, đánh giá dòng tiền của chủ dự án. Trong thẩm định không lệ thuộc vào số liệu của chủ đầu tư cung cấp. Khi tiếp nhận dự án, cán bộ thẩm định cần tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm kiểm định lại những thông tin chủ đầu tư cung cấp bao gồm những thông tin về ngành nghề, thị trường, công nghệ sản xuất, thông tin chủ đầu tư, thông tin cá nhân lãnh đạo doanh nghiệp và những chính sách có liên quan đến dự án.
chủ đầu tư trong kinh doanh, thường được gọi là “đạo đức kinh doanh”. Tìm hiểu kỹ kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức quản lý điều hành doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có am hiểu về ngành nghề, lĩnh vực được đầu tư hay không. Tìm hiểu mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng trong các giao dịch khác như tiền gửi, tiền vay, bảo lãnh…Tìm hiểu cả mối quan hệ của khách hàng với các bạn hàng của họ: khách hàng có giữ chữ tín với bạn hàng của họ không? Bạn hàng của họ có đáng tin cậy không? Thanh toán có sòng phẳng không… qua đó cũng có thể đánh giá được mức độ tín nhiệm của Chủ đầu tư trong việc quản lý điều hành cũng như tư cách trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Thứ ba, nâng cao chất lượng thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay: Chi nhánh phải chú ý kiểm tra thực trạng tài sản bảo đảm. Cần lưu ý tính phù hợp của tài sản bảo đảm với các yếu tố ghi trên sổ sách, giấy tờ. Tình hình và các biện pháp bảo quản tài sản, định giá chính xác giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. Thứ tư, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng và cán bộ làm công tác thẩm định: Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào quá trình cho vay ngay từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng là thu nợ. Cán bộ thẩm định liên quan đến quá tình tiếp nhận hồ sơ thẩm định, xem xét thẩm định hiệu quả trên các yếu tố hồ sơ cung cấp để đưa ra các ý kiến đề xuất cho vay. Cán bộ thẩm định cần theo dõi quá trình thực hiện đầu tư dự án từ khi bắt đầu thẩm định đến khi quyết định đầu tư, giải ngân vốn vay, sử dụng vốn vay, huy động vốn đầu tư cho dự án… Để có những điều chỉnh kịp thời phát huy tối đa hiệu quả của dự án và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư. Do vậy những cán bộ tham gia vào quá trình thẩm định và cho vay đóng vai trò rất quan trọng, cần phải là những người có kinh nghiệm, có chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng phân tích, phán đoán và xử lý tình huống, phải am hiểu được các kiến thức về thị trường, pháp luật, có trực giác nhạy bén,... Do vậy cần phải nâng cao nhận thức về rủi ro cho cán bộ để từ đó họ làm việc có trách nhiệm hơn. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình
độ cho cán bộ về mọi mặt, đặc biệt trú trọng đến đạo đức nghề nghiệp.