Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng phát triển khu vực bắc kạn thái nguyên​ (Trang 33 - 36)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của

Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Thứ nhất, Chương trình, kế hoạch và chính sách của Nhà nước. Các

chương trình, mục tiêu và kế hoạch của Nhà nước quy định quy mô, cơ cấu và đối tượng thụ hưởng của tín dụng ĐTPT tại NHPT Việt Nam. Nếu số lượng và quy mô của các chương trình, kế hoạch quốc gia lớn, thì quy mô tín dụng ĐTPT

của Nhà nước tại NHPT Việt Nam sẽ có xu hướng mở rộng và ngược lại. Hơn nữa, chất lượng của các chương trình, kế hoạch, mục tiêu nhà nước cũng ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng, hiệu quả của tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam. Nếu các chương trình, kế hoạch, mục tiêu được hoạch định tốt, tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam sẽ được thực hiện thuận lợi. Ngược lại, nếu chúng được hoạch định tồi thì tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam không những có mức độ rủi ro cao mà thực hiện chúng sẽ vô cùng vất vả, hiệu quả thấp.

Thứ hai, Bối cảnh nền kinh tế. Môi trường chính trị xã hội có sự ảnh

hưởng rất lớn tới sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội nào trong xã hội. Trong tình hình chính trị không ổn định như biểu tình, đình công, bãi công, chiến tranh biên giới thì sẽ ảnh hưởng vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tới hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam. Một môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ, thống nhất và ổn định sẽ tác động tốt tới hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước nói riêng và ngược lại. Hệ thống luật pháp đầy đủ, đồng bộ, chất lượng sẽ tạo niềm tin cho người vay lẫn người cho vay. Hệ thống luật pháp có chất lượng xấu sẽ tăng chi phí cho cả người vay và người đi vay. Bên cạnh đó ý thức chấp hành pháp luật của người dân cũng ảnh hưởng tới mức độ rủi ro của các khoản vay của NHPT Việt Nam. Môi trường KT-XH là tổng hoà các mối quan hệ về kinh tế và xã hội tác động lên hoạt động của mọi chủ thể. Môi trường KT-XH ổn định sẽ tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá, thúc đẩy sản xuất phát triển do đó hoạt động tín dụng sẽ thuận lợi hơn. Mức thu nhập bình quân của người dân, tính ổn định của thu nhập và sự chênh lệch giữa thu nhập và chi phí cần thiết cho đời song sinh hoạt tác động và ảnh hướng tới lượng tiết kiệm, nhàn rỗi trong dân cư, cùng với lòng tin vào sự ổn định trong nước. Nền kinh tế ổn định tăng trưởng tốt thì có nghĩa là đầu tư sẽ tăng, đồng thời với nó là hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao và có khả năng hoàn trả được vốn vay.

Thứ ba, Khả năng huy động vốn của Nhà nước. Khả năng huy động vốn

của Nhà nước quyết định lượng vốn mà Nhà nước có thể sử dụng để làm nguồn vốn cho vay. Khả năng huy động vốn của Nhà nước phụ thuộc vào các khoản thuế có thể thu được, phụ thuộc vào cân đối NSNN, phụ thuộc vào uy tín của Nhà nước trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Đến lượt mình, thuế phụ thuộc vào quy mô GDP và thu nhập của dân cư. Nếu Nhà nước huy động thuế quá lớn sẽ làm nhụt ý chí đầu tư, do đó giảm nguồn thu của chính Nhà nước. Các loại trái phiếu Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh chỉ hấp dẫn khi lãi suất không quá thoát ly lãi suất thị trường. Trong khi tín dụng nhà nước có lãi suất ưu đãi thì chỉ khi nào tài chính nhà nước đủ mạnh để bù chênh lệch lãi suất NHPT Việt Nam mới dám phát hành trái phiếu huy động vốn.

Thứ tư, Năng lực của khách hàng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Khát vọng ÐTPT sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đây là

yếu tố quyết định nhu cầu vay vốn đầu tư, khát vọng đó càng lớn thì càng có điều kiện phát triển hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Khát vọng này sẽ càng lớn và trở thành hiện thực khi môi trường đầu tư thuận lợi và có nhiều cơ hội. Hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước nhằm hỗ trợ các dự án phát triển thuộc diện được Nhà nước khuyến khích đầu tư nên điều kiện đầu tiên là các dự án phải thuộc đối tượng được khuyến khích đầu tư. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư luôn là ước mơ của các nhà tài trợ. Nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư hơn cũng có nghĩa là nhiều dự án hơn được hình thành, nhiều dự án tìm đến NHPT Việt Nam và nhờ vậy hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước càng có điều kiện lựa chọn được những dự án tốt để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Khả năng tổ chức, quản lý của doanh nghiệp: Doanh nghiệp vay vốn phải có bộ máy đảm bảo năng lực quản lý phù hợp thì mới đáp ứng được yêu cầu hoạt động, sản xuất kinh doanh mới hiệu quả. Một bộ máy quản lý tồi thì dự án dù được tính toán có hiệu quả cao nhưng vẫn có khả năng bị thua lỗ và do đó không trả được nợ vay. Năng lực tài chính của

doanh nghiệp: Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khối lượng vốn tự có và tỷ trọng vốn tự có trong tổng số nguồn vốn sử dụng và tỷ trọng vốn tự có trong tổng số nguồn vốn tham gia vào dự án, thể hiện ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp...Năng lực tài chính của doanh nghiệp trong tín dụng trung và dài hạn còn đòi hỏi doanh nghiệp phải có số vốn lưu động tối thiểu cho việc duy trì hoạt động thường xuyên của tài sản cố định. Năng lực thị trường, năng lực sản xuất kinh doanh tốt, khách hàng có uy tín... thì khả năng trả nợ cho ngân hàng là cao, chất lượng các khoản vay của Ngân hàng vì thế mà được nâng lên. Nếu khách hàng kinh doanh không hiệu quả, uy tín thấp, sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng, khi rủi ro xảy ra gây thiệt hại cho ngân hàng.

Thứ năm, Yếu tố chủ quan và năng lực của Ngân hàng Phát triển. Hoạt

động tín dụng ĐTPT của Nhà nước có triển khai được thuận lợi và thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy thực thi, các thủ tục hành chính và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt quan trọng là các quy trình nghiệp vụ. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý tín dụng quy định quyền hạn, trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ thẩm định đến khi thiết lập quan hệ tín dụng và thu hồi vốn. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý tín dụng phù hợp sẽ nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, hạn chế tình trạng lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trong tín dụng. [9]; [12]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng phát triển khu vực bắc kạn thái nguyên​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)