Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng phát triển khu vực bắc kạn thái nguyên​ (Trang 42)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Thông tin xử lý được tiến hành phân nhóm, phân tổ theo các tiêu thức được xác định từ trước, sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình, minh họa bằng đồ thị, hình vẽ... để mô tả, phân tích và so sánh số liệu qua từng thời kỳ. Số liệu và dữ liệu thu thập được xử lý thông qua phần mềm Microsoft Excel 2010 và phần mềm SPSS 19.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

1 - Chỉ tiêu tố c độ tăng huy đô ̣ng vốn

Tốc độ tăng huy động vốn =

Số dư vốn huy động

bình quân của 12 tháng năm nay

- 1) x 100 Số dư vốn huy động

bình quân của 12 tháng năm trước 2 - Chỉ tiêu tố c đô ̣ tăng vố n đầu tư

Tốc độ tăng đầu tư vốn =

Dư nợ cho vay và đầu tư giấy tờ có giá bình quân của 12 tháng năm nay

- 1) x 100 (Dư nợ cho vay và đầu tư giấy tờ có giá

bình quân của 12 tháng năm trước 3 - Hệ số thu nơ ̣

Hệ số thu nơ ̣ =

Doanh số thu nợ Doanh số cho vay

4 - Hiệu quả sử du ̣ng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn = Tổng dư nợ Tổng vố n huy động 5 - Vòng quay vố n tín dụng

Vò ng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Dư nơ ̣ bình quân Dư nơ ̣ bình quân = (Dự nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ)/2 6 - Tỷ lê ̣ nơ ̣ quá hạn

Tỷ lê ̣ nợ quá ha ̣n = Nợ quá ha ̣n Tổng dư nợ

Chương 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN KHU VỰC BẮC KẠN -

THÁI NGUYÊN

3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hô ̣i tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Vị trí đi ̣a lý

Thái Nguyên nằm trung tâm khu vực miền núi trung du Bắc Bô ̣, có diê ̣n tích tự nhiên khoảng 3.531,7 km2; dân số toàn tỉnh tính đến 2014 đa ̣t trên 1,2 triê ̣u người. Vi ̣ trí đi ̣a lý Thái Nguyên giáp với tỉnh Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Tuyên Quang ở phía Tây; La ̣ng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông; Thủ đô Hà Nô ̣i ở phía Nam ta ̣o lợi thế là trung tâm của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Vi ̣ trí đi ̣a kinh tế - chính tri ̣ ta ̣o lợi thế cho tỉnh Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hô ̣i của vùng và là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du với vùng đồng bằng sông Hồng.

Thái Nguyên là đầu mối giao thông kết nối giữa các tỉnh miền núi với thủ đô Hà Nô ̣i, đóng vai trò quan tro ̣ng trong giao thương giữa khu vực miền núi với vùng tam giác kinh tế phát triển (Hà Nô ̣i - Hải Phòng - Quảng Ninh), trong giai đoa ̣n tiếp theo Thái Nguyên sẽ đóng vai trò là mô ̣t trong 4 tỉnh nằm trong tứ giác phát triển kinh tế.

Thái Nguyên là trung tâm đào ta ̣o lớn thứ ba trong cả nước (với 9 trường đa ̣i ho ̣c, 12 trường cao đẳng, 7 trường trung ho ̣c và da ̣y nghề, 33 trung tâm đào ta ̣o nghề), đáp ứng nhu cầu đào ta ̣o và nâng cao trình đô ̣ cho lực lượng lao đô ̣ng trên đi ̣a bàn tỉnh cũng như các tỉnh lân câ ̣n, đă ̣c biê ̣t là các tỉnh trung du miền núi phía Bắc [13], [15].

3.1.2. Tiềm năng phát triển

Tiềm năng trong phát triển nông lâm nghiê ̣p: Thái Nguyên được thiên nhiên ưu đãi về khí hâ ̣u, đất đai và có nhiều khả năng phát triển nông lâm nghiê ̣p. Đă ̣c sản tiêu biểu và nổi tiếng trong cả nước là chè Tân Cương, diê ̣n

tích canh tác trên toàn tỉnh trên 15.000 ha chè, đứng thứ hai trong cả nước, góp phần không nhỏ cho phát triển kinh tế của tỉnh cũng như giá tri ̣ xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Tiềm năng trong phát triển rừng là mô ̣t thế ma ̣nh của tỉnh, với diê ̣n tích rừng tự nhiên trên 73.383 ha và rừng trồng trên 40.000 ha, đáp ứng cho nhu cầu nguyên liê ̣u ngành công nghiê ̣p giấy, gỗ công nghiê ̣p. Bên cạnh đó, diê ̣n tích đất đồi còn rất lớn, đó là tiềm năng phát triển hàng hóa cây công nghiê ̣p, cây ăn quả và phát triển đàn gia súc.

Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loa ̣i, đáp ứng cho nhu cầu phát triển của các ngành công nghiê ̣p luyê ̣n kim, khai khoáng... Trữ lượng than của tỉnh lớn thứ hai trong cả nước, với trên 110 triệu tấn trữ lượng về than, đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho ngành công nghiê ̣p nă ̣ng, nhiê ̣t điê ̣n. Trữ lượng khoáng sản vâ ̣t liê ̣u xây dựng là tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiê ̣p xây dựng và ngành công nghiê ̣p phu ̣ trơ ̣ cho lĩnh vực xây dựng.

Tiềm năng về du li ̣ch: Thái Nguyên có tiềm năng trong phát triển du lịch văn hóa, du li ̣ch tâm linh và du li ̣ch li ̣ch sử với hê ̣ thống các đi ̣a danh như Khu du li ̣ch Hồ Núi Cốc, Hang Phượng Hoàng, Khu di tích li ̣ch sử ATK, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Viê ̣t Nam và hê ̣ thống các đền chùa, danh lam thắng cảnh trên đi ̣a bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Thái Nguyên có hê ̣ thống giao thông thuâ ̣n lợi và thông suốt với các tỉnh Tuyên Quang (Khu di tích Tân Trào); Bắc Kạn (Hồ Ba Bể); Cao Bằng (Pắc Bó, Thác Bản Dốc...) và các danh lam khác của các tỉnh lân câ ̣n, ta ̣o điều kiê ̣n để du li ̣ch Thái Nguyên có thể phát triển.

Tiềm năng về nguồn nhân lực: Thái Nguyên được công nhận là trung tâm đào ta ̣o lớn thứ 3 trong cả nước (sau Hà Nô ̣i và Tp. Hồ Chí Minh), với hê ̣ thống các trường đa ̣i ho ̣c, cao đẳng, trung cấp và các cơ sở đào ta ̣o khác đã đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lươ ̣ng cao cho tỉnh cũng như cung cấp nguồn nhân lực qua đào ta ̣o ở tất cả các ngành nghề cho các tỉnh lân câ ̣n, đă ̣c biê ̣t là các tỉnh trung du miền núi Bắc bô ̣ [13], [15].

3.1.3. Điều kiê ̣n cơ sở hạ tầng xã hội

Hê ̣ thống giáo dục: Thái Nguyên hiê ̣n có 217 trường mầm non, 226

trường tiểu ho ̣c, 179 trường trung ho ̣c cơ sở và 33 trường trung ho ̣c phổ thông. Đô ̣i ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng chuẩn chất lượng và chuẩn cơ cấu. Thái Nguyên là mô ̣t trong những trung tâm đào ta ̣o lớn của cả nước, gồm hệ thống các trường đa ̣i ho ̣c, cao đẳng, trung cấp; đào ta ̣o đa ngành nghề và bâ ̣c học (từ trung cấp đến sau đa ̣i ho ̣c). Trên đi ̣a bàn tỉnh hiê ̣n có 9 trường đa ̣i ho ̣c, 12 trường cao đẳng, Đa ̣i ho ̣c Thái Nguyên được Chính phủ quy hoa ̣ch trở thành trường đa ̣i ho ̣c tro ̣ng điểm của quốc gia. Mă ̣c dù hê ̣ thống giáo du ̣c khá toàn diê ̣n song chủ yếu phát triển theo chiều rô ̣ng (số lượng) mà chưa đầu tư phát triển theo chiều sâu (chất lươ ̣ng), do đó chất lượng đào ta ̣o còn nhiều điểm bất câ ̣p chưa tương xứng với tiềm năng của mô ̣t đa ̣i ho ̣c vùng.

Hê ̣ thống y tế: Mạng lưới y tế rộng khắp từ tỉnh đến xã, phường, được

đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế. Tổng số cơ sở y tế đa ̣t trên 529 cơ sở, trong đó 21 bệnh viện (gồm 01 Bệnh viện TƯ), 26 Phòng khám đa khoa khu vực, 181 trạm y tế xã/phường. Các bệnh viện của tỉnh Thái Nguyên có thế mạnh về chuyên khoa không chỉ phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh mà còn thu hút một số lượng bệnh nhân không nhỏ từ các huyện thuộc các tỉnh lân cận về khám, chữa bệnh.

Nhân lực ngành y tăng về số lượng cán bộ y tế và chất lượng ngày càng nâng cao. Năm 2013, số bác sĩ tính trên 1 vạn dân là 10,71 bác sĩ, số giường bệnh tính trên 1 vạn dân là 39,34 giường. Y tế cơ sở phát triển, tỷ lệ trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia năm 2012 là 89,5% (tăng nhanh so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 27,8%). Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đạt 98,7% ; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 32% (năm 2005) xuống còn 15,4% (năm 2013).

Lao động viê ̣c làm: Năm 2013 lực lượng lao động tỉnh có 708,2 nghìn người, tăng thêm 23,0 nghìn người so với năm 2010. Hoạt động giải quyết việc

làm có chuyển biến tích cực. Số lao động được giải quyết việc làm năm 2013 là 22.612 người. Số lao động làm việc trong nền kinh tế năm 2013 là 698.140 người, chiếm 99% lực lượng lao động, trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng 106.660 người (chiếm 15,41% tổng số), khu vực nông, lâm thủy sản 449.047 người (chiếm 65,49% tổng số) và khu vực dịch vụ 125.852 người (chiếm 18,36% tổng số). Thị trường lao động chưa phát triển rộng (tỷ lệ người đang làm việc tham gia thị trường lao động mới chiếm khoảng 20% tổng lao động làm việc, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị và các khu công nghiệp tập trung). Tính đến tháng 10/2014, toàn tỉnh đã giải quyết được viê ̣c làm cho 18.065 người; đến tháng 12/2014 số lao động có viê ̣c làm đa ̣t trên 22.000 người.

Năng suất lao động của Thái Nguyên còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Tính chung toàn bộ nền kinh tế, năng suất lao động của Tỉnh mặc dù có tốc độ tăng tương đối cao (bình quân 8,53%/năm thời kỳ 2006- 2010; năm 2012 tăng 7,44% và năm 2013 tăng gần 5,1%), song chỉ bằng 60,1% mức bình quân trong cả nước. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế và các khu vực liên tục tăng trong thời gian từ năm 2000 đến 2012, song lại giảm trong năm 2013.

Về khoa học công nghê ̣: Với hệ thống trường đại học tương đối toàn diện trong đó Đại học Thái Nguyên là đại học vùng, Thái Nguyên có tiềm năng phát triển khoa học và công nghệ. Giá trị gia tăng do các hoạt động KHCN tạo ra tăng nhanh, năm 2013 tăng 1,8 lần so với năm 2005. Hoạt động KHCN có những bước phát triển và gắn liền hơn với sản xuất và đời sống. Nhiều đề tài, dự án khoa học công nghệ được ứng dụng vào thực tế. Các mô hình ứng dụng về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường bước đầu được khẳng định và phát triển trên địa bàn tỉnh. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi ở các cấp, các ngành phục vụ tốt cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, công tác khoa học, công nghệ vẫn còn những hạn chế so với tiềm năng: việc nhân rộng

các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất chưa mạnh; chưa có cơ chế, chính sách mạnh để thu hút đội ngũ nhân lực KHCN trong các trường đại học thực hiện nghiên cứu các vấn đề phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn thấp và lạc hậu.

Về Bưu chính viễn thông: Mạng lưới bưu chính, viễn thông trên địa bàn

tỉnh phát triển nhanh, từng bước được hiện đại hóa. Các huyện đều đã được trang bị tổng đài kỹ thuật số, đảm bảo thông tin liên lạc thuận lợi. Các bưu điện, bưu cục đã phủ kín toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 41 cơ sở bưu điện, gồm 01 Bưu điện trung tâm, 8 Bưu điện huyện và tương đương và 32 Bưu điện khu vực. Có 100% xã trong tỉnh có điểm bưu điện - văn hoá xã. Nhìn chung các điểm bưu điện đều đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, phát hành báo chí ở địa phương. Tính đến hết năm 2013, tổng số thuê bao điện thoại là 165.172 thuê bao điện thoại (trong đó có 75.743 thuê bao cố định và 89.429 thuê bao di động trả sau), đạt 143 thuê bao/100 dân. Các xã vùng sâu, vùng xa đều được lắp đặt điện thoại phục vụ chính quyền và nhân dân. Mạng internet phát triển nhanh. Đến hết năm 2013, toàn tỉnh có 40.249 thuê bao internet, tăng 17,4 lần so với năm 2006, bước đầu đáp ứng nhu cầu truy cập internet của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân. Nhìn chung, hệ thống bưu chính viễn thông của tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh và rộng khắp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin, liên lạc ngày càng cao của xã hội [13], [15].

3.1.4. Đặc điểm phát triển kinh tế

Giai đoạn 2005-2013, cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên theo GDP có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tương đối tỷ trong ngành nông lâm thủy sản từ 26.21% (năm 2005) xuống còn 22.6% (năm 2009) và 19.74% (năm 2013), tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng từ 38.71% (năm 2005) lên 40.71% (năm 2009) và 41.44% (năm 2013), tăng tương đối tỷ trọng dịch vụ từ 35.08% (năm 2005) lên 36.69% (năm 2009) và 38.82% (năm 2013). Sự chuyển

dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế chuyển đổi kinh tế chung của cả nước và các thành phố lớn khác. Trong giai đoạn 2005-2013, Thái Nguyên đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Năm 2013, GDP của Tỉnh đạt 33.683,4 tỷ đồng tính theo giá hiện hành (25.212,6 tỷ đồng tính theo giá so sánh năm 2010). GDP bình quân đầu người tính theo giá hiện hành đạt 22,31 triệu đồng năm 2011, bằng 77,30% mức bình quân cả nước (28,86 triệu đồng); năm 2012 đạt 25,61 triệu đồng, bằng 77,07% mức bình quân cả nước (33,23 triệu đồng). Năm 2014 là năm cuối để thực hiê ̣n và hoàn thành mu ̣c tiêu của tỉnh đề ra trong nhiê ̣m kỳ 2010 - 2015, do đó trong năm 2014 tỉnh Thái Nguyên có bước chuyển đáng ghi nhâ ̣n, tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế trên đi ̣a bàn đa ̣t 18,6%, cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ tro ̣ng nông nghiê ̣p, tăng tỷ tro ̣ng công nghiê ̣p và di ̣ch vu ̣ (Nông nghiê ̣p: 19,14%; Công nghiê ̣p - xây dựng: 44,65%; Di ̣ch vu ̣: 36,21%). GDP bình quân đầu người đa ̣t 38 triê ̣u đồng.

Trong thời kỳ 2001-2013, Thái Nguyên luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cả nước và của vùng trung du miền núi phía Bắc (khoảng 10%/năm so với 7,14%/năm của cả nước), trong đó, giai đoạn từ 2006 đến 2010 đạt 11,05%/năm. Năm 2011, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động và gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn đạt 8,86%, tuy thấp hơn tốc độ năm 2010 (10,68%) nhưng vẫn cao hơn nhiều so mức bình quân của cả nước (5,89%) và vùng trung du miền núi phía Bắc (8,07%). Năm 2013 tốc độ tăng trưởng đạt 7,0%, cao hơn 1,35 lần mức bình quân cả nước (5,03%). Như vậy, trừ khi có đột phá rất lớn đạt được tốc độ rất cao trong giai đoạn 2014-2015, nếu không tỉnh khó có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 12,5% giai đoạn 2011-2015. Đây cũng là xu thế chung của kinh tế cả nước do nhiều khó khăn không lường trước mà khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra. Trong các kế hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh các năm sắp tới, có thể cần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế để đảm bảo tính khả thi.

Trong hơn 10 năm qua, công nghiệp - xây dựng Thái Nguyên tăng trưởng nhanh, đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế và chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của Tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP khu vực công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2001-2011 là 13,48%/năm và đóng góp 41,27% tổng GDP của tỉnh năm 2011 (năm 2000 là 30,37% và năm 2005 là 38,71%).

Khu vực nông - lâm - thủy sản hiện chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong nền kinh tế Tỉnh, năm 2012 đóng góp 20,97% vào tổng GDP của tỉnh và liên tục giảm trong thời gian qua (năm 2005 là 26,21%, năm 2010 là 21,76%) tuy vẫn tăng trưởng tốt. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản thời kỳ 2006-2010 đạt 5,5%/năm, năm 2011 đạt 5,66% và năm 2012 đạt mức kỷ lục là 8,21%, trong đó nông nghiệp tăng 6,98%, lâm nghiệp tăng 50,97%; thủy sản tăng 6,73%.

Giai đoạn 2001-2010, ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân khoảng 10,93%/năm, trong đó giai đoạn 2001-2005 đạt khoảng 10,07%/năm, giai đoạn 2006-2010 đạt cao hơn, bình quân 11,79% năm. Tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng phát triển khu vực bắc kạn thái nguyên​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)