Tăng cường hoàn thiê ̣n hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng phát triển khu vực bắc kạn thái nguyên​ (Trang 93)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.4. Tăng cường hoàn thiê ̣n hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng

Thứ nhất, tăng cường kiểm tra và ngăn ngừa nơ ̣ quá ha ̣n. Thành công của việc nâng cao chất lượng tín dụng chính là biê ̣n pháp ngăn ngừa nợ quá ha ̣n từ lúc phát sinh món vay đầu tiên cho đến khi thu hồ i hết nợ (gốc và lãi). Tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng; bố trí, sắp xếp, sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, áp dụng chế độ giao khoán, thưởng phạt nghiêm minh. Thực hiện nghiêm túc quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Thực hiện đầy đủ các qui định của Chính phủ; các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng phát triển Việt Nam về đảm bảo tiền vay tín dụng đầu tư phát triển. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động tín dụng để sớm phát hiện, chấn chỉnh và kịp thời xử lý những sai phạm nhằm bảo đảm an toàn về vốn, tài sản. Giám sát chặt chẽ các khoản vay, có biện pháp xử lý linh hoạt. Nghiêm túc thực hiện việc chuyển nợ quá hạn, tiếp tục đôn đốc và tìm mọi biện pháp thu nợ quá hạn, nợ đã được xử lý rủi ro…áp dụng các hình thức bảo hiểm cho tài sản và các đối tượng có liên quan trong hoạt động tín dụng.

Thứ hai, tiến hành xếp hạng tín du ̣ng. Xây dựng và áp du ̣ng hê ̣ thống xếp hạng tín du ̣ng nội bô ̣ cùng với việc nâng cao năng lực quản lý song song với việc thực hiện đồng bô ̣ các giải pháp. Viê ̣c phân loại tín du ̣ng thống nhất cho tất cả các loại hình vay và các bên liên quan để đánh giá chính xác tình hình chất lượng tín dụng và có kế hoa ̣ch dự phòng thích hợp. Tiêu chuẩn xếp ha ̣ng tín dụng và phân loa ̣i nơ ̣ nô ̣i bô ̣ giúp cho chi nhánh có thể: xác đi ̣nh lãi suất cho vay, mức phân cấp dựa trên mức độ tín nhiê ̣m của nhà đầu tư; xây dựng cách thức, phương án quản lý tín du ̣ng theo mức độ rủi ro; Trích lâ ̣p dự phòng rủi ro và yêu cầu mức vố n chủ sở hữu tham gia.

Thứ ba, xây dựng hê ̣ thống quy trình phần loa ̣i nợ mô ̣t cách hợp lý, đảm bảo sự phân loa ̣i có khoa ho ̣c và thực tế, nhằm ha ̣n chế rủi ro và chủ đô ̣ng trong xử lý về sau. Giám sát tín du ̣ng và phân loa ̣i nợ cần có cơ chế thông tin phối

hợp liên tu ̣c, chă ̣t chẽ để nâng cao hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng. Triển khai ngay viê ̣c xây dựng hê ̣ cơ sở dữ liê ̣u phòng ngừa rủi ro (gắn với xây dựng hê ̣ cơ sở dữ liê ̣u chung củ a toàn hê ̣ thống) dùng chung cho các đơn vi ̣ nhưng có phân cấp, phân quyền vớ i các chức năng cu ̣ thể.

Thứ tư, áp du ̣ng hê ̣ thống phân loa ̣i nơ ̣ chặt chẽ hơn theo hướng tiếp câ ̣n và đáp ứng yêu cầu của chuẩn mực kế toán quốc tế và theo hướng dẫn của ủy ban Basel về giám sát hoa ̣t động ngân hàng. Hê ̣ thống phân loa ̣i nơ ̣ theo các mứ c đô ̣ rủi ro cũng cần phải tương đồng với hê ̣ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam để cải thiện tính so sánh, dễ hiê ̣u và từ đó nâng cao đô ̣ minh bạch hoạt đô ̣ng của NHPT.

Thứ năm, nghiên cứu dự báo và phân tích tình hình thi ̣ trường cần được đề cao trên cơ sở thông tin cập nhâ ̣t rô ̣ng rãi trong pha ̣m vi toàn nền kinh tế và xu hướng lớn của quốc tế.

Thứ sáu, quản lý dự phòng rủi ro tín du ̣ng cần đươ ̣c cải tiến từng bước theo hướng dự phòng cu ̣ thể cần được lâ ̣p cho tất cả các hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng, tính toán dự phòng cụ thể nhằm xác đi ̣nh mô ̣t cách tin câ ̣y và hợp lý về tính chất của dư nợ theo mức độ rủi ro (giá tri ̣ tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ vay, thờ i gian quá hạn...); trích lập dự phòng chung cho các hoa ̣t đô ̣ng nghiệp vụ.

4.2.5. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và quản lý cán bộ

Thứ nhất, chất lươ ̣ng đô ̣i ngũ cán bô ̣ là yếu tố quyết đi ̣nh hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng của mo ̣i tổ chức, công tác đào ta ̣o đô ̣i ngũ cán bô ̣ của chi nhánh cần phải theo hướng đa da ̣ng hóa các loa ̣i hình đào ta ̣o nhằm đáp ứng yêu cầu của chi nhánh trong tình hình mới, trong đó cần quan tâm các loa ̣i hình đào ta ̣o như: Đào ta ̣o căn bản nhằm trang bi ̣ mô ̣t cách căn bản về mă ̣t lý thuyết thuô ̣c lĩnh vực hoa ̣t đô ̣ng của ngân hàng phát triển; Đào ta ̣o nâng cao đối với cán bô ̣ nghiê ̣p vụ có trình đô ̣ và thời gian công tác nhất đi ̣nh, nô ̣i dung đào ta ̣o chú tro ̣ng các vấn đề gắn vớ i thực tế nhằm nâng cao kỹ năng tác nghiê ̣p và trình đô ̣ xử lý các tình huống nghiê ̣p vu ̣; Đào ta ̣o chuyên sâu đố i với cán bô ̣ nghiê ̣p vu ̣ ta ̣i từng

phòng, nô ̣i dung đào ta ̣o gắn với từng nghiê ̣p vu ̣ cu ̣ thể của từng đố i tươ ̣ng nhằm nâng cao trình đô ̣ chuyên môn và hiểu biết sâu rô ̣ng về công viê ̣c thuô ̣c đối tươ ̣ng đươ ̣c đào ta ̣o.

Thứ hai, đào tạo đô ̣i ngũ cán bô ̣ để câ ̣p nhâ ̣t kiến thức, văn hóa, chế đô ̣ mớ i. Hình thức đào ta ̣o thực hiê ̣n thống qua các khóa đào ta ̣o ngắn hạn, đa da ̣ng thành phần tham gia từ cấp chi nhánh đến hô ̣i sở. Thực hiê ̣n liên kết đào ta ̣o giữa NHPT Việt Nam vớ i các cơ sở đào ta ̣o uy tín trong nước để triển khai các hoạt đô ̣ng đào tạo ngắn hạn tới hê ̣ thống các chi nhánh.

Thứ ba, định kỳ chi nhánh cử cán bô ̣ tham gia các khóa tâ ̣p huấn kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bô ̣ trong hoạt đô ̣ng tín du ̣ng như công tác cho vay, thu hồ i và xử lý nơ ̣ vay tín du ̣ng đầu tư. Đồng thời, đổi mới tác phong làm việc theo hướ ng chủ đô ̣ng, tự nghiên cứu và tự ho ̣c... để đáp ứng yêu cầu nhiê ̣m vụ đă ̣t ra.

4.2.6. Giả i pháp hỗ trợ khác đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các kênh thông tin đại chúng. Tổ chức Hội nghị khách hàng định kỳ để nhiều người biết về Chi nhánh và chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước nhắm tạo sự thuận lợi trong các mặt hoạt động của Chi nhánh từ khâu kế hoạch hóa sử dụng vốn, huy động vốn, tiếp cận dự án đến việc phát triển nghiệp vụ thanh toán trong tương lai.

Thứ hai, tăng cường công tác phối hợp giữa các phòng trong Chi nhánh; phối hợp tốt với Hội sở chính trong các khâu như cân đối, bố trí nguồn vốn, chuyển vốn về cho chi nhánh, phê duyệt hồ sơ thẩm định, xử lý văn bản xin chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ…

Thứ ba, nâng cao hiệu quả quan hệ với các cơ quan ban ngành địa phương để tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện nghiệp vụ của Chi nhánh và tạo điều kiện để địa phương tiếp nhận, hưởng nguồn vốn ưu đãi ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh đó, không ngừng mở rộng và phát triển mối quan hệ hợp tác với các Chi nhánh bạn, ngân hàng thương mại trên điạ bàn nhằm học tập và chia sẽ kinh nghiệm và thông tin; liên kết, hợp tác giúp chủ đầu tư thực hiện dự án và được

hưởng những ưu đãi tốt nhất từ chính sách tín dụng của nhà nước.

Thứ tư, tăng cường tự kiểm giám sát nội bộ. Phòng tín dụng đẩy mạnh tự kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân thông qua chứng từ, sổ sách và tại hiện trường đối với tất cả các dự án phòng đang quản lý.

Thứ năm, quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử, rèn giũa cho cán bộ tác phong công nghiệp, thái độ hòa nhã với mọi người, không quan liêu, hách dịch nhằm tạo ấn tượng, tạo hình ảnh tốt về NHPT, hướng đến một ngân hàng hiện đại trong tương lai.

Thứ sáu, triển khai công tác cho vay vốn sản xuất nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho khách hàng vay vốn tín dụng đầu tư tại Chi nhánh, thúc đẩy việc phát triển sản xuất kinh doanh của khách hàng, từ đó tạo nguồn trả nợ vốn tín dụng đầu tư cho Ngân hàng Phát triển.

Thứ bảy, khuyến khích, động viên cần được xây dựng thành một chính sách cụ thể, được thể hiện cả về vật chất lẫn tinh thần căn cứ trên mức độ hoàn thành công việc, tạo động lực cho cán bộ làm việc, tích cực hơn nhất là trong các khâu huy động vốn, thu hồi nợ quá hạn.

Trên đây là hê ̣ thống giải pháp nhằm tăng cường hoa ̣t động tín du ̣ng đầu tư phát triển ta ̣i chi nhánh NHPT khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên, mỗi giải pháp đều có vi ̣ trí và vai trò nhất đi ̣nh trong việc hình thành chất lượng trong hoa ̣t đô ̣ng tín dụng đầu tư phát triển, các giải pháp đều có mối quan hệ cơ hữu với nhau và mối quan hệ mâ ̣t thiết, để đem la ̣i hiê ̣u quả trong hoa ̣t đô ̣ng tín dụng đầu tư phát triển cần sử dụng đồng bộ và toàn diê ̣n các giải pháp, tùy thuộc vào điều kiê ̣n thực tế và yêu cầu thực tiễn mà có thể thực hiê ̣n giải pháp này trước giải pháp kia hoặc thực hiện song song tất cả các giải pháp.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài “Tăng cường hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên” đã cho cái nhìn tổng quan về lý luận và thực tiễn trong hoa ̣t đô ̣ng quản lý tín du ̣ng đầu tư phát triển. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đa ̣t đươ ̣c mô ̣t số kết quả sau:

- Hệ thống hó a cơ sở lý luận khoa ho ̣c về hoa ̣t đô ̣ng quản lý tín du ̣ng đầu tư phát triển; phân tích vai trò của tín du ̣ng đầu tư và đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế; so sánh sự khác nhau giữa tín du ̣ng đầu tư phát triển với tín dụng của ngân hàng thương mại.

- Phân tích thực tiễn hoạt đô ̣ng tín dụng đầu tư phát triển của các nước trên thế giới và các chi nhánh NHPT trong nước, với bài ho ̣c kinh nghiê ̣m thực tiễn củ a các ngân hàng, đề tài đã đúc rút kinh nghiê ̣m cho chi nhánh NHPT khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên.

- Đề tài đã giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHPT khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên để từ đó phân tích thực tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng đầu tư phát triển; phân tích và đánh giá kết quả hoa ̣t động của chi nhánh trong giai đoạn vừ a qua; đánh giá và nhâ ̣n đi ̣nh những điểm còn tồn ta ̣i, nguyên nhân dẫn đến tồn ta ̣i trong hoạt đô ̣ng tín dụng đầu tư phát triển của chi nhánh.

- Vớ i kết quả phân tích hiện tra ̣ng cùng với những phát hiê ̣n trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã đề xuất hê ̣ thống giải pháp bao gồ m: (1) Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách tín dụng trong đầu tư phát triển; (2) Tăng cường nâng cao chất lượng kế hoạch, huy đô ̣ng và quản lý nguồn vốn; (3) Tăng cường chức năng thẩm đi ̣nh năng lực khách hàng vay vốn tín du ̣ng đầu tư; (4) Tăng cường hoàn thiê ̣n hê ̣ thống kiểm soát rủi ro tín du ̣ng; (5) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và quản lý cán bô ̣; (6) Giải pháp hỗ trợ khác đối với hoạt đô ̣ng tín du ̣ng đầu tư phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2009 - 2014), Niên giám thống kê tỉnh

Thá i Nguyên, NXB Thố ng kê.

2. K.Marx (1963), Tư bản, Quyển 1 Tập 1, NXB Sự thật, Hà Nô ̣i.

3. Mai Ngọc Cường (1999), Lịch sử học thuyết kinh tế, Trường ĐH Kinh tế quố c dân, NXB Thố ng kê, Hà Nô ̣i.

4. Ngân hàng Đầu tư phát triển Viê ̣t Nam (2009 - 2014), Sổ tay nghiệp vụ cho vay đầu tư, Hà Nô ̣i.

5. Ngân hàng Phát triển Viê ̣t Nam - Chi nhánh khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên (2011), Quy chế làm việc của chi nhánh NHPT khu vực Bắc Kạn - Thá i Nguyên.

6. Ngân hàng Phát triển Viê ̣t Nam - Chi nhánh khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên (2011 - 2014), Báo cá o tín dụng đầu tư chi nhánh NHPT khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên.

7. Ngân hàng Phát triển Viê ̣t Nam - Chi nhánh khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên (2011 - 2014), Bá o cáo tình hình thực hiê ̣n nhiê ̣m vụ các năm từ 2011 đến 2014 chi nhánh NHPT khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên. 8. Ngân hàng Phát triển Viê ̣t Nam - Chi nhánh khu vực Bắc Kạn - Thái

Nguyên (2011 - 2014), Báo cá o tổng hợp giải ngân chi nhánh NHPT khu

vực Bắc Kạn - Thái Nguyên.

9. Nguyễn Trung Kiên (2014), Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại chi nhánh ngân hàng phát triển Tuyên Quang, Luận văn Thạc sỹ, Trường ĐH Kinh tế và QTKD - ĐHTN, Thái Nguyên.

10. Phạm Ngọc Phong (2008), Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh NHPT Vĩnh Long, Luận văn Tha ̣c sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

11. Trần Công Hò a (2007), Nâng cao hiê ̣u quả tín dụng đầu tư phát triển

của Nhà nước, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nô ̣i.

12. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010 - 2014), Bá o cáo phát triển kinh tế tỉnh Thá i Nguyên.

13. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010 - 2014), Bá o cáo tình hình thực hiê ̣n nhiệm vụ kinh tế xã hội các năm từ 2010 đến 2014 và kế hoạch các năm tiếp theo.

14. Website:

- http://www.thainguyen.gov.vn - http://www.vdb.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng phát triển khu vực bắc kạn thái nguyên​ (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)