Sự khác nhau giữa tín dụng ĐTPT của Nhà nước với tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng phát triển khu vực bắc kạn thái nguyên​ (Trang 26 - 28)

5. Kết cấu của đề tài

1.1.5. Sự khác nhau giữa tín dụng ĐTPT của Nhà nước với tín dụng của NHTM

Trước đây, các ngân hàng thương mại quốc doanh như Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương cũng được Nhà nước giao nhiệm vụ

làm đầu mối cho vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Các ngân hàng này vừa hoạt động kinh doanh vừa thực hiện hoạt động công ích. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 hoạt động công ích (cho vay tín dụng ĐTPT) và hoạt động kinh doanh đã tách bạch ra khỏi các ngân hàng này. So sánh với các tín dụng thương mại, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có những điểm khác nhau như sau:

- Mục đích hoạt động: Tín dụng ĐTPT do Nhà nước quản lý, cho vay

theo chủ trương của Nhà nước nên mục đích hoạt động không vì lợi nhuận. Trong khi đó, tín dụng NHTM do nhiều thành phần quản lý (của Nhà nước hoặc các thành phần khác, liên doanh, ngân hàng...) và mục đích hoạt động chủ yếu là vì lợi nhuận.

- Luật điều chỉnh: Tín dụng ĐTPT của Nhà nước được điều chỉnh theo

luật riêng về tín dụng ĐTPT và luật các tổ chức tín dụng, luật ngân hàng, còn đối với các NHTM được điều chỉnh theo luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng.

- Cơ quan quản lý nhà nước: Tín dụng ĐTPT của Nhà nước do Chính

phủ trực tiếp quản lý, còn đối với NHTM do NHNN trực tiếp quản lý.

- Can thiệp của Nhà nước: Tín dụng ĐTPT của Nhà nước được Chính

phủ bảo đảm khả năng thanh toán, đối với tín dụng của NHTM được Nhà nước giám sát thông qua luật TCTD và Ngân hàng.

- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay tín dụng ĐTPT do Nhà nước quy

định, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế từng thời kỳ, từng đối tượng mà Nhà nước cần khuyến khích và lãi suất cho vay thường cố định và thấp hơn lãi suất của các NHTM.

- Đối tượng cho vay: Đối tượng cho vay của tín dụng đầu tư phát triển

hẹp, chỉ cho vay đối với các dự án theo chủ trương của Nhà nước nằm trong kế hoạch đầu tư bằng nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và chỉ cho vay đầu tư đối với dự án, không cho vay vốn lưu động. Còn đối với tín dụng

của NHTM thì đối tượng cho vay rất rộng, ngoài cho vay đầu tư còn cho vay vốn lưu động và các hoạt động khác miễn là đảm bảo an toàn vốn vay, khách hàng chấp nhận lãi suất vay, đủ khả năng trả nợ cả gốc và lãi.

- Tài sản bảo đảm tiền vay: Tín dụng ĐTPT của Nhà nước có ưu đãi về

tài sản bảo đảm tiền vay hơn so với NHTM.

- Giới hạn dư nợ cho vay: Tín dụng ĐTPT của Nhà nước không giới hạn

dư nợ cho một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng như NHTM.

- Thủ tục vay vốn: Tín dụng ĐTPT của Nhà nước phức tạp hơn, chủ đầu

tư phải tuân thủ các quy định về thủ tục đầu tư xây dựng tương tự như những dự án sử dụng vốn ngân sách. Một dự án trước khi được đơn vị quản lý vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước thẩm định cho vay thì chủ đầu cần phải thông qua nhiều Sở, ban, ngành có liên quan.

- Chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục vay vốn cao: Do thủ

tục vay vốn phức tạp nên phát sinh nhiều khoản chi phí, làm tăng chi phí khi vay vốn.

- Thời gian nhận vốn vay chậm: Ngoài ý kiến của các Sở, ban, ngành liên

quan khi thực hiện dự án vừa nêu trên, dự án đầu tư phải được NHPT thẩm định trước khi quyết định đầu tư và thời gian quy định tối đa là 20 ngày đối với nhóm C, 30 ngày đối với nhóm B, 60 ngày đối với nhóm A. Ngoài ra, để được giải ngân vốn vay, chủ đầu tư phải tham gia vốn tự có, có hợp đồng kinh tế, hóa đơn giá trị gia tăng... theo quy trình cho vay do NHPT VN ban hành. Do đó, sự phức tạp về hồ sơ vay vốn nên chủ đầu tư rất chậm nhận được vốn vay. [11]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng phát triển khu vực bắc kạn thái nguyên​ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)