Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ các nguồn tài liệu như: sách, báo, tạp chí chuyên ngành, một số website, các báo cáo tổng kết, các số liệu, tài liệu đã được công bố của một số cơ quan, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Các tài liệu, số liệu, báo cáo tổng kết của Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

* Phương pháp chọn mẫu điều tra

Thông tin sơ cấp sử dụng trong đề tài là kết quả của việc tiến hành điều tra, khảo sát từ thực tế của tác giả.

Tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát lấy ý kiến của 2 nhóm đối tượng: Đối tượng thứ nhất là cán bộ, nhân viên tín dụng bán lẻ của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

Đối tượng thứ hai là khách hàng tín dụng bán lẻ của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

- Đối với đối tượng thứ nhất: Tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên hiện có phòng tín dụng bán lẻ (tín dụng cá nhân) với tổng số 7 cán bộ, nhân viên. Tác giả đã tiến hành điều tra toàn bộ. Tổng số phiếu phát ra là 7 và tổng số phiếu thu về là 7 phiếu.

- Đối với đối tượng thứ hai: Tác giả đã phát phiếu điều tra đối với một số khách hàng tín dụng bán lẻ của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

Hiện nay theo số liệu thu thập được thì tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên thì số lượng khách hàng tín dụng bán lẻ của chi nhánh là 663 khách hàng.

Mẫu điều tra được chọn dựa trên công thức Slovin (1960): “n = N/(1+N(e) 2) Trong đó: n là cỡ mẫu; N là tổng thể mẫu và e là sai số tiêu chuẩn”

Dựa vào số liệu của chi nhánh Ngân hàng, ta có được N = 663.

Với độ tin cậy là 95% (nghĩa là sai số tiêu chuẩn e = 5%), thay vào công thức trên, ta tính được cỡ mẫu (n) tối thiểu xấp xỉ 250. Vì vậy đề tài tiến hành điều tra 250 khách hàng có quan hệ tín dụng bán lẻ với Ngân hàng.

Mục tiêu của việc điều tra khảo sát khách hàng tín dụng bán lẻ của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là để có được những đánh giá khách quan về hoạt động tín dụng bán lẻ và quản lý hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh. Qua đó thấy được ý kiến của khách hàng, mức độ hài lòng của khách hàng và chất lượng quản lý tín dụng bán lẻ của chi nhánh hiện tại ra sao. Đồng thời qua đó cũng xác định được những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến quản lý tín dụng bán lẻ của ngân hàng. Dựa vào ý kiến thu thập được từ điều tra, khảo sát góp phần giúp tác giả phân tích sâu hơn về thực trạng, những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của tồn tại để từ đó đề xuất một số ý kiến đóng góp cho quản lý tín dụng bán lẻ của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 32)