Giải pháp về quản lý nợ xấu, rủi ro tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.5.Giải pháp về quản lý nợ xấu, rủi ro tín dụng bán lẻ

Tín dụng bán lẻ của ngân hàng luôn đi với yếu tố rủi ro. Những khoản nợ quá hạn, nợ xấu cần được ngân hàng đặc biệt quan tâm. Để nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng bán lẻ, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cần quản lý tốt rủi ro tín dụng, hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu đến mức tối đa.

Để làm được điều đó, chi nhánh cần thực hiện có hiệu quả và triệt để việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bán lẻ. Quá trình trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng bán lẻ cần đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và Agribank.

Để hạn chế nợ xấu thì chi nhánh cần chú trọng làm tốt tất cả các khâu trong quy trình cấp tín dụng bán lẻ cho khách hàng, đặc biệt chú ý đến giai đoạn thẩm định. Cần xác định rõ nhu cầu, tiềm năng và điều kiện của khách hàng để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

Không nên mải chạy theo số lượng khách hàng mà không chú ý đến chất lượng khách hàng. Bởi như vậy sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng bán lẻ cao. Ngân hàng nên tập trung vào những đối tượng tiềm năng như cán bộ công chức, công nhân viên có thu nhập ổn định, có công việc và có năng lực. Những khách hàng này sẽ đảm bảo khả năng trả nợ tốt hơn. Không nên sử dụng những chương trình ưu đãi mà không có tài sản đảm bảo.

Khi có nợ xấu, cần phải phân loại hợp lý và chi tiết nợ xấu, đồng thời lên kế hoạch xử lý nợ xấu chi tiết, cụ thể và có biện pháp thu hồi, xử lý nợ xấu một cách hiệu quả.

Muốn xử lý tốt nợ xấu, cần có sự phối hợp của các bộ phận trong chi nhánh, giữa các chi nhánh với nhau và giữa ngân hàng với các cơ quan khác (ví dụ như chính quyền địa phương).

Chi nhánh cũng cần tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng bán lẻ có cơ hội học tập, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, tiếp cận với khoa học kỹ thuật, nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật xử lý nợ xấu.

Trong mọi trường hợp, cần đảm bảo giữ được thái độ tôn trọng khách hàng, động viên khích lệ khách hàng để họ thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc trả nợ cho khách hàng. Điều này có thể giúp ngân hàng thu được nợ và vẫn giữ được mối quan hệ tốt với các khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 92)